Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024: “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”,

Kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Kiểm soát giết mổ động vật (hay còn gọi là giết mổ gia súc, gia cầm) có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh. Hiện nay, các cơ sở nhỏ lẻ hoạt động chui thường không được đảm bảo các điều kiện để kinh doanh giết mổ gia súc gia cầm. Để hoạt động đúng pháp luật, các cơ sở hay doanh nghiệp đều phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm...
content:

Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, các cơ sở giết mổ, kinh doanh thực phẩm giết mổ trên địa bàn Phường cần chấp hành các quy định đảm bảo vệ sinh thú y, bảm đảm an toàn thực phẩm như sau:

1. Địa điểm sản xuất:

- Toàn bộ khu vực giết mổ và khu vực phụ trợ phải nằm tách biệt với các nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm như nhà vệ sinh của gia đình và các hộ xung quanh, chuồng nuôi động vật, bệnh viện, nghĩa trang... nhằm tránh bị ô nhiễm cho sản phẩm.

- Không bị đọng nước, ngập nước.

2. Kết cấu nhà xưởng, bố trí sản xuất:

- Kết cấu nhà xưởng vững chắc, phù hợp với quy mô giết mổ động vật. Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;

+ Khu vực sản xuất được bố trí phù hợp với quy trình giết mổ động vật để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm chéo, thuận lợi cho hoạt động giết mổ động vật và làm vệ sinh.

+ Nơi nuôi giữ động vật chờ giết mổ phải có đủ diện tích, có mái che, nền sàn được làm bằng các vật liệu bền nhẵn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh, tiêu độc, khử trùng; bảo đảm cung cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm uống.

+ Khu vực giết mổ: Mái hoặc trần được làm bằng vật liệu bền; Tường phía trong được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng; chân tường, nơi tiếp giáp giữa mặt sàn và góc cột được xây tròn hay ốp nghiêng; Sàn được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; thiết kế dốc về phía hệ thống thu gom chất thải, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn;

+ Đối với cơ sở giết mổ gia súc: Có móc treo hoặc giá đỡ bảo đảm thân thịt cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m; nếu lấy phủ tạng trên bệ mổ, bệ phải cao hơn sàn ít nhất 0,4m; nơi làm sạch lòng, dạ dày phải tách biệt với nơi để tim, gan, thận và thịt để tránh làm vấy nhiễm chéo.

+ Đối với cơ sở giết mổ gia cầm: Trang thiết bị cho việc lấy phủ tạng khỏi thân thịt sao phải bảo đảm thân thịt và phủ tạng không được tiếp xúc trực tiếp với nền sàn.

3. Trang thiết bị sản xuất:

 - Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật; Phương tiện bày bán, vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;

 + Có đủ nước sạch, đủ trang thiết bị phục vụ việc giết mổ, chứa đựng, pha lóc và vận chuyển gia súc, gia cầm và thịt gia súc, gia cầm; được thiết kế, chế tạo phù hợp, bảo đảm an toàn thực phẩm và trong tình trạng vệ sinh, bảo trì tốt.

+ Bề mặt các thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được làm bằng vật liệu bền, nhẵn, không thấm nước, dễ làm sạch, không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.

4Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị:

- Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Sử dụng chất tẩy rửa có nhãn mác rõ ràng;

+ Khu vực giết mổ phải được vệ sinh, thu gom chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ và định kỳ khử trùng, tiêu độc;

+ Dao và dụng cụ cắt thịt được bảo quản ở nơi quy định trong cơ sở giết mổ; được rửa sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng.

+ Nước thải, chất thải trong quá trình kinh doanh sản phẩm động vật phải được xử lý bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

5Người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân:

- Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.

+ Phải có Giấy xác nhận về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế; những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da trong danh mục do Bộ Y tế quy định không được trực tiếp tham gia giết mổ động vật.

+ Được phổ biến, hướng dẫn về thực hành quy trình giết mổ động vật bảo đảm vệ sinh thú y và phải đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm, nhằm bảo vệ sức khỏe cho con người.

+ Thực hiện yêu cầu vệ sinh cá nhân trong cơ sở giết mổ như mang bảo hộ lao động, không mang trang sức, ăn uống, khạc nhổ và rửa tay bằng xà phòng…trong khu vực giết mổ.

6Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm:

+ Nước sử dụng: Nguồn nước cung cấp cho tất cả các hoạt động giết mổ như làm sạch và vệ sinh phải đủ về số lượng, nhiệt độ và áp suất; Nước sử dụng cho các hoạt động giết mổ và làm sạch được lấy từ nguồn nước máy hoặc giếng đào, giếng khoan. Giếng phải bảo đảm: Giếng đào không bị ngập lụt vào mùa mưa, thành giếng cao hơn mặt đất ít nhất 0,5m, có nắp đậy; giếng khoan cách xa nguồn gây ô nhiễm như chuồng nuôi động vật, bãi chôn lấp rác, nơi xử lý phân gia súc, gia cầm.

+ Động vật đưa vào giết mổ: Theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;

7. Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải:

- Có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại. Kho, thiết bị bảo quản sản phẩm động vật phải tuân thủ các quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.

+ Biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường như sau:

(1) Thùng đựng phế phụ phẩm có nắp đậy, được thu dọn thường xuyên sau giết mổ;

(2) Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn bằng một trong các hình thức: Hầm biogas, hố sinh học, bể hoại, bể lắng;

(3) Rãnh thoát nước thải phải có nắp đậy và bảo đảm thoát hết nước cần thải sau hoạt động giết mổ hàng ngày.

8. Điều kiện bảo đảm vệ sinh thú y, ATTP:

-  Địa điểm và vật dụng dùng trong sản xuất kinh doanh sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch trước, trong và sau khi giết mổ, bán, định kỳ khử trùng, tiêu độc;

- Thực hiện quy trình giết mổ bao gồm trình tự, thao tác từ khi gây choáng, lấy tiết, nhúng nước nóng, cạo/đánh lông, rửa, lột phủ tạng, làm sạch, pha lóc đúng kỹ thuật, bảo đảm an toàn thực phẩm, không bị lây nhiễm chéo vào thân thịt.

- Có biện pháp bảo quản thích hợp để sản phẩm động vật không bị mất an toàn thực phẩm, biến chất;

- Có nhân viên Thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

- Tất cả thân thịt, phủ tạng đạt yêu cầu vệ sinh thú y được đóng dấu kiểm soát giết mổ và các sản phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh thú y được xử lý theo quy định.

9. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc

- Có sổ ghi chép nguồn gốc, số lượng gia súc, gia cầm được đưa vào cơ sở để giết mổ.

- Có sổ ghi chép số lượng thịt gia súc, gia cầm; tên, địa chỉ hộ kinh doanh được cung cấp thịt gia súc, gia cầm.

 

10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giết mổ động vật trên cạn; kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn

1. Tuân thủ quy định về yêu cầu vệ sinh thú y trong giết mổ; kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

2. Lưu giữ hồ sơ và các thông tin cần thiết để truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật.

Để đảm bảo ATTP, đảm bảo vệ sinh thú y trong giết mổ động vật. Đề nghị các hộ tuân thủ đúng quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh để bảo vệ sức khỏe cho con người và bảo vệ môi trường sống của chúng ta./.

BCĐ vệ sinh ATTP  phường Vinh Tân 

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Bản đồ hành chính Phường

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Hiện có: 1613
Tổng: 213104