Thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Tuyên truyền phòng, chống bệnh Ho gà

content:

      

      Theo báo cáo ngày 01/03/2024 của Trung tâm Y tế Vinh về việc xuất hiện các ca bệnh Ho gà tại xã Hưng Đông và phường Hà Huy Tập thành phố Vinh. Để chủ động phòng, chống bệnh Ho gà, khống chế không để dịch xảy ra và không để lây lan thành dịch trên địa bàn. Trạm Y tế phường Vinh Tân thông tin truyên truyền tới người dân và các cơ quan, đơn vị trường học đóng trên địa bàn về  phòng, chống bệnh Ho gà như sau:

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Ho gà là bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, khi đó khoảng 80% người tiếp xúc cùng gia đình có thể bị lây. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng. Người lớn có thể mang vi khuẩn mà không biểu hiện bệnh và là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho trẻ sống xung quanh.Khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt, có thể sốt nhẹ kèm theo ho dữ dội thành cơn kéo dài và có tiếng thở rít sau cơn ho, chảy nước mắt, nước mũi, kèm theo nôn có đờm dãi trắng và rất dính. Sau cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh.

      Bệnh có thể có các biến chứng như viêm phổi bội nhiễm, ho kéo dài, ngừng thở, co giật, rối loạn tiêu hóa và dẫn tới tử vong.Bệnh Ho gà hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh. 

      Để chủ động phòng chống bệnh Ho gà, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

      1. Chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Ho gà khi đủ 02 tháng tuổi. Đưa trẻ đi tiêm đủ 03 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và 01 năm sau nhắc lại mũi thứ tư.

      2. Người lớn trong gia đình có trẻ nhỏ, phụ nữ trước khi mang thai cần chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh Ho gà tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để phòng bệnh cho chính bản thân, cho trẻ sau khi sinh ra hoặc tạo miễn dịch cộng đồng xung quanh bảo vệ trẻ đã sinh.

      3. Vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh tối đa chùi tay nên mắt, mũi.

      4. Hạn chế tập trung nơi đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. 

      5. Sử dung dung dịch sát khuẩn mắt, mũi, miệng hàng ngày (Natriclirid, nước xúc miệng, nước muối pha loãng )

      6. Đảm bảo nơi ở, làm việc, học tập thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.

      7. Thường xuyên lau nền nhà, đồ dùng đồ chơi bằng các dung dịch tẩy rửa như xà phòng, javen…..

      8. Điều trị dứt điểm viêm họng, viêm mũi.  

      9. Tránh tiếp xúc với người bệnh cúm, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

      10. Ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng giúp bảo vệ cơ thể.

Trần Văn Huấn Trưởng trạm y tế phường