ĐỀ ÁN MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

content:

Ngày 17/4/2024, UBND thành phố Vinh có Công văn số 2014/UBND-NV về việc lấy ý kiến cử tri về Đề án điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng không gian đô thị thành phố Vinh và sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn thành phố Vinh, phạm vi cụ thể:

- Đối với Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã: Cử tri ở ĐVHC cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc sắp xếp ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025, gồm các phường: Hồng Sơn, Vinh Tân, Lê Mao, Quang Trung, Đội Cung.

- Đối với Đề án điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng không gian đô thị

thành phố Vinh: Cử tri tại ĐVHC cấp xã dự kiến thành lập phường, gồm các xã: Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Đức, Nghi Phú.

Thời gian hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri cho các Đề án nêu trên trước ngày 10/5/2024. BBT Trang TTĐT phường Vinh Tân đăng tải nội dung Đề án để nhân dân theo dõi trong việc lấy ý kiến:

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH NGHỆ AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN

MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

 
   

Phần thứ nhất
CĂN CỨ
PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2015 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã;

Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Kết luận số 48-KL-TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;

Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của            Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;

Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;

Công văn số 262/UBTVQH14-PL ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thống nhất thực hiện các quy định về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6;

 Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;

Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An;

Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050;

Quyết định số 827/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị;

Quyết định số 1059/QĐ-TTg của ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

II. SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

1. Sự cần thiết về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh

a) Tiềm năng của thành phố Vinh

Thành phố Vinh nằm về phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An, có diện tích tự nhiên 104,99 km2, quy mô dân số 457.726 người và có 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 16 phường và 09 xã. Vinh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An, trên địa bàn thành phố có các tuyến đường giao thông trọng điểm chạy qua, như: quốc lộ 46A, quốc lộ 46, quốc lộ 1A đoạn tránh ở phía Tây, đại lộ Thăng Long; đường tỉnh DT547, DT542, DT535 đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối giao thông với các huyện, thị xã trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận. Đặc biệt, thành phố được đầu tư đồng bộ cả về hệ thống giao thông đường sắt, đường thủy; kết hợp với cảng hàng không quốc tế Vinh đã tạo ra những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Lợi thế có cảng hàng không quốc tế Vinh đã nâng cao giá trị giao thương, hệ thống giao thông thông suốt đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa thành phố với các thành phố lớn của cả nước, như: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh,... và là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế, xuất khẩu và du lịch.

Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh), bên cạnh là khu kinh tế Đông Nam. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch tích cực và đúng hướng, trong đó tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh tập trung chủ yếu là công nghiệp sạch. Tạo tiền đề phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thủy hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ,... Trên địa bàn thành phố Vinh có 02 khu công nghiệp, gồm: khu công nghiệp Bắc Vinh, khu công nghiệp VSIP và các cụm công nghiệp, gồm: cụm công nghiệp Nghi Phú, cụm công nghiệp Hưng Lộc, cụm công nghiệp Đông Vĩnh,... đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư với tỷ lệ lấp đầy đạt 100% diện tích đất cho thuê.

Sau 16 năm, được công nhận là đô thị loại I, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An; Đảng bộ, Ủy ban nhân dân và Nhân dân thành phố Vinh đã nỗ lực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và đã đạt được những kết quả cao trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo; vai trò trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính, y tế, giáo dục - đào tạo được khẳng định; thu ngân sách đạt khá; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông và đô thị được nâng cấp, hiện đại hóa; văn hóa, xã hội có bước phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước được nâng cao. Năm 2023, tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 101.685,723 tỷ, tăng so với cùng kỳ năm trước là 9,27%. Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng đạt 47.580,63 tỷ đồng, chiếm 46,79%; ngành thương mại - dịch vụ đạt 53.260,16 tỷ đồng, chiếm 52,38%; ngành nông - lâm - thủy sản đạt 844,92 tỷ đồng, chiếm 0,83%.

Thành phố Vinh là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng. Trên địa bàn thành phố có 80 di tích, danh thắng trong đó, có 25 di tích được xếp hạng, gồm 13 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử, văn hóa được quan tâm duy tu, bảo tồn hàng năm. Đến với thành phố, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh,... Đặc biệt với tiềm năng sẵn có thành phố đã và đang chú trọng vào khai thác du lịch lịch sử văn hóa - sinh thái, tổ chức các hoạt động du lịch trong không gian văn hóa chung, nối Vinh với Khu di tích Kim Liên - Nam Đàn - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mộ đại thi hào Nguyễn Du; hay Vinh với Cửa Hội, Cửa Lò, vườn quốc gia Phù Mát. Những di tích lịch sử, khu du lịch nổi tiếng này, hàng năm đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, du lịch và chiêm bái, góp phần mang lại những nguồn lợi về kinh tế.

Ngoài những lợi thế về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; thành phố Vinh còn có vị trí chiến lược, trọng điểm về quốc phòng, an ninh trong khu vực; trên địa bàn thành phố có trụ sở của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và tổ chức xây dựng quân đội chiến đấu, bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ.

Thành phố Vinh đã đạt được những kết quả đáng kể và đang dần trở thành trung tâm có vai trò dẫn dắt phát triển vùng Bắc Trung Bộ... Tuy nhiên, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, những kết quả của thành phố Vinh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và mục tiêu đề ra. Để hoàn thành các mục tiêu, định hướng phát triển theo các Quy hoạch, Chương trình phát triển đô thị đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, những năm trở lại đây, thành phố Vinh đã và đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, diện mạo đô thị ngày càng văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Quy hoạch đô thị được chú trọng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị được đầu tư khang trang hiện đại. Thành phố cũng chú trọng công tác kêu gọi đầu tư để thực hiện những công trình lớn, giải quyết những vấn đề cấp bách, trọng yếu như vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước, chống biến đổi khí hậu và hệ thống giao thông huyết mạch; tập trung kêu gọi thực hiện dự án trên các lĩnh vực: công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch; thương mại, dịch vụ, du lịch; hạ tầng kỹ thuật; các khu đô thị mới; nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao;...

b) Tiềm năng của thị xã Cửa Lò

Thị xã Cửa Lò nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 16 km về phía Đông Bắc, cách cảng hàng không quốc tế Vinh khoảng 10 km về phía Tây Nam; có tổng diện tích tự nhiên 29,12 km2, quy mô dân số 77.813 người với 07 phường trực thuộc.

Cửa Lò là mảnh ghép nổi bật nhất trong bức tranh du lịch của xứ Nghệ; có tiềm năng lợi thế về tài nguyên biển, cảng biển và tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực dồi dào. Trong đó phải nhắc tới: cảng Cửa Lò được xây dựng từ năm 1979, có tổng diện tích 32 ha, với 4 cầu cảng dài 780 m, có thể đón tàu 20.000 tấn và nâng khối lượng hàng hóa thông qua cảng mỗi năm trên 2 triệu tấn. Bãi biển Cửa Lò - đã được Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá là một trong những bãi tắm lý tưởng nhất Việt Nam với với đường bờ biển trải dài hơn 10 km, nằm giữa lưu vực hai dòng sông Lam và sông Cấm. Đến với Cửa Lò không chỉ được đắm mình trong “biển xanh, cát trắng, nắng vàng” mà còn để khám phá, trải nghiệm một miền di sản, một miền du lịch văn hóa, lịch sử đã được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh; có nhiều hòn đảo đẹp và giá trị khai thác như: đảo Ngư, đảo Mắt và đảo Lan Châu.

Theo Nghị quyết số 26/2013-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, phát triển của Nghệ An chỉ rõ: “xây dựng thành phố Vinh cùng với thị xã Cửa Lò phát triển thành cực tăng trưởng kinh tế và mũi nhọn tăng trưởng của tỉnh. Bởi vậy, trên hành trình phát triển, đô thị biển Cửa Lò thực sự đã có những bước tiến dài, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh bằng việc khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh từ biển, đặc biệt là du lịch - dịch vụ”. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Cửa Lò luôn xác định việc thu hút đầu tư là một trong nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội cho thị xã, tạo việc làm cho Nhân dân và là giải pháp giúp Cửa Lò bứt phá, khai thác được tiềm năng, lợi thế, phát triển mạnh về thương mại - dịch vụ.

Cho đến nay, cùng với nguồn lực của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và của Nhân dân, sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh nên nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật lớn được triển khai trên địa bàn thị xã góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho thị xã Cửa Lò, trong đó phải kể đến các dự án lớn như: dự án khu vui chơi, giải trí Cửa Hội với diện tích 195,5 ha, hiện nay đã hoàn thành tuyến cáp treo ra đảo Ngư với chiều dài hơn 4 km; dự án xây dựng bến cảng số 5 và số 6 tại Cảng Cửa Lò đã hoàn thiện và đưa vào khai thác sử dụng bến số 5; dự án cầu Cửa Hội, kết nối Cửa Lò với huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) và kết nối với quốc lộ ven biển đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; dự án giao thông nối Vinh - Cửa Lò giai đoạn 1 đã thông tuyến hiện đang triển khai giai đoạn 2, tuyến đường này sau khi hoàn thành không những rút ngắn quãng đường từ Vinh đi Cửa Lò mà còn tạo thành một trục tăng trưởng cho miền Trung với quy hoạch hai bên là những trung tâm thương mại, văn phòng, cao ốc;...

Song song với phát triển hạ tầng khung, vấn đề chỉnh trang đô thị biển cũng được thị xã quan tâm triển khai, các công trình phục vụ du lịch được xây dựng khang trang. Xen vào đó là hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng, đường dạo bộ, công viên được xây dựng theo một quy hoạch tổng thể liên hoàn. Các nhà nghỉ khách sạn ở Cửa Lò được xây dựng theo kiến trúc vừa hiện đại lại hài hoà với thiên nhiên.

Sức hấp dẫn của du lịch biển cộng với sự cải thiện không ngừng về hạ tầng du lịch đã giúp Cửa Lò dần trở thành điểm đến hấp dẫn của hàng loạt doanh nghiệp,... đây là tiền đề có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vị thế, thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Cửa Lò; lan tỏa tốc độ đô thị hóa sang các địa phương lân cận; tạo nên bức tranh đô thị du lịch xanh cho thị xã trong thời kỳ đổi mới; tạo thành không gian phát triển mới, kéo gần biển với sân bay, mở ra cơ hội phát triển kinh tế mới khi thành phố Vinh được mở rộng.

c) Tiềm năng phát triển của 04 xã: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong thuộc huyện Nghi Lộc

Nằm ở vị trí tiếp giáp với toàn bộ phía Đông của thành phố Vinh và toàn bộ phía Tây của thị xã Cửa Lò; có địa hình đồng nhất với thị xã Cửa Lò cũng như thành phố Vinh. Các xã: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong là các xã đầu tiên của huyện Nghi Lộc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đang trong quá trình xây dựng và phấn đấu đạt xã nông thôn mới nâng cao. Nhiều năm trở lại đây, các xã đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ; phát triển mạnh các ngành nghề kinh doanh - thương mại, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng thu ngân sách hàng năm của các xã đều đảm bảo chỉ tiêu đề ra; hệ thống nhà ở, đường giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống cây xanh, các công trình công cộng được đầu tư xây dựng đồng bộ.

Với lợi thế là cầu nối cho hai trung tâm phát triển lớn của tỉnh, khi các tuyến đường chính kết nối giữa thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò đều đi qua địa bàn 04 xã. Trong đó, đặc biệt nhất là tuyến đại lộ Vinh - Cửa Lò có tổng chiều dài
10,8 km - là trục đại lộ có không gian trọng yếu kết nối trung tâm hành chính thành phố và trung tâm du lịch biển; giúp thay đổi diện mạo thành phố Vinh và khu vực mở rộng, tạo cơ sở thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

d) Phù hợp với chủ trương, quy hoạch

Theo phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2015 của Bộ Chính trị đã xác định: xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ về tài chính, thương mại - du lịch, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo; cùng với Cửa Lò phát triển thành cực tăng trưởng kinh tế và mũi nhọn tăng trưởng của tỉnh. Tiếp đó ngày 18/7/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết  số 39-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó một lần nữa xác định thành phố Vinh mở rộng là đô thị trung tâm của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ, động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Ngày 14/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 52/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó: thành phố Vinh với tính chất và chức năng đô thị là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và đầu mối giao lưu của tỉnh Nghệ An. Đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ; là đô thị loại I, trung tâm của vùng Bắc Trung bộ về các lĩnh vực: Tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo.

Ngày 12/06/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 827/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị với quan điểm phát triển thành phố Vinh đặt trong mối quan hệ tổng thể, đảm bảo gắn kết chặt chẽ với các huyện, thị trong tỉnh, các tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và giữ vai trò đầu tàu trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội; phát triển thành phố Vinh bao gồm thị xã Cửa Lò và một số xã phụ cận thuộc huyện Hưng Nguyên, huyện Nghi Lộc trở thành thành phố hiện đại, văn minh và giàu mạnh.

Việc mở rộng thành phố Vinh với phương án: điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số hiện có của thị xã Cửa Lò và 04 xã: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong thuộc huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh quản lý là phù hợp với các định hướng, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Phát huy vai trò hạt nhân để gắn kết du lịch vùng và quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống khách sạn 5 sao, các khu nghỉ dưỡng; thu hút các dự án khu vui chơi giải trí tổng hợp, ẩm thực phía Nam, phía Tây Nam thành phố; từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đồng thời, cụ thể hóa kế hoạch “cởi trói” cho không gian đô thị Vinh hiện hữu, hình thành và phát triển “đô thị đa cực sinh thái phi tập trung, nhất thể hóa giữa đô thị với nông thôn và tự nhiên”;  làm giảm áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của trung tâm là thành phố, tạo sự cân đối giữa nội thành và ngoại thành. Đây cũng là bước đệm, cú hích để thành phố Vinh và khu vực mở rộng phát triển toàn diện hơn, xứng tầm trở thành một cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung Bộ.

Bên cạnh đó, việc mở rộng thành phố Vinh hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn liền với thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, làm tăng nguồn thu và giảm đầu mối, giảm chi ngân sách; nâng cao chất lượng, hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tạo sự bền vững trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ những vấn đề nêu trên, việc thành mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh là thực sự cần thiết; đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương.

2. Sự cần thiết thành lập các phường thuộc thành phố Vinh

Thực hiện Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh tại Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị tại Quyết định số 827/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2020 với quan điểm phát triển thành phố Vinh đặt trong mối quan hệ tổng thể, đảm bảo gắn kết chặt chẽ với các huyện, thị trong tỉnh, các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và giữ vai trò đầu tàu trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong những năm qua công tác quy hoạch đã được thành phố Vinh chỉ đạo quyết liệt, tạo nên những chuyển biến rõ nét, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội. Hòa chung với sự phát triển của thành phố Vinh, nền kinh tế - xã hội của các xã Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Đức, Nghi Phú đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản; tổng thu ngân sách hàng năm của các xã đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao, góp phần bổ sung ngân sách cho thành phố; công tác văn hóa - xã hội trên địa bàn các xã có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện; công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, chú trọng; chất lượng hệ thống giáo dục, y tế ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Các xã nêu trên là khu vực giáp ranh với khu vực nội thị hiện hữu của thành phố Vinh, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, trường học, khu, cụm công nghiệp,… đã làm tăng nhanh dân số cơ học, dẫn đến quy mô, mật độ dân số của các xã ngày càng tăng; dân cư chuyển sang sinh sống bằng các ngành nghề kinh doanh, thương mại, sản xuất công nghiệp và xây dựng, làm tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trên địa bàn các xã; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng đồng bộ; hệ thống giao thông cơ bản được rải nhựa và bê tông hóa; hệ thống cấp nước, thoát nước được đầu tư xây dựng hoàn thiện; các tuyến đường chính được lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng; các hộ dân được sử dụng nước sạch; rác thải được thu gom và xử lý hợp vệ sinh.

Những thay đổi về kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa đã đặt ra cho các xã Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Đức, Nghi Phú nhiều vấn đề mới cần giải quyết như: quản lý công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, quy hoạch xây dựng, kiến trúc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quản lý dân cư theo mô hình đô thị, phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan và bảo vệ môi trường. Từ những vấn đề trên, có thể thấy mô hình quản lý hiện nay không còn phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh trên địa bàn các xã đòi hỏi phải có mô hình chính quyền mới để quản lý.  

Bên cạnh đó, các xã Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Đức, Nghi Phú có vị trí quan trọng, chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An. Việc thành lập các phường Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Đức, Nghi Phú trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các xã tương ứng sẽ tạo tiền đề pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức bộ máy quản lý mới, đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn theo hướng tập trung, thống nhất, nâng cao hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn; phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống đô thị Việt Nam nói chung và hệ thống đô thị tỉnh Nghệ An nói riêng, phù hợp với các chủ trương, định hướng của tỉnh và của thành phố. Đối chiếu với quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của            Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  các xã Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Đức, Nghi Phú đáp ứng đủ 4/4 tiêu chuẩn để thành lập phường.  

Phần thứ hai
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, HIỆN TRẠNG
CỦA THÀNH PHỐ VINH,
THỊ XÃ CỬA LÒ
CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HIỆN TRẠNG CỦA THÀNH PHỐ VINH

1. Lịch sử hình thành

Thành phố Vinh trước đây thuộc vùng Kẻ Vang (hay còn gọi là Kẻ Vịnh). Sau đó, lần lượt đổi tên thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại cho đến ngày nay.

Ngày 20/10/1898, thành lập thị xã Vinh; ngày 10/12/1927, hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy và thị xã Trường Thi thành thành phố Vinh - Bến Thủy.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Vinh trở thành thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An. Năm 1963, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 148/CP thành lập thành phố Vinh.

Năm 1970, chuyển các xã: Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng Đông, Hưng Vĩnh, Vinh Hưng và Vinh Tân thuộc huyện Hưng Nguyên; xã Nghi Phú thuộc huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh quản lý.

Năm 1975, Vinh là tỉnh lỵ tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 05 phường: Hồng SơnLê Mao, Quang Trung I, Quang Trung II, Trung Đô và 10 xã: Hưng BìnhHưng ĐôngHưng DũngHưng HòaHưng Lộc, Hưng Thủy, Hưng Vĩnh, Nghi Phú, Vinh Hưng, Vinh Tân.

Năm 1979, giải thể 03 xã Hưng Bình, Hưng Thủy, Vinh Hưng để thành lập 09 phường: Cửa Bắc, Tân Vinh, Hưng Bình, Lê Lợi, Cầu Cảng, Bến ThủyTrường ThiĐội CungCửa Nam; hợp nhất 02 xã Hưng Vĩnh và Hưng Đông thành xã Đông Vĩnh.

Năm 1982, hợp nhất phường Quang Trung I vào phường Quang Trung II thành phường Quang Trung; sáp nhập phường Tân Vinh vào phường Lê Mao; tách phường Hưng Bình thành 02 phường: Hưng Bình và Hà Huy Tập.

Ngày 13/8/1993, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận thành phố Vinh là đô thị loại II.

Năm 1994, chia xã Đông Vĩnh thành phường Đông Vĩnh và xã Hưng Đông; sáp nhập phường Cửa Bắc vào phường Cửa Nam; sáp nhập phường Cầu Cảng vào phường Bến Thủy; chuyển xã Hưng Dũng thành phường Hưng Dũng.

Ngày 23/3/2005, thành lập các phường: Hưng Phúc, Quán Bàu. Năm 2008, thành phố Vinh được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập 04 xã: Nghi Kim, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Ân thuộc huyện Nghi Lộc và xã Hưng Chính, một phần xã Hưng Thịnh thuộc huyện Hưng Nguyên; chuyển xã Vinh Tân thành phường Vinh Tân.

Ngày 05/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An. Thành phố Vinh hoạt động ổn định từ đó cho đến nay với 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 phường (Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân) và 09 xã (Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú).

2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1. Vị trí địa lý

Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Nghệ An; nằm bên bờ sông Lam, có tọa độ địa lý từ 18°38'50" - 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ 105°56’30" - 105°49’50" kinh độ Đông và có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và huyện Nghi Lộc;

- Tây giáp huyện Hưng Nguyên;

- Nam giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh;

- Bắc giáp huyện Nghi Lộc.

2.2. Điều kiện tự nhiên

a) Địa hình

Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông; có địa hình bằng phẳng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt. 

b) Khí hậu

Thành phố Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của hai mùa rõ rệt trong năm:

- Mùa Hè bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, có gió Tây Nam với hiệu ứng phơn hình thành thời tiết khô nóng.

- Mùa Đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc gây thời tiết lạnh và ẩm ướt.

Khí hậu thành phố Vinh có tính chất đa dạng, phân hóa theo mùa và tính chất thất thường về chế độ nhiệt, lượng mưa. Nhiệt độ trung bình 24,3°C, nhiệt độ có thể lên mức tuyệt đối 42,1°C vào mùa Hè, và thấp tuyệt đối 7°C vào mùa Đông. Độ ẩm trung bình 85 - 90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 mm.

c) Thủy văn

Bao lấy phía Nam và Đông Nam của thành phố là dòng sông Lam. Sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy qua huyện Nam Đàn vòng xuống thành phố Vinh và đổ ra biển Cửa Hội. Đoạn sông Lam chảy qua địa bàn thành phố dài khoảng 10 km.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các con sông nhỏ như: Cửa Tiền, Cầu Đước,... và các hồ điều hòa: Vinh Tân, Cửa Nam,... có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, tiêu thoát nước cho thành phố.

3. Vai trò của thành phố Vinh

Thành phố Vinh được xác định là đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ; là đô thị loại I, trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ về các lĩnh vực: tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo. Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, đầu mối giao thông quốc gia, quốc tế có vai trò:

- Giải quyết các vấn đề chính về phát triển kinh tế của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.

- Là trung tâm văn hóa, thể thao, y tế của vùng Bắc Trung Bộ.

- Trung tâm công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ.

- Trung tâm tài chính, văn hóa, du lịch dịch vụ vùng Bắc Trung Bộ.

- Trung tâm đào tạo nhân lực, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin vùng Bắc Trung Bộ.

- Thành phố Vinh phát triển liên kết với các đô thị trong tỉnh, các tỉnh khác trong vùng như Thanh Hóa, Hà Tĩnh để cùng phát triển.

- Đầu mối giao thông vùng Bắc Trung Bộ trên toàn quốc và quốc tế (Lợi thế về địa lý và giao thông thuận lợi kết nối với Quốc lộ 1A, quốc lộ 46, đường sắt quốc gia, nằm ở hành lang Đông Tây châu Á, có cảng và sân bay, liên kết với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới).

- Trọng điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ.

Theo định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, cùng với các đô thị lớn, đô thị cực lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng… thì thành phố Vinh được xác định: “... được tổ chức phát triển theo mô hình chùm đô thị, đô thị đối trọng hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái”. Bên cạnh đó, đối với tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh đang thực hiện tốt chức năng là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, y tế, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo đa ngành đa lĩnh vực của đô thị hiện tại mà còn tăng cường phát huy các chức năng dịch vụ công cộng, kinh tế tri thức.

4. Diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31/12/2023, tổng diện tích tự nhiên của thành phố Vinh là: 104,99 km2, trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 40,09 km2, chiếm tỷ lệ 38,18%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 63,32 km2, chiếm tỷ lệ 60,30%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 1,59 km2, chiếm tỷ lệ 1,51%.

5. Quy mô dân số và cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31/12/2023, quy mô dân số của thành phố Vinh là 457.726 người, trong đó: dân số thường trú 382.371 người và dân số tạm trú đã quy đổi 75.355 người.

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số người lao động trong các ngành kinh tế của thành phố Vinh là 190.558 người, trong đó:

- Lao động nông nghiệp là: 13.910 người, chiếm 7.3%;

- Lao động phi nông nghiệp là: 176.648 người, chiếm 92,7%.

6. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

6.1. Về kinh tế

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ, kịp thời nhiều biện pháp, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển; hỗ trợ chính sách về thuế, tuyên truyền vận động khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết đồng hành của các doanh nghiệp và Nhân dân, kinh tế - xã hội thành phố đạt được những kết quả tích cực. Tổng giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành năm 2023 đạt 101.685,72 tỷ tăng so với cùng kỳ năm trước là 9,27%. Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng đạt 47.580,64 tỷ đồng, chiếm 46,79%; ngành thương mại - dịch vụ đạt 53.260,16 tỷ đồng, chiếm 52,38%; ngành nông - lâm - thủy sản đạt 844,92 tỷ đồng, chiếm 0,83%.

Kết quả trên từng ngành cụ thể như sau:

a) Công nghiệp - xây dựng

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 02 khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp, gồm: khu công nghiệp Bắc Vinh, khu công nghiệp VSIP; cụm công nghiệp Nghi Phú, cụm công nghiệp Hưng Lộc, cụm công nghiệp Đông Vĩnh,... Các khu, cụm công nghiệp đã được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ về hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp nước sạch, xử lý nước thải. Trong những năm qua, ngành công nghiệp của thành phố có tốc độ phát triển khá và đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách; giải quyết nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Cơ cấu công nghiệp tiếp tục chuyển dịch nhanh và đúng hướng, cơ cấu nội ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần công nghiệp khai khoáng. Thành phố Vinh được xác định là đô thị hạt nhân có tác động lan tỏa mạnh mẽ tốc độ công nghiệp hóa vùng Bắc Trung Bộ; do đó, các sản phẩm công nghiệp được tập trung phát triển và có tốc độ phát triển nhanh. năm 2023 do ảnh hưởng của tỷ giá tăng, đơn hàng xuất khẩu giảm nên một số sản phẩm công nghiệp bị sụt giảm, tuy nhiên vẫn giữ được mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Khu công nghiệp VSIP

Thành phố chủ động phối hợp ngành, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế, trong đó quan tâm công tác thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng tại các cụm công nghiệp. Đối với cụm công nghiệp Hưng Đông đã có 22 doanh nghiệp đang thương thảo đăng ký vào cụm công nghiệp, trong đó, có 04 doanh nghiệp đã ký hợp đồng và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. Hoàn thiện các thủ tục bổ sung Khu công nghệ cao phía Nam hồ điều hòa, xã Hưng Hòa vào danh mục các Khu công nghiệp phát triển trên địa bàn tỉnh để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đã tiến hành rà soát quy hoạch, tổng hợp các hồ sơ có liên quan của các doanh nghiệp, các dự án tại vị trí được quy hoạch cụm công nghiệp Hưng Đông 2.

b) Thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại - dịch vụ những năm gần đây luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định với hàng hóa đa dạng, phong phú. Năm 2023, thành phố đã tích cực phối hợp tốt với các Sở, ngành liên quan để thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý khai thác chợ trên địa bàn, nhất là chợ Quán Lau, chợ Vinh. Về cơ bản, mạng lưới ngành thương mại - dịch vụ được phân thành hai loại hình bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại. Ngoài hệ thống chợ truyền thống như: chợ Bến Thủy, chợ Đội Cung, chợ Quán Lau, chợ Hưng Dũng,...; các điểm bán hàng, cửa hàng tự chọn cũng ngày càng được mở rộng và hoạt động sôi nổi. Các trung tâm thương mại, siêu thị đã và đang được đầu tư phát triển đáp ứng được nhu cầu mua sắm thiết yếu của người dân như: trung tâm thương mại Lotte, trung tâm thương mại Vinh Center, siêu thị BigC, siêu thị Mega market,... Đặc biệt, các loại hình dịch vụ nằm gần các khu, cụm công nghiệp được hình thành và phát triển, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân; đồng thời cũng góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế thời gian qua. Công tác thông tin, nghiên cứu thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư về lĩnh vực thương mại được thực hiện tốt.

VINCOM VINH NGHỆ AN | Ưu Đãi Và Giá Bán Tháng 01/2023

Vincom Vinh

Chợ Vinh

Thành phố tập trung triển khai các giải pháp để thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế đêm với mô hình hoạt động Phố đêm Cao Thắng  tại phường Hồng Sơn; hàng tuần tổ chức chương trình văn nghệ nhằm thu hút nhân dân và du khách tham quan, mua sắm; tổ chức Chương trình kích cầu tiêu dùng Hè 2023 với Chủ đề “Tôn vinh hàng Việt”; làm việc với các huyện, thành, thị để đưa các sản phẩm OCCOP, sản phẩm đặc trưng để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại Phố đêm. Thành phố cũng đã tổ chức khai trương mô hình hoạt động Phố đi bộ. Sau hơn 01 năm đi vào vận hành với nhiều hoạt động kinh doanh, văn hóa, văn nghệ đặc sắc tạo điểm nhấn du lịch và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đêm Thành phố. Phối hợp Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn phát triển Công thương Nghệ An tổ chức trưng bày các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tại Phố đi bộ để phục vụ nhân dân và du khách tham quan mua sắm. Mô hình phố ẩm thực đêm khu vực Thành cổ Vinh, phường Cửa Nam: đã tổ chức Lễ ra mắt ngày 27/4/2023 trong diện mạo mới, được công nhận là mô hình điểm “Tuyến phố có kiểm soát An toàn thực phẩm” và gắn biển công trình kỷ niệm chào mừng 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng - Trung Đô. Hiện nay, có 12 hộ kinh doanh cố định và 16-20 hộ kinh doanh di động tại phố ẩm thực

Bên cạnh đó, thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ; trên địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh đã được công nhận như: thành Vinh, cụm di tích làng Đỏ - Hưng Dũng, chùa Cần Linh, đền Hạ Mã, chùa Ân Hậu,... đã góp phần thu hút, thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ ngành du lịch. Đến với thành phố, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch tâm linh, du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,... Ngoài ra, Vinh còn là đầu mối trung chuyển cho các tour du lịch trong tỉnh và các địa phương lân cận với nhiều hãng du lịch lữ hành đang hoạt động tại đây. Từ thành phố Vinh, cách 5 km là khu mộ của đại thi hào Nguyễn Du, cách 15 km là khu di tích Kim Liên - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách 17 km là bãi biển Cửa Lò - một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng của khu vực miền Trung và cả nước. Nhằm phát huy tối đa, thế mạnh, tiềm năng du lịch, thành phố đã triển khai nhiều chương trình đẩy mạnh tuyên truyền, đầu tư phát triển du lịch; đồng thời tăng cường quản lý giá cả, thực hiện niêm yết giá công khai, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.

c) Nông - lâm - thủy sản

Tập trung chỉ đạo thực hiện sản xuất cây trồng theo mùa vụ; chỉ đạo các biện pháp phòng, trừ các loại dịch bệnh cho cây trồng gắn với kiểm tra tiến độ sản xuất, tiến độ nội đồng tại các phường, xã, Hợp tác xã có sản xuất nông nghiệp. Triển khai các mô hình: “Nuôi tôm càng xanh”, “Chăn nuôi gà sinh sản giống mới D310 theo hướng VietGAP”. Thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, phòng chống thiên tai năm 2023. Tập trung triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới nâng cao năm 2023 đối với 03 xã: Nghi Phú, Hưng Hòa, Hưng Chính và xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với xã Nghi Liên. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; hướng dẫn các đơn vị có sản phẩm OCOP làm hồ sơ đánh giá, phân hạng; Thành phố được công nhận 01 sản phẩm OCOP 5 sao theo tiêu chuẩn Quốc gia.

d) Thu chi ngân sách

Công tác thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt được kết quả tích cực nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, tăng thu và chống thất thu; đặc biệt là việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai. Tăng cường công tác quản lý chứng từ hóa đơn, chống gian lận thuế, áp dụng hóa đơn điện tử. Rà soát, cân đối nguồn lực đầu tư công, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương theo kế hoạch; tập trung xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.

Bên cạnh đó, việc thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc chi trong khả năng thu và đảm bảo chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, ưu tiên nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, đầu tư các dự án trọng điểm. Năm 2023, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố đạt 7.879,615 tỷ đồng; tổng chi ngân sách Nhà nước là 4.417,476 tỷ đồng.

6.2. Về văn hóa - xã hội

a) Văn hóa, thể dục thể thao

Hoạt động văn hóa phát triển ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức đáp ứng phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân. Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, nhất là chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá diễn ra trên địa bàn, đặc biệt là dịp kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô. Các hoạt động dịch vụ văn hóa được kiểm tra thường xuyên, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, môi trường văn hóa lành mạnh; các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao tiếp tục phát triển và ngày càng mang tính xã hội hóa cao; phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được phát triển mạnh. Công tác đào tạo đội ngũ, huấn luyện viên, vận động viên năng khiếu được chú trọng, nhất là các bộ môn có thế mạnh của địa phương. Hoạt động của các câu lạc bộ thể dục - thể thao trong quần chúng người dân đã góp phần quan trọng vào công tác thông tin tuyên truyền, thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tạo sân chơi lành mạnh cho người dân.

Trong những năm qua, mặc dù công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị của các di tích ở thành phố Vinh còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn di tích đã bị xuống cấp, do kinh phí tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp còn nhiều hạn chế; nhưng dưới sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham mưu của cơ quan chức năng, sự đồng thuận, góp sức của Nhân dân, công việc bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần làm sống lại giá trị các di tích trên địa bàn thành phố Vinh, thu hút ngày càng nhiều khách đến du lịch, thăm quan chiêm bái, thúc đẩy một phần sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

b) Giáo dục - đào tạo

Tiếp tục huy động các nguồn lực để bổ sung và củng cố điều kiện về cơ sở vật chất và chất lượng dạy học để giữ vững các tiêu chuẩn của các trường đã đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề, đột xuất các nhóm lớp công lập. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, vững vàng về chuyên môn, 100% đạt chuẩn nghề nghiệp. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu; hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh được tập trung thực hiện có hiệu quả cao; chất lượng giáo dục các cấp học có nhiều tiến bộ. Hoạt động dạy thêm, học thêm, đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường được kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên. Trong năm, thành phố đã thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý các cơ sở giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp quản lý; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường.

Quan tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia (đến nay 78/86 trường đạt chuẩn Quốc gia (đạt tỷ lệ 90,7%). Triển khai thêm 02 trường mô hình tiên tiến theo xu thế hội nhập quốc tế (trung học cơ sở Trường Thi, mầm non Hưng Dũng 2). Tham gia các kỳ thi cấp Tỉnh đạt kết quả cao: 104/118 em được công nhận HSG (đạt 81,1% - tăng 12,3% so với năm 2022), trong đó có 10 giải nhất, 29 giải nhì, 35 giải ba và 30 giải khuyến khích. Tỷ lệ HS lớp 9 xét tốt nghiệp đạt 98,8% (tăng 0,14% so với năm học trước).

c) Y tế

Năm 2023, các cơ sở y tế đã tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ thống các bệnh viện, phòng khám, các nhà thuốc đóng trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân.

Việc chuyển đổi số đã được ngành y tế triển khai tốt nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản lý, điều hành, quản trị bệnh viện, giám sát dịch bệnh, quản lý sức khỏe cho người dân,... Với mục tiêu kết hợp chặt chẽ ứng dụng công nghệ thông tin với nhiệm vụ cải cách hành chính, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý điều hành quản lý y tế và quản lý tổng thể tại đơn vị khám, chữa bệnh cũng như các đơn vị trong ngành. Đến nay, 100% các bệnh viện trên địa bàn thành phố, các bệnh viện tư nhân đã ứng dụng phần mềm HIS trong công tác quản lý bệnh viện; kết nối liên thông dữ liệu khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua hệ thống giám định điện tử; cải cách thủ tục hành chính, quy trình khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ khám bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế.

d) Công tác chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo

Thành phố đã thực hiện kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nhất là tặng quà chính sách cho người có công, thân nhân người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo; tổ chức các Đoàn thăm tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công, trẻ em, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn và các đơn vị với tổng số tiền 305 triệu đồng; cấp kinh phí mừng thọ, chúc thọ cho 5.365 cụ tròn 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 với tổng số tiền 1.396 triệu đồng. Chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho 9.095 người với số tiền 146,983 triệu đồng, trợ cấp 01 lần cho 2.865 người với số tiền 7.427,944 triệu đồng. chi trả cho 6.411 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền bình quân trên 3 tỷ đồng/tháng. Thành phố đã huy động, nhận hỗ trợ xây nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở 4.763, 717 triệu đồng, đã phê duyệt 137/168 nhà, trong đó có 10 nhà là công trình kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh.

Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động được cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc có hiệu quả, đặc biệt quan tâm thực hiện tốt đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi mô hình sản xuất và giải quyết việc làm sau đào tạo. Năm 2023, Thực hiện giải quyết việc làm cho 4.759 người lao động (đạt 106% kế hoạch), đào tạo nghề cho 3.690 lao động (đạt 101% kế hoạch), xuất khẩu 624 lao động (đạt 116% kế hoạch).

7. Tình hình phát triển hạ tầng xã hội

a) Nhà ở

Thành phố Vinh phát triển với tốc độ đô thị hóa cao, lượng người lao động, sinh viên đến sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn ngày một tăng lên. Do đó, nhu cầu nhà ở cho người dân cũng được chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, chính quyền thành phố đã phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp với cơ chế phải đảm bảo điều kiện ổn định đời sống của người lao động không chỉ về nhà ở mà còn cả các hoạt động đời sống xã hội. Tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã có các khu nhà ở, ký túc xá đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chỗ ở cho sinh viên đến sinh sống và học tập. Ngoài ra, một số hộ dân trên địa bàn thành phố cũng phát triển loại hình nhà trọ, khu tập thể đã góp phần giải quyết chỗ ở cho người lao động, sinh viên trên địa bàn.

Nhà ở khu vực nội thị thành phố Vinh

Chất lượng sống đô thị ngày một nâng cao, một số dự án khu nhà ở, chung cư cao tầng và công trình nhà dân được xây dựng mới với hình thức kiến trúc hiện đại, đảm bảo công năng và tiện nghi sống, góp phần làm tăng tính thẩm mỹ công trình, như: khu đô thị Handico 69 - phường Vinh Tân, khu đô thị Nam Lê Lợi - phường Lê Lợi, khu đô thị Hưng Lộc Homes - xã Hưng Lộc,...

b) Trụ sở cơ quan

Thành phố Vinh là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Nghệ An nên có đầy đủ hệ thống trụ sở cơ quan của các cấp chính quyền từ tỉnh cho tới cấp xã. Lợi thế có trung tâm hành chính của tỉnh nằm trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp giảm thời gian di chuyển trong giải quyết thủ tục hành chính ở tỉnh.


Trụ sở Hội đồng nhân dân & Ủy ban nhân dân thành phố Vinh

 
  Trung tâm phục vụ hành chính công Nghệ An đi vào hoạt động | Báo Pháp luật  Việt Nam điện tử

Trung tâm phục vụ hành chính công

 

Các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức đoàn thể được quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư cải tạo, chỉnh trang hàng năm theo quy định hiện hành của nhà nước. Đến nay, các trụ sở cơ quan của tỉnh, thành phố và trụ sở hành chính, cơ quan của các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn được đầu tư xây dựng, kiên cố, khang trang với cảnh quan đô thị đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, tạo nên bộ máy đồng bộ giữa các bộ phận, cơ quan và đáp ứng nhu cầu giải quyết hành chính của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp với công dân tại các trụ sở được đào tạo, sử dụng các ứng dụng các thiết bị công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng quản lý, giải quyết hành chính tiên tiến nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp.

c) Y tế

Các cơ sở y tế đã được đầu tư xây dựng khang trang, sử dụng trang thiết bị hiện đại cùng với đó thực hiện đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ; thực hiện tốt Chương trình mục tiêu y tế - dân số; góp phần cải thiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân. Hiện trạng hệ thống công trình y tế trên địa bàn thành phố bao gồm:

- Bệnh viện tuyến tỉnh: bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh, bệnh viện quân y 4, bệnh viện công an, bệnh viện sản nhi,...

- Bệnh viện tuyến thành phố: bệnh viện đa khoa thành phố, trung tâm y tế thành phố,...


Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An

 
  Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Vinh | Địa Điểm Nghệ An

Bnh viện đa khoa thành phố Vinh

 

- Y tế tuyến cơ sở là các trạm y tế tại các xã, phường. Ngoài ra, trên địa bàn các xã, phường còn có hệ thống phòng khám tư nhân, cơ sở hành nghề y dược và các cơ sở dịch vụ y tế khác cũng đang góp phần chăm sóc tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

d) Giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được phát triển toàn diện và ổn định, giữ vững danh hiệu là đơn vị dẫn đầu trong phong trào giáo dục của tỉnh, xứng tầm trở thành một trong những trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 130 trường học các cấp từ hệ mầm non đến trung học phổ thông đều đạt chuẩn quốc gia hoặc đạt quy mô tối thiểu của các công trình giáo dục.

Hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Vinh còn có đầy đủ hệ đào tạo từ đại học cho tới trung cấp dạy nghề với nhiều hình thức đào tạo, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau; đã và đang thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho các em học sinh chuẩn bị tốt nghiệp trung học phổ thông, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung, như:

- Hệ đại học gồm các trường: Đại học Vinh, Trường đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, Đại học Y khoa Vinh, Trường đại học kinh tế Nghệ An, Đại học công nghiệp Vinh.

- Hệ cao đẳng gồm các trường: Trường cao đẳng du lịch và thương mại, Trường cao đẳng sư phạm, Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật, Trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp, Trường cao đẳng giao thông vận tải, Trường cao đẳng nghề Kĩ thuật Việt - Đức, Trường cao đẳng Kinh tế - Kĩ thuật số 1, Trường cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc Phòng, Trường cao đẳng Việt Anh

- Hệ trung cấp gồm các trường: Trung cấp kinh tế Việt - Úc, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật - Công nghiệp Vinh, Trung cấp tiểu thủ Công nghiệp Vinh, Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Vinh, Trung cấp Y khoa Miền Trung, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hồng Lam

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên gồm 13 trung tâm: Trung tâm Giáo dục dạy nghề người khuyết tật, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Vinh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp Nghệ An, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp cơ giới Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nghệ An, Trung tâm dạy nghề - xúc tiến việc làm hội phụ nữ, Trung tâm dạy nghề Tiểu thủ công nghiệp Đồng Tâm, Trung tâm dạy nghề Chất Lượng, Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Vinashin, Trung tâm đào tạo lái xe số 5, Trung tâm đào tạo lái xe PTS, Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới Miền Trung, Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.


Trường đại học Vinh

13 trường tiểu học ở Nghệ An bị thu bằng công nhận chuẩn quốc gia
Trường tiểu học Hà Huy Tập

đ) Văn hóa

Trong những năm qua, các công trình văn hóa đã được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Các công trình văn hóa cấp đô thị nằm trên địa bàn đã được xây dựng hiện đại, đầy đủ công năng như: quảng trường Hồ Chí Minh, thư viện tỉnh Nghệ An, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, rạp chiếu phim,... Các hoạt động văn hóa tuyên truyền, tổ chức các sự kiện nhân ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn và các phong trào ra quân, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống pháo nổ, an toàn giao thông,... được diễn ra tại quảng trường, nhà văn hóa,... được thực hiện tốt và đảm bảo an toàn. Tổ chức và chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh văn hóa, lắp đặt các biển quảng cáo, biển chỉ dẫn trên địa bàn theo đúng quy định. Triển khai thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.

 
  quảng trường Hồ Chí Minh

Quảng trường Hồ Chí Minh

 

 
  http://btxvnt.org.vn/images/Kh%C3%A1ch%20tham%20quan%20t%E1%BA%A1i%20nh%C3%A0%20Tr%C6%B0ng%20b%C3%A0y%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20tr%E1%BB%B1c.jpg

Bảo tàng Xô Viết – Nghệ Tĩnh

 

Trên con đường di sản miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 300 km và cố đô Huế khoảng 350 km. Vinh tự hào là vùng đất nổi tiếng “địa linh nhân kiệt” trong bức tranh họa đồ “Non xanh nước biếc” của xứ Nghệ thân thương. Thời gian qua, thành phố Vinh đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc phát huy giá trị của các di tích kết hợp với việc du lịch. Hiện nay, địa bàn thành phố đang lưu giữ rất nhiều di tích, danh thắng, trong đó có 14 di tích, công trình văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia như: Thành cổ Vinh; núi Dũng Quyết và khu vực Phượng Hoàng Trung Đô; chùa Cần Linh; đền Hồng Sơn;…và 13 di tích, công trình văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh như: cụm di tích ghi dấu sự kiện hai lần Bác Hồ về thăm quê tại thành phố Vinh; Đền Hạ Mã; Chùa Ân Hậu;...

Với hệ thống di tích, danh thắng dày đặc, giàu trầm tích cùng nhiều hoạt động lễ hội phong phú, đa dạng, song việc phát huy giá trị của di sản thành các sản phẩm du lịch ở thành phố Vinh vẫn còn nhiều hạn chế. Các di sản văn hóa phi vật thể như: Các lễ hội tại các đền Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Hồng Sơn, tín ngưỡng dân gian, dân ca ví, giặm, xứ Nghệ chỉ mới mang tính chất bảo tồn, duy trì chứ chưa phát huy được giá trị về du lịch, thành sản phẩm kinh tế. Các di sản vật thể được trùng tu, tôn tạo, cải tạo khang trang, khung cảnh đẹp, song cũng chỉ mới dừng lại là điểm dừng chân, chụp ảnh lưu niệm của số ít du khách. Hệ thống đền, chùa, miếu mạo cũng thu hút người dân đến dâng hoa, dâng hương trong các ngày sóc vọng chứ chưa trở thành điểm đến du lịch tâm linh… Hệ thống di sản của thành phố rất phong phú, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng phát triển, nhất là việc liên kết để tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo.

e) Thể dục - thể thao

Trong những năm qua, phong trào thể dục, thể thao của thành phố phát triển mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú mở rộng tới hầu hết các đối tượng, địa bàn. Hàng năm tiếp tục triển khai tốt cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay, tỷ lệ số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt trên 39%, số gia đình thể thao đạt trên 30%. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao được đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp nhằm đáp ứng tổ chức tốt các sự kiện của thành phố, tỉnh, quốc gia như: sân vận động Vinh nằm ở trung tâm thành phố có sức chứa khoảng 25.000 chỗ ngồi, nhà thi đấu; nhà tập luyện... Khu liên hợp thể thao vùng Bắc Trung Bộ và Trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao tỉnh Nghệ An đang được xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng nằm trên địa bàn các xã: Nghi Phong, Nghi Thạch và Nghi Xuân thuộc huyện Nghi Lộc, với quy mô diện tích khoảng 239,9 ha. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Các hoạt động thể thao trong trường học được tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục.

trung-tam-huan-luyen-va-thi-au-the-duc-the-thao.jpg

Sân vận động Vinh

Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT

Đối với các xã, phường: hầu hết đầu tư xây dựng theo loại hình nhà văn hóa kết hợp với sân thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện của mọi tầng lớp Nhân dân; đặc biệt hệ thống sân thể dục, thể thao trong các trường học, cơ sở giáo dục được quan tâm đầu tư phát triển với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, 100% các trường học thực hiện đảm bảo chương trình dạy và học môn thể dục kết hợp tham gia các hoạt động ngoại khoá, hoạt động thể dục, thể thao theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, thúc đẩy xã hội hóa đối với hoạt động thể dục, thể thao như: quan tâm quy hoạch cơ cấu sử dụng đất, đầu tư xây dựng sân luyện tập thể thao, thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao... Do đó, tạo tiền đề cho các cơ sở thể thao ngoài công lập, các câu lạc bộ phát triển mạnh về số lượng và hoạt động có hiệu quả như: bóng đá cỏ nhân tạo, bể bơi, sân quần vợt, thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ, quần vợt, cầu lông, bóng chuyền, đi bộ, xe đạp, thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền hơi, bóng rổ...

g) Thương mại - dịch vụ

Theo quy hoạch đến năm 2030, thành phố Vinh được xác định là trung tâm thương mại của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ với các khu trung tâm thương mại tại thành phố vừa là trung tâm bán buôn, bán lẻ hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong khu vực, trung tâm thu hút, phân luồng hàng hóa trong và ngoài tỉnh, vừa là trung tâm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí. Thương mại - dịch vụ, du lịch được xác định là những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn thúc đẩy và tác động tới sự phát triển toàn diện. Những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại đã được tập trung đầu tư phát triển và có bước phát triển khá, đạt được những kết quả quan trọng. Mạng lưới các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,… phát triển rộng khắp trên toàn thành phố tạo thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng về chủng loại và mẫu mã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Tăng cường xúc tiến, kêu gọi và tổ chức các sự kiện, trung tâm giới thiệu sản phẩm, hội chợ triển lãm... Bên cạnh đó, thu hút đầu tư, xã hội hóa chuyển đổi mô hình quản lý và kinh doanh chợ, nâng cấp chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại; phát triển các tuyến phố chuyên kinh doanh, xây dựng và quản lý hiệu quả các tuyến phố đêm, phố đi bộ và mô hình mới để thu hút khách du lịch, thúc đẩy kinh doanh gắn với đầu tư xây dựng công trình, chỉnh trang đô thị xanh, sạch, đẹp. Các công trình thương mại được xây dựng đồng bộ hiện đại, như: trung tâm thương mại City Hub, trung tâm thương mại Vinh Center, siêu thị Go,... Trên địa bàn các xã, phường là hệ thống siêu thị kết hợp với chợ truyền thống cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua sắm hành hóa của người dân.

Vincom Vinh

 
  VINCOM VINH NGHỆ AN | Ưu Đãi Và Giá Bán Tháng 01/2023

 

Chợ Vinh

Được sự quan tâm hỗ trợ của của tỉnh, thành phố Vinh đã và đang tập trung khai thác tốt hơn tiềm năng và lợi thế về các dịch vụ về tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, thông tin truyền thông tiếp tục có bước phát triển nhanh; mạng lưới ngày càng mở rộng, loại hình dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân. Tiếp tục phát triển hệ thống tín dụng, ngân hàng theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, từ đó thu hút các ngân hàng lớn trong và ngoài nước, công ty tài chính, bảo hiểm, các công ty chứng khoán lập chi nhánh tại thành phố Vinh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân trong vùng.

Phát triển ngành du lịch, ngoài việc phát triển mạnh về hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng theo nhu cầu sử dụng của du khách; thành phố Vinh còn xác định chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch là một trong những yếu tố rất quan trọng trong phát triển. Hàng năm, thành phố Vinh đều cử đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, hướng dẫn tại các điểm di tích, khu du lịch tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời mở các lớp tập huấn liên quan đến du lịch cho cán bộ, nhân viên tại các tuyến, điểm du lịch; có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với những người trực tiếp trông coi di tích... Thành phố cũng làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu quảng bá về du lịch bằng nhiều hình thức: qua các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản các ấn phẩm, các cuốn sách, tranh ảnh; tuyên truyền qua các hội nghị, tổ chức các sự kiện lớn… Nhờ vậy, con số khách du lịch đến với Vinh ngày càng tăng lên. Tính đến ngày 1/5/2023 thành phố Vinh có 200 cơ sở lưu trú với hơn 5.008 phòng, 8.174 giường, trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 3 khách sạn 04 sao, 9 khách sạn 3 sao, 6 khách sạn 2 sao, có 5 điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận.

8. Tình hình phát triển hạ tầng kỹ thuật

a) Hệ thống giao thông

Thành phố Vinh nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam và là địa phương có hệ thống giao thông đặc biệt thuận lợi về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không; nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước từ Bắc vào Nam và ngược lại. Đồng thời rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong khu vực và quốc tế. Trong những năm gần đây hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố cơ bản được xây dựng hoàn chỉnh đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân và khách tham quan du lịch.

- Hệ thống đường bộ:

+ Giao thông đối ngoại: thành phố có lợi hệ thống giao thông đối ngoại rất thuận lợi với các tuyến quốc lộ theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây, gồm: đại lộ Thăng Long (quốc lộ 1A) - chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo hướng Bắc - Nam với chiều dài 15 km; quốc lộ 1A đoạn tránh ở phía Tây nhằm giảm tải giao thông trong khu vực trung tâm; quốc lộ 46, quốc lộ 46B, quốc lộ 46C, đường tỉnh 535B, đường tỉnh 542B,…

+ Giao thông đô thị: những năm trở lại đây nhiều công trình giao thông quan trọng đã hoàn thành đi vào hoạt động, tạo ra hệ thống giao thông đồng bộ cho các vùng phát triển. Mạng lưới giao thông nội thị đã được rải nhựa hoặc đổ bê tông xi măng với mật độ đường giao thông đạt 12 km/km². Đối với các xã nằm xa trung tâm thành phố, các tuyến đường liên xã, liên thôn cũng được nâng cấp, mở rộng lòng đường, vỉa hè, cây xanh, hạ tầng thoát nước, chiếu sáng khá đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển sản xuất của người dân.

+ Hệ thống bến bãi đỗ xe: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 03 phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong và ngoài tỉnh và được trang bị đầy đủ các tiện nghi cho hành khách như: khu bến tráng nhựa; khu văn phòng, khu nhà chờ; khu dịch vụ, vệ sinh, gồm: Bến xe Miền Trung có diện tích 03 ha, Bến xe phía Bắc thành phố Vinh có diện tích 1,93 ha, Bến xe phía Đông thành phố Vinh có diện tích 0,64 ha. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn các bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe du lịch đảm bảo nhu cầu gửi xe, tránh ùn tắc giao thông mỗi khi có mùa lễ hội.

uri_mh1614503897212Cầu vượt đường sắt phía Bắc Thành phố Vinh

 
 

Ngã ba đường Trần Phú - Trường Thi - Lê Duẩn

 

+ Giao thông công cộng: hệ thống phương tiện phục vụ giao thông công cộng của thành phố đã được đầu tư, nâng cấp cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân và khách tham quan du lịch; thuận tiện kết nối, giao thương với các tỉnh lân cận trong vùng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã đưa 16 tuyến xe buýt vào hoạt động như: tuyến 01 - cầu Bến Thủy đến thị xã Cửa Lò, tuyến 03 - cầu Bến Thủy đi huyện Đô Lương; tuyến 04 - TP. Vinh đi thị xã Hoàng Mai,... ngoài ra, còn các tuyến xe buýt liên tỉnh từ Hà Tĩnh - TP. Vinh. Trung bình mỗi ngày có hơn 250 chuyến từ Thành phố Vinh đi các địa phương trong và ngoài tỉnh.

- Hệ thống đường sắt: tất cả các chuyến tàu trên cả nước đều dừng đón và trả khách tại ga Vinh. Đây là một trong 2 ga lớn nhất miền Trung (cùng với ga Đà Nẵng) và quan trọng trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Ga có diện tích 16.500 m2 trên địa bàn xã Hưng Đông và phường Quán Bàu. Ngoài các chuyến tàu Thống Nhất, thành phố còn có các chuyến tàu xuất phát từ ga Vinh đi miền Bắc là NA1, NA2 và đi miền Trung là VQ1, VQ2. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang triển khai nghiên cứu khả thi dự án Đường sắt tốc độ cao, theo đó dự kiến bố trí 01 nhà ga đường sắt tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên nằm tiếp giáp với khu vực thành phố Vinh, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách tham quan du lịch.

- Hệ thống đường thủy: hệ thống sông ngòi bao quanh phía Đông Nam và phía Nam thành phố là điều kiện thuận lợi cho giao thương kinh tế với các khu vực trong tỉnh. Thành phố có cảng Bến Thuỷ có diện tích 59.800 m2 là một cảng hàng hóa lâu đời của khu vực Bắc miền Trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi.

- Đường hàng không: Cảng hàng không Quốc tế Vinh cách trung tâm thành phố khoảng 6 km có một đường cất cánh dài 2.400 m, rộng 45 m, hệ thống đường lăn, đài kiểm soát không lưu, sân đậu máy bay đáp ứng yêu cầu khai thác. Hiện nay, ga hành khách của sân bay Vinh có tổng diện tích 11.706 m2 gồm 6 cửa ra máy bay đáp ứng 1.000 hành khách giờ cao điểm, công suất thiết kế 2 triệu hành khách/ năm, có các đường bay thẳng khứ hồi kết nối với các thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Nha Trang, Pleiku,... với tần suất trên 40 lần chuyến cất, hạ cánh/ngày.

Cảng hàng không quốc tế Vinh đang được Bộ Giao thông vận tải xem xét cho điều chỉnh quy hoạch giai đoạn đến 2030 và định hướng sau năm 2030 là Cảng hàng không quốc tế cấp 4E theo quy định ICAO, công suất thiết kế hành khách dự kiến đến năm 2030 dự kiến là 8 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 14 triệu hành khách/năm, với tổng diện tích là 447,4 ha.

sân bay vinhCảng hàng không quốc tế Vinh

b) Hệ thống cấp nước

Những năm gần đây, thành phố đã tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các trạm cấp nước đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay, nhân dân trên đại bàn thành phố sử dụng nước sạch được cấp từ 03 nhà máy nước, gồm: nhà máy cấp nước Hưng Vĩnh với công suất 40.000 m3/ngày đêm, nhà máy cấp nước Cầu Bạch với công suất 20.000 m3/ngày đêm, nhà máy cấp nước Hưng Nguyên với công suất 29.000 m3/ngày đêm.

Công tác thi công mới, đồng thời cải tạo một số tuyến ống cấp nước đã lắp đặt và tiếp tục phát triển hệ thống cấp nước tại một số tuyến đường trên địa bàn nhằm đối nối đồng bộ với các nhà máy nước sạch. Mạng lưới đường ống cấp nước truyền tải được đầu tư xây dựng chủ yếu là ống gang cầu. Bên cạnh đó, mạng lưới cấp nước phân phối và dịch vụ được đầu tư xây dựng bằng ống PVC và HDPE. Bên cạnh đó, một phần người dân sinh sống xa khu vực nhà máy cấp nước đã sử dụng nước mưa, nước giếng khoan qua bể lọc để sinh hoạt.

https://danviet.mediacdn.vn/upload/4-2019/images/2019-11-28/Nguoi-tieu-dung-Nghe-An-se-duoc-dung-nuoc-sach-hoan-toan-tu-song-Lam-nuoc-nghe-an-8-1574940557-width700height447.jpgCông nhân vận hành cấp nước cho khu vực thành phố Vinh

c) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hiện nay tại thành phố Vinh được cấp điện từ trạm 110KV Vinh với tổng chiều dài 13,6km và hỗ trợ cấp điện từ trạm biến áp 110KV Vinh Tây.

- Lưới điện:

Tuyến điện 110kV Vinh Tây - Vinh - Cần Đước chạy ngang qua khu vực nghiên cứu, với tổng chiều dài đi trong ranh giới khoảng 13,6km.

Hiện tại, lưới điện trung thế đã phủ kín trên toàn bộ địa bàn thành phố và 100% hộ dân cư đã được nhận điện từ lưới điện quốc gia. Lưới điện trung thế chủ yếu là lưới điện trên không, sử dụng cấp điện áp 22kV, vận hành theo chế độ trung tính nối đất trực tiếp thuộc hệ 3 pha 4 dây.

Toàn bộ các lộ xuất tuyến trung thế sau trạm 110kV đều kết nối lưới hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều chủng loại dây khác nhau, nhiều nhánh rẽ trung áp có tiết diện còn nhỏ nên khả năng tải ở mức độ trung bình.

Lưới điện hạ áp được xây dựng chủ yếu với kết cấu trục chính là 3 pha 4 dây, các nhánh rẽ với kết cấu đa dạng gồm 3 pha 4 dây và 1 pha 2 dây.

- Trạm biến thế

Các trạm biến thế phân phối trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là các trạm treo vận hành ở cấp điện áp 22KV. Các trạm biến thế phân phối trong khu vực chủ yếu cấp điện cho phụ tải sinh hoạt, công trình công cộng, một số khu sản xuất nhỏ.

Hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường quốc lộ, đường chính đô thị đã được xây dựng hoàn chỉnh. 100% công viên có điện chiếu sáng; lắp đặt hệ thống đèn ngoài trời tại các tuyến phố trung tâm tạo thành điểm nhấn của một đô thị văn minh, hiện đại, tăng mỹ quan đô thị vào ban đêm.

quảng trường Hồ Chí Minh

Thành phố về đêm

Mạng lưới đường giao thông khu nhà ở, ngõ xóm trên địa bàn các xã, phường đã được lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng do người dân tự quản. Các tuyến đường khu nhà ở, ngõ xóm được bố trí đèn chiếu sáng, trang trí đa dạng nhiều màu sắc phong phú góp phần tăng hấp dẫn, vẻ đẹp và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, trong các ngày lễ lớn, dịp tết Nguyên đán, thành phố đã tổ chức trang trí đèn chiếu sáng, đèn led, đường hoa trên một số tuyến đường chính vừa tạo điểm nhấn cho thành phố, vừa phục vụ Nhân dân du xuân.

d) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải

Hệ thống thoát nước mưa trong khu vực trung tâm thành phố chảy theo địa hình các tuyến đường được thu và thoát qua hệ thống cống tròn, cống hộp và hệ thống rãnh nắp đan sau đó thoát vào hệ thống sông, hồ điều hòa. Hệ thống thoát nước mưa trong các khu dân cư nông thôn nước chảy ra vườn tự thấm hoặc chảy ra tập trung một góc vườn, xuống ao hay thoát theo rãnh nắp đan, rãnh hở các tuyến đường sau đó thoát vào hệ thống sông, hồ điều hòa. Trong thời gian qua, thành phố đã tiến hành đầu tư xây dựng mới, nạo vét và khơi thông hệ thống kênh mương trên địa bàn nên công tác thoát nước từng bước được cải thiện. Tổng chiều dài hệ thống thoát nước trên địa bàn dài 144,06 km và đã đáp ứng nhu cầu thoát nước kịp thời, không để tình trạng ngập úng xảy ra khi có mưa lớn.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại xã Hưng Hòa với công suất 25.100 m3/ngày đêm cơ bản giải quyết và xử lý được phần nước thải khu vực nội thành hiện hữu. Hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn các xã, phường đã có bể tự hoại, xí ba ngăn hợp vệ sinh đảm bảo quy định về xử lý nước thải phi tập trung theo hộ gia đình.

Địa chỉ xử lý nước thải công nghiệp, nhà máy ở TP.Vinh Nghệ An uy tín chất lượng

nuoc-thai.png

Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải y tế đã được tách lọc và xử lý riêng bằng hệ thống xử lý tập trung trước khi xả ra hệ thống thoát nước bên ngoài là các kênh mương lân cận.

đ) Vệ sinh môi trường

Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải ở nhiều khu phố, bệnh viện, xóm ngõ được cải thiện. Đã giải quyết được các vấn đề xử lý rác thải ở bệnh viện, hầu hết rác thải được thu gom và xử lý bằng lò đốt. Chính quyền địa phương đã đưa Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên (gồm: nhà máy xử lý rác thải Ecovi và Bãi chôn lấp chất thải rắn Nghi Yên) đi vào hoạt động từ tháng 09/2011 để xử lý vấn đề cấp bách của người dân. Đây là nơi thu nạp, xử lý rác thải toàn khu vực thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc và một phần của huyện Hưng Nguyên.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh, việc thu gom chất thải thông thường, phế liệu, chất thải công nghiệp không nguy hại do Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An thực hiện thu gom. Lượng rác thu được trong năm 2023 là 140.050 tấn.                                                                               

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy đạt 100%. Tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu gom xử lý đạt 100%. Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy đạt 100%..

Công ty CP Môi trường và CTĐT Nghệ An: Điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường và dịch vụ cộng đồng

Công ty CP Môi trường và CTĐT Nghệ An: Điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường và dịch vụ cộng đồng

Vệ sinh môi trường đô thị

9. Tình hình về quốc phòng, an ninh

a) Quốc phòng

Ban chỉ huy quân sự tiếp tục thực hiện Đề án thế trận khu vực phòng thủ, nâng cao chất lượng đảm bảo hiệu quả hoạt động của lực lượng vũ trang thành phố giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, đặc biệt trong các ngày diễn ra sự kiện, kỷ niệm lớn. Thường xuyên quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác sẵn sàng chiến đấu. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng vững chắc. Chủ động dự báo, nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời tình hình phát sinh từ cơ sở, sẵn sàng xử lý có hiệu quả các tình huống không để bị động, bất ngờ. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, công tác tuyển gọi thanh niên nhập ngũ năm 2023.

b) An ninh

Năm 2023, công an thành phố thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, chủ động xác lập, đấu tranh, khám phá nhiều chuyên án, bóc gỡ nhiều đường dây tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất cấm; tăng cường đấu tranh phòng, chống pháo nổ trong dịp tết Nguyên đán. Chủ động xây dựng Kế hoạch, phương án đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị. Thực hiện tốt công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quản lý cư trú, thu hồi vật liệu nổ.

Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân được vững chắc; lực lượng vũ trang thành phố được chú trọng xây dựng về chất lượng chính trị, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp giữa lực lượng công an, quân sự, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên và có hiệu quả. Thực hiện đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Việc thực hiện Đề án 06/CP của Chính phủ được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở đẩy mạnh đợt cao điểm hướng về cơ sở, phủ xanh tài khoản định danh điện tử, Thành phố điều động 52 cán bộ, công chức, viên chức, 797 cán bộ, giáo viên các trường mầm non, tiểu học, THCS tham gia hỗ trợ phường, xã kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho nhân dân trên địa bàn; đồng thời triển khai xây dựng thí điểm 05 đơn vị kiểu mẫu về thực hiện Đề án 06/CP trên địa bàn

10. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức

10.1. Thành ủy

a) Thường trực Thành ủy có 03 người gồm: Bí thư Thành ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân: 03 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sĩ: 01 người, đại học: 02 người.

b) Các cơ quan, đơn vị thuộc Thành ủy

Văn phòng Thành ủy, Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Trung tâm chính trị.

c) Cán bộ, công chức, viên chức của Thành ủy

- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành ủy (không tính Thường trực Thành ủy): 47 người (gồm 42 công chức, 05 viên chức).

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân: 19 người, trung cấp: 28 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sĩ: 15 người, đại học: 32 người.

10.2. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố

a) Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2026 hiện có 35 đại biểu, với trình độ như sau:

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân: 24 người, trung cấp: 06 người, sơ cấp: 05 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sĩ: 18 người, đại học: 17 người.

- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố có: Thường trực Hội đồng nhân dân có 02 người, gồm: 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch (chuyên trách) và 02 ban Kinh tế - xã hội và Pháp chế, có 02 trưởng ban kiêm nhiệm, 02 phó ban chuyên trách.

b) Ủy ban nhân dân thành phố

Gồm có 19 thành viên, gồm: 01 Chủ tịch, 04 Phó Chủ tịch và 14 ủy viên là Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự thành phố, Trưởng Công an thành phố.

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có 12 phòng ban chuyên môn trực thuộc gồm: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị; Thanh tra thành phố, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố là 129 người (129 công chức).

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân: 35 người, trung cấp: 54 người, sơ cấp: 40 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: tiến sĩ: 01 người, thạc sĩ: 70 người, đại học: 57 người, cấp: 01 người.

10.3. Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố Vinh gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố là 33 người (không tính Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc do Trưởng Ban dân vận kiêm nhiệm - 33 công chức).

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 14 người, trung cấp: 16 người, sơ cấp: 03 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sĩ: 10 người, đại học: 23 người.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HIỆN TRẠNG CỦA THỊ XÃ CỬA LÒ

1. Lịch sử hình thành

Vùng đất Cửa Lò ngày nay gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Nghi Lộc. Đến năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An, gồm 05 phường (Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi Tân, Nghi Thủy, Thu Thủy) và 2 xã: (Nghi Hương, Nghi Thu).

Ngày 12/3/2009, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 234/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An là đô thị loại III.

Năm 2010, chuyển 02 xã Nghi Hương và xã Nghi Thu thành 02 phường có tên tương ứng theo Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ.

Sau khi thành lập các phường, thị xã Cửa Lò có 07 phường trực thuộc và hoạt động ổn định cho đến ngày nay, gồm: Nghi Hương, Nghi Thu, Nghi Tân, Nghi Thủy, Thu Thủy, Nghi Hải, Nghi Hòa.

2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1. Vị trí địa lý

Thị xã Cửa Lò nằm về phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý từ 18°55' - 19°15' vĩ độ Bắc và 105°38' - 105°52' kinh độ Đông. Trung tâm của thị xã cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 16 km về phía Đông Bắc, cách cảng hàng không quốc tế Vinh khoảng 10 km về phía Tây Nam. Thị xã có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp biển Đông;

- Tây giáp huyện Nghi Lộc;

- Nam giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh;

- Bắc giáp huyện Nghi Lộc.

2.2. Điều kiện tự nhiên

a) Địa hình

Thị xã Cửa Lò thuộc đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng.  Trên địa bàn thị xã có nhiều ngọn núi nhỏ và đảo đã kết hợp và tạo nên những cảnh quan kỳ thú. Nếu như ở phía Bắc là các ngọn núi nhô ra sát biển, tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ thì ở phía Nam lại có rừng bần, có sông Lam tạo nên cảnh hiền hòa, sâu lặng.

b) Khí hậu

Thị xã Cửa Lò nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu chung những đặc điểm khí hậu của Miền Trung. Đồng thời là địa bàn ven biển nên trực tiếp chịu tác động của bão, áp thấp nhiệt đới nói chung.

Chế độ nhiệt độ: thị xã có 02 mùa rõ rệt: mùa Hè có gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 23 - 240C, tháng nóng nhất là tháng 7 lên tới 39 - 400C. Mùa Đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt độ trung bình từ  19 - 200C; thấp nhất có thể xuống tới 60C. Số giờ nắng trung bình năm là 1.637 giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900 mm.

c) Thủy văn

Thị xã Cửa Lò nằm giữa 02 cửa biển với 02 con sông lớn là sông Lam và sông Cấm.

- Sông Lam chảy ở phía Nam của thị xã, là ranh giới của tỉnh Nghệ An với tỉnh Hà Tĩnh, chảy ra biển ở cửa Hội, đoạn chảy qua thị xã dài khoảng 4,0 km.

- Sông Cấm ở phía Bắc của thị xã, chảy ra biển ở cửa Lò, đoạn chảy qua thị xã dài khoảng 3,0 km

Bên cạnh đó, thị xã Cửa Lò còn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của biển Đông và đặc biệt là chế độ xâm nhập mặn của thủy triều.

3. Vai trò của thị xã Cửa Lò

Thị xã Cửa Lò đã được xác định cùng với thành phố Vinh là vùng kinh tế nằm trong chiến lược 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Nghệ An; trong đó dịch vụ và du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Thị xã Cửa Lò có bãi biển xanh, sạch nối dài gần đó với Cửa Hiền, Bãi Lữ, núi Rồng, Hòn Mắt… tạo nên một vùng du lịch khá rộng; phát triển là đô thị du lịch biển có sức hút mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng Cửa Lò không chỉ là du lịch mà còn là dịch vụ. Du lịch biển là trọng tâm nhưng các hoạt động sản xuất - thương mại - dịch vụ liên quan tới du lịch mới chính là hoạt động “sinh” ra doanh thu và lợi nhuận.

4. Diện tích tự nhiên và cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31/12/2023, tổng diện tích tự nhiên của thị xã Cửa Lò là: 29,12 km2, trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 7,08 km2, chiếm tỷ lệ 24,31%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 20,65 km2, chiếm tỷ lệ 70,91%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 1,39 km2, chiếm tỷ lệ 4,77%.

5. Quy mô dân số và cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31/12/2023, dân số của thị xã là 77.813 người, trong đó: dân số thường trú 61.808 người, dân số tạm trú đã quy đổi 16.005 người.

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số người lao động trong các ngành kinh tế của thị xã là 35.133 người, trong đó:

- Lao động nông nghiệp là: 2.698 người, chiếm 7,68%;

- Lao động phi nông nghiệp là: 32.435 người, chiếm 92,32%.

6. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

6.1. Về kinh tế

Năm 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, linh hoạt và hiệu quả của Ủy ban nhân dân thị xã Cửa Lò; cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được kết quả khá tích cực, toàn diện trên nhiều ngành, lĩnh vực. Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, như hoạt động du lịch, dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh năm 2023 đã bật dậy mạnh mẽ. Các lễ hội du lịch được tổ chức thành công, hoạt động du lịch dịch vụ sôi động, lượng du khách tham quan, nghỉ dưỡng tăng cao. Nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, sự kiện mới lần đầu được tổ chức thu hút đông đảo du khách, Nhân dân tham gia và người dân tin tưởng vào hồi phục, phát triển. Trong mức tăng chung của thị xã năm 2023, ngành công nghiệp - xây dựng đạt 6.219,27 tỷ đồng; ngành thương mại - dịch vụ đạt 4.780,68 tỷ đồng; ngành nông - lâm - thủy sản đạt 628,55 tỷ đồng. Kết quả trên từng ngành kinh tế đạt được như sau:

a) Công nghiệp - xây dựng

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách của thị xã; giải quyết nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất kinh doanh. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại hóa nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội; qua đó góp phần với các ngành nghề khác đưa nền kinh tế Cửa Lò ngày thêm phát triển. Công tác đào tạo nghề được đẩy mạnh và góp phần cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như nhà máy sữa Vinamilk, nhà máy bánh kẹo Tràng An… Nhiều cơ sở về chế biến thủy hải sản, các nghề mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa tàu thuyền được duy trì ổn định và tạo việc làm cho người lao động.

Trong lĩnh vực xây dựng: đang triển khai các dự án lớn từ thu hút đầu tư, như: dự án khu vui chơi giải trí Cửa Hội, đường ven biển, đại lộ Vinh - Cửa Lò… Tập trung chỉ đạo thi công các công trình trọng điểm: mở rộng đường Bình Minh, xây dựng hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải giai đoạn 2, nâng cấp hệ thống điện trang trí và đèn tín hiệu giao thông khu vực nội thị...

b) Thương mại - dịch vụ

Với vị trí nằm sát biển, khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển và các dịch vụ tổng hợp bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao, dịch vụ tổng hợp logistics gắn kết với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh, phát triển các khu du lịch gắn với sông Lam nên lĩnh vực thương mại - dịch vụ của thị xã Cửa Lò luôn đạt mức tăng trưởng cao. Tình hình thị trường hàng hóa có nhiều biến động, các loại mặt hàng thiết yếu đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại - dịch vụ phát triển ổn định, tập trung vào các lĩnh vực như: nhà hàng, khách sạn, tài chính ngân hàng, kinh doanh tiêu dùng.... Môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện; giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh phát triển. Việc xây dựng, đầu tư nâng cấp, sắp xếp, bố trí nơi mua bán và quản lý tại các chợ, điểm du lịch từng bước ổn định, phát triển theo chiều hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Các hoạt động kiểm tra an toàn điện, phòng chống cháy nổ, niêm yết giá, an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh được thực hiện thường xuyên.

Năm 2023, thị xã đã chủ động triển khai kế hoạch du lịch, tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch và tổ chức sớm lễ hội du lịch. Xây dựng các điểm đến, check in phục vụ du khách; đôn đốc các khách sạn, nhà hàng chỉnh trang đô thị, hệ thống điện, xây dựng ấn phẩm, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa thể thao thu hút khách du lịch và kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ, giá cả...

c) Nông - lâm - thủy sản

Thị xã đã tập trung chỉ đạo nhân dân gieo trồng, thu hoạch đúng mùa vụ; Chỉ đạo phát triển các loại rau màu, tăng cường công tác khuyến nông, chủ động cung ứng các loại giống mới. Hỗ trợ giống, cây trồng, tiền lãi suất mua phân bón cho nhân dân. Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Triển khai các đợt tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng. Tiếp tục chỉ đạo rà soát diện tích nuôi cá nước ngọt, đổi mới hình thức nuôi thâm canh, thực hiện mô hình chăn nuôi kết hợp. Chăm sóc bảo vệ 100% diện tích rừng hiện có. Đầu năm đã tổ chức phát động toàn dân tích cực tham gia “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại sân vận động trường trung học cơ sở và các khu vực trong khu dân cư. Hiện có 135 tàu thuyền khai thác đánh bắt hải sản và 169 hộ nuôi trồng hải sản trên địa bàn.

d) Thu chi ngân sách

Nhờ chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng hiện đại, kinh tế thị xã tiếp tục phát triển, hàng năm tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt và vượt dự toán tỉnh giao, đảm bảo cân đối thu chi có kết dư. Công tác thu ngân sách được tập trung thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tăng cường quản lý nguồn thu, triển khai áp dụng, công tác kiểm tra, kê khai nộp thuế và hoàn thuế, quản lý điều hành chi ngân sách được đảm bảo. Năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã đạt 1.224,24 tỷ đồng, tổng chi ngân sách đạt 809,78 tỷ đồng.

6.2. Về văn hóa - xã hội

a) Văn hóa, thể dục thể thao

Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động trang trí, tuyên truyền, văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân đảm bảo tính truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và các ngày lễ lớn nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi động viên, cổ vũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân được đẩy mạnh… Thông qua các hoạt động, góp phần tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa; khơi dậy tinh thần đại đoàn kết trong Nhân dân. Công tác thông tin, phát thanh, tuyên truyền có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức, kịp thời chuyển tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước tới Nhân dân.

Tiếp tục triển khai đề án “Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa thị xã Cửa Lò giai đoạn 2021 - 2025”; đẩy mạnh thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, phường văn minh đô thị.

Phong trào thể dục - thể thao đã có bước phát triển mạnh mẽ cùng nhiều hoạt động phong phú, đa dạng với các bộ môn thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, bóng chuyền hơi, cầu lông, bóng bàn,… đã thu hút đông đảo các tầng lớp người dân tham gia, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh, đoàn kết, từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân.

b) Giáo dục - đào tạo

Ngành giáo dục và đào tạo của thị xã được phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Công tác khuyến học, khuyến tài được thực hiện tốt; phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được đẩy mạnh. Kết quả phát triển giáo dục - đào tạo chuyển biến tích cực, toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Trong những năm qua, công tác giáo dục trên địa bàn thị xã luôn được quan tâm chú trọng từ việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho đến mua sắm các trang thiết bị giảng dạy, nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng cho giáo dục và đào tạo được đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại. Duy trì bền vững kết quả phổ cập bậc trung học và dạy nghề.

Các cơ sở giáo dục tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lí, giảng dạy và học tập. Hệ thống quản lý trường học, hồ sơ sổ sách trực tuyến liên thông đồng bộ giúp cán bộ, giáo viên quản trị, vận hành và truy cập dễ dàng. Hệ thống phòng học được trang bị thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, internet tốc độ cao giúp đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy, phát huy tích cực phẩm chất năng lực học sinh. Các phương pháp giảng dạy tiên tiến trên nền tảng internet cũng thường xuyên được giáo viên triển khai áp dụng linh hoạt, sáng tạo.  

c) Y tế

Công tác bảo vệ, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho người dân có nhiều đổi mới, phát triển toàn diện. Công tác y tế, dân số và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được quan tâm. Chương trình tiêm chủng mở rộng luôn được chú trọng duy trì, đạt hiệu quả cao; công tác khám, chữa bệnh, cung ứng đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác y tế dự phòng và điều trị cho người bệnh được đảm bảo.

Trong những năm qua, ngành y tế đã chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế có mục tiêu: đảm bảo tốt công tác tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi; cấp cứu kịp thời các trường hợp đuối nước tại bãi biển và công tác phòng, chống dịch bệnh, khống chế và dập tắt kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm không để dịch lây lan ra địa bàn. Mạng lưới tổ chức y tế cơ sở được kiện toàn, từng bước hiện đại hóa về kỹ thuật, thuận tiện cho việc bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của Nhân dân. Đội ngũ cán bộ y tế từ thị xã đến các phường ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, tỷ lệ sinh và sinh con thứ ba trở lên đã giảm. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng. Công tác quản lý nhà nước về y tế được tăng cường hiệu quả. Thường xuyên tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập.

d) Công tác chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo

An sinh xã hội trên địa bàn được chú trọng quan tâm và bảo đảm, củng cố nền tảng cho phát triển bền vững. Triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với hộ nghèo, đối tượng được bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật. Thực hiện hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất; giải quyết, khắc phục kịp thời các sự cố thiên tai, tai nạn sản xuất đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, đời sống người dân. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, người yếu thế tiếp tục được thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như tổ chức thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách có công...

Trong những năm gần đây, ngoài việc quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho người có công, gia đình chính sách, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định, thị xã còn tổ chức vận động nhiều nguồn lực, tặng hàng nghìn suất quà Tết cho người nghèo, trẻ em nghèo, công tác khám chữa bệnh định kỳ cho các đối tượng chính sách được đảm bảo.

Công tác giải quyết việc làm được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, đã mở 05 lớp dạy nghề cho người lao động. Tập trung công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động. Công tác chăm lo người nghèo, cận nghèo tiếp tục được thực hiện tốt.

7. Tình hình phát triển hạ tầng xã hội

a) Nhà ở

Trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao chất lượng đời sống người dân thì công tác quy hoạch đô thị, phát triển nhà ở đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Phát triển nhà ở đảm bảo đồng bộ và thống nhất với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đồng thời gắn với phát triển thị trường bất động sản trên địa bàn. Một số dự án khu nhà ở và công trình nhà dân được xây dựng mới; các khu dân cư cũ được chỉnh trang kết hợp với các khu nhà ở thấp tầng với hình thức kiến trúc hiện đại đã tạo điểm nhấn cho đô thị và đảm bảo công năng, tiện nghi sống, góp phần làm tăng tính thẩm mỹ công trình đô thị.

Nhà ở trên các trục đường chính tại trung tâm của thị xã và trung tâm các phường chủ yếu là nhà phố kết hợp kinh doanh thương mại, hình thức kiến trúc đa dạng để phù hợp với thị trường và nhu cầu phát triển kinh doanh.

Nhà ở trong các khu dân cư xa trung tâm chủ yếu là nhà ở kết hợp sân vườn, mật độ thấp, tầng cao thấp, loại hình đa dạng như nhà phố, nhà biệt thự, nhà ống truyền thống. Nhà ở xây dựng trong các dự án khu dân cư, khu tái định cư được xây dựng theo quy hoạch chủ yếu là nhà phố, nhà biệt thự với hình thức kiến trúc đồng bộ, đồng đều về tầng cao kết hợp với khu cây xanh đô thị đảm bảo cảnh quan hài hòa với tự nhiên.

d2

d4

Nhà phố kết hợp kinh doanh thương mại

b) Trụ sở cơ quan

Thị xã Cửa Lò hiện có 07 phường, theo đó mỗi đơn vị hành chính đều có trụ sở cơ quan làm việc và nhà văn hóa các khu phố. Nhìn chung về số lượng các trụ sở cơ quan hành chính đều tương ứng với số lượng các cơ quan hành chính, có trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công việc, các trụ sở cơ quan hành chính đều khá khang trang, sạch sẽ.

c) Y tế

Thị xã Cửa Lò có trung tâm y tế Cửa Lò quy mô 110 giường, diện tích
12.000 m2 và bệnh viện phục hồi chức năng quy mô 310 giường, diện tích 12.000 m2.

https://lienhehotro.vn/uploads/benh-vien-da-khoa-thi-xa-cua-lo.jpg
Trung tâm Y tế thị xã Cửa Lò

Trên địa bàn 07 phường đểu có trạm y tế được đầu tư xây dựng đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Mạng lưới y tế được xây dựng hoàn chỉnh; các cơ sở y tế đều có chất lượng kiên cố và trong tình trạng hoạt động tốt; cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh tiếp tục được đầu tư nâng cấp cả về số lượng và chất lượng. Các cơ sở y tế đã chủ động liên kết với các bệnh viện tuyến trên để học tập, chia sẻ kinh nghiệm và trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân.

d) Giáo dục - đào tạo

Sau hơn 10 năm (2009-2023) hệ thống giáo dục trên địa bàn đã được đầu tư, nâng cấp và mở rộng mô hình các trường học. Trên địa bàn thị xã hiện có 37 trường học, gồm: hệ đại học có 01 trường: trường đại học công nghệ Vạn Xuân; hệ cao đẳng có 01 trường: trường cao đẳng thương mại du lịch; Trung tâm giáo dục thường xuyên có 01 trung tâm: Trung tâm giáo dục thường xuyên số 2; trường trung học phổ thông có 02 trường: Trường trung học phổ thông Cửa Lò và Trường trung học phổ thông Cửa Lò 2; 06 trường trung học cơ sở; 07 trường tiểu học và 19 trường mần non.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo thị xã Cửa Lò phát triển toàn diện và ổn định. Quy mô trường lớp được quan tâm đầu tư phát triển cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, đảm bảo từng bước duy trì giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, phổ cập xóa mù chữ mức độ 2.

Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngày càng tốt hơn, tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ đạt tỷ lệ cao. Phong trào khuyến học, khuyến tài thị xã phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; xây dựng quỹ khuyến học được quan tâm và kịp thời khen thưởng, trao học bổng, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời tiếp nhận thạc sỹ, sinh viên đại học tốt nghiệp loại giỏi về thị xã công tác theo hình thức thu hút nhân tài

Trường đại học công nghệ Vạn Xuân Nghệ An thu hồi 42 ha đất dự án Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân | Báo  Giáo dục và Thời đại Online

hieu-con-yeu
Trường trung học phổ thông Cửa Lò

đ) Văn hóa

Các công trình văn hóa trên địa bàn đã được xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Địa bàn thị xã hiện có 03 công trình văn hóa cấp đô thị, gồm: thư viện thị xã có diện tích 60 m2, trung tâm văn hóa có diện tích 4.500 m2, quảng trường Bình Minh có diện tích 20.000 m2. Các công trình văn hóa tại các phường và các khu phố được xây dựng kiến cố đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.

Quảng trường Bình Minh https://cualo.vn/wp-content/uploads/2021/04/nhung-diem-den-khong-the-bo-qua-khi-ve-voi-bien-cua-lo-1.jpg

Công tác bảo vệ, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích trên địa bàn thị xã thu hút được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 04 di tích được công nhận cấp quốc gia (đền Vạn Lộc, nhà thờ họ Hoàng Văn, đền Mai Bảng, đền thờ Nguyễn Trọng Đạt) và 09 di tích được xếp hạng cấp tỉnh (đền Bàu Lối, đền Yên Lương, chùa Song Ngư, đền Làng Hiếu, đền Diên Nhất, nhà thờ Hoàng Nguyên Cát, đền thờ Phùng Phúc Kiều và chùa Lô Sơn).

e) Thể dục - thể thao

Trên địa bàn thị xã có các trung tâm thể dục thể thao được quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Các công trình thể dục thể thao cấp đô thị được xây dựng khang trang gồm: sân vận động, trung tâm thể thao thị xã, nhà thi đấu… Nhiều công trình thể thao ở các phường như: sân bóng đá, sân cầu lông, sân quần vợt, bể bơi. Bên cạnh đó, các tổ dân phố đều có bố trí điểm vui chơi, sân thể dục thể thao, nhà văn hóa khu dân cư, 100% số phường có điểm vui chơi, thể dục thể thao. Ngoài ra, còn có nhiều sân cầu lông, sân bóng chuyền, phòng tập, bãi tập giúp cho phong trào thể dục thể thao của thị xã ngày càng phát triển, đảm bảo sức khỏe cho người dân, giảm gánh nặng, sức ép cho các cơ sở y tế, tránh xa các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống lành mạnh, thể hiện nhịp sống của người dân đô thị hiện đại, năng động..

Quảng trường Bình Minh https://cualo.vn/wp-content/uploads/2021/04/nhung-diem-den-khong-the-bo-qua-khi-ve-voi-bien-cua-lo-1.jpg

Câu long 2018
Nhà luyện tập thi đấu Thể thao TX Cửa Lò

Hàng năm, vào mùa lễ hội thành phố tổ chức các lễ hội truyền thống kết hợp tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao, tạo ra không khí phấn khởi thi đua lao động, sản xuất, học tập cho toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân trên địa bàn. Các môn thể thao truyền thống như: kéo co, đẩy gậy, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng được tổ chức trong các ngày hội góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao.

g) Thương mại - dịch vụ

Mạng lưới thương mại dịch vụ thời gian qua được chú trọng đầu tư và phát triển. Trên địa bàn thị xã đã phát triển mô hình kinh doanh siêu thị, chợ trung tâm và nhiều cửa hàng tự chọn. Hệ thống chợ trên địa bàn các phường như: chợ Đông Trang, chợ Nghi Hương, chợ Hôm… với cơ sở vật chất được xây dựng kiên cố, từng bước hiện đại hóa, đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa, kinh doanh phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân. Về cơ bản các siêu thị và hệ thống chợ đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch, việc quản lý, hoạt động có hiệu quả đảm bảo trật tự an toàn, văn minh thương mại, hàng hóa đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm phát triển nhanh, thị xã đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng, ngân hàng triển khai 21 chi nhánh cấp 1, gần 70 điểm giao dịch trên địa bàn với nhiều phương thức huy động vốn, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, còn có rất nhiều chợ truyền thống phục vụ các khu dân cư trong đô thị.

Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang phát triển là một động lực rất lớn để đẩy mạnh các dịch vụ thương mại phát triển. Bên cạnh đó, trên địa bàn có khá nhiều điểm giao dịch, chi nhánh của hầu hết ngân hàng lớn: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank,... cơ bản đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân, thuận lợi cho các giao dịch kinh tế.

Trong thời gian qua tỉnh Nghệ An và thị xã Cửa Lò đã quan tâm đến việc xúc tiến, quảng bá đưa du lịch biển Cửa Lò đến với du khách trong và ngoài nước. Công tác tuyên truyền, quảng bá được tổ chức tốt cả chiều rộng và chiều sâu; thu hút được sự quan tâm của các cơ quan thông tấn báo chí; Tổ chức sôi động các hoạt động phục vụ du lịch… Số lượng khách du lịch ngày càng tăng đã tạo điều kiện cho các tác nhân tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch nâng cao kết quả kinh doanh của mình. Do vậy mà doanh thu từ hoạt động du lịch cũng tăng qua các năm. Tính đến ngày 01/5/2023 Thị xã Cửa Lò có 299 cơ sở lưu trú với hơn 11.420 phòng, 22.361 giường, trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 9 khách sạn 3 sao, 3 khách sạn 2 sao, 1 khách sạn 1 sao.

https://vanantravel.vn/uploads/cam-nang-tt/cua-lo/khach-san-cua-lo-co-be-boi-4.jpg

https://vanantravel.vn/uploads/cam-nang-tt/cua-lo/khach-san-cua-lo-co-be-boi-3a.jpg

Khách sạn Mường Thanh

Melia Vinpearl Cửa Hội

8. Tình hình phát triển hạ tầng kỹ thuật

a) Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã Cửa Lò được xây dựng đồng bộ, phát triển cả về đường thủy và đường bộ đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân và các doanh nghiệp như sau:

- Giao thông đối ngoại: trên địa bàn thị xã có các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh chạy qua gồm: đường quốc lộ 46, đoạn qua thị xã dài 2,0 km; đường quốc lộ 46C, đoạn qua thị xã dài 4,1 km; đường tỉnh 535, đoạn qua thị xã dài 4,5 km; đường tỉnh 535B, đoạn qua thị xã 2,6 km. Các tuyến đường được xây dựng theo quy hoạch có bề rộng mặt đường, vỉa hè, hệ thống chiếu sáng,… đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế.

- Giao thông đô thị: hệ thống đường phố của thị xã Cửa Lò đã và đang được xây dựng theo quy hoạch với mạng lưới dạng bàn cờ gồm các đường song song và các đường dẫn thẳng ra các bãi biển. Hệ thống các trục đường chính tạo thành mạng xương sống liên kết từ trung tâm thị xã đến các phường. Các trục đường chính được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, hệ thống các trục đường được phân cấp rõ ràng tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh. Các trục đường phố chính gồm các đường: Bình Minh, Mai Thúc Loan, Nguyễn Huệ, Sào Nam, Nguyễn Sinh Cung… các tuyến này có tình trạng đường tương đối tốt, nền đường rộng từ 10 - 47 m, mặt đường rộng từ 7 - 21 m.

Phố biển Cửa Lò rực rỡ chào đón du khách trong mùa du lịch. Ảnh tư liệu: Quang An

undefined

Đường phố thị xã Cửa Lò

- Hệ thống bến bãi đỗ xe: trên địa bàn thị xã có bến xe An Bình có diện tích 9.350 m2, bến xe Văn Minh có diện tích 6.553,1 m2; các vị trí bên xe được xây dựng theo quy hoạch và có đủ tiện nghi cho hành khách như: khu văn phòng, khu nhà chờ; khu dịch vụ, khu vệ sinh... Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn có các điểm dừng đỗ của xe buýt, xe điện đang làm tốt nhiệm vụ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.

- Giao thông công cộng: những năm gần đây, thị xã Cửa Lò đã xây dựng hoàn chỉnh các tuyến xe buýt kết nối từ thị xã Cửa Lò đến trung tâm thành phố Vinh nhằm tạo thuận tiện trong di chuyển và tăng cường kết nối. Ngoài ra, thị xã còn phát triển phương tiện giao thông công cộng là xe điện. Đây không chỉ là loại hình giao thông thân thiện, an toàn mà còn mang đến cho người dân và khách du lịch nhiều lựa chọn; có thể thuận tiện đi đến các địa điểm khác nhau bằng phương tiện giao thông công cộng.

- Hệ thống đường thủy: là khu vực giáp biển, trên địa bàn thị xã có các bến cảng như: bến cảng Cửa Lò diện tích 200.000 m2, bến cảng Nghệ An có diện tích 4.072,6 m2, bến cảng Tân Xuân có diện tích 2.827 m2. Cảng Cửa Lò, một trong những cảng lớn miền Trung, có tầm quan trọng đối với sự phát triển của thị xã Cửa Lò và tỉnh Nghệ An. Cảng Cửa Lò là cửa ngõ thông ra biển gần nhất so với các cảng khác tại khu vực Nghệ An; đồng thời, nằm trên trục giao thông kết nối chuỗi xuất nhập khẩu hàng hóa.

b) Hệ thống cấp nước

Hệ thống nhà máy cấp nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò được đầu tư đồng bộ, lắp đặt thiết bị hiện đại với công suất 23.000 m3/ngày đêm. Hiện nhà máy đã phát triển hệ thống mạng đường ống cấp nước đến các hộ dân trên địa bàn 7 phường, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được sử dụng nước sạch và đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng nước sạch tại các khách sạn, nhà hàng. Hàng năm, nhà máy nước thường xuyên sửa chữa, nâng cấp một số tuyến đường ống cấp nước cũ, xuống cấp gây thất thoát nước... nhằm đảm bảo ổn định nguồn nước sạch phục vụ người dân. Một phần người dân sinh sống xa khu vực nhà máy cấp nước sử dụng nước mưa, nước giếng khoan qua bể lọc để phục vụ sinh hoạt.

c) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Trên địa bàn thị xã có hệ thống đường dây cao thế, trung thế và hạ thế đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân. Hiện nay, số hộ dùng điện lưới quốc gia trong toàn thị xã đạt 100%. Hệ thống chiếu sáng trên địa bàn được quan tâm đầu tư xây dựng khá tốt, đảm bảo cảnh quan đô thị và an toàn giao thông.

Lưới phân phối điện trên toàn thị xã có điện áp là 22 kV, 3 pha. Các tuyến 22 kV đã dùng công nghệ thi công cáp ngầm tạo thuận tiện trong việc phát triển tăng dung lượng truyền tải điện và tạo được vẻ đẹp mỹ quan cho đô thị. Hệ thống điện chiếu sáng: tại khu vực trung tâm và trên trục đường chính, đường nhánh đã được đầu tư xây dựng mới. Tại các phường, đường ngõ hệ thống điện chiếu sáng được đầu tư theo hình thức xã hội hóa từ chính người dân đóng góp, lắp đặt.

Khu du lịch bãi biển Cửa Lò về đêm

https://dulichvn.org.vn/nhaptin/uploads/images/2019/thang6/cualo1.jpg

Hệ thống chiếu sáng của thị xã Cửa Lò

d) Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa trong khu vực trung tâm thị xã chảy theo địa hình được thu và thoát qua hệ thống cống tròn, cống hộp và hệ thống rãnh nắp đan sau đó thoát vào hệ thống sông và đổ ra biển. Hệ thống thoát nước mưa trong các khu dân cư xã trung tâm nước chảy ra vườn tự thấm hoặc chảy ra tập trung một góc vườn thoát theo rãnh nắp đan, rãnh hở các tuyến đường sau đó thoát vào hệ thống sông. Trong thời gian qua, thị xã đã tiến hành đầu tư xây dựng mới, nạo vét và khơi thông hệ thống cống trên các trục đường chính nên công tác thoát nước từng bước được cải thiện.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 02 nhà máy xử lý nước thải: nhà máy xử lý nước thải thị xã Cửa Lò 1 công suất 3.700 m3/ngày đêm, nhà máy xử lý nước thải thị xã Cửa Lò 2 công suất 5.000 m3/ngày đêm đã cơ bản xử lý nước thải tại khu vực trung tâm thị xã. Các nhà hàng, khách sạn cũng đã đấu nối đường ống nước thải của cơ sở mình vào hệ thống thu gom nước thải của thị xã. Các hộ dân xa nhà máy xử lý nước thải đã sử dụng bể tự hoại, xí ba ngăn hợp vệ sinh. Nước thải y tế đã được tách lọc và xử lý riêng bằng hệ thống xử lý tập trung trước khi xả ra hệ thống thoát nước bên ngoài.

đ) Vệ sinh môi trường

Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân thị xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn, bảo đảm vệ sinh môi trường. Tổ chức thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, vận chuyển, xử lý đất thải, phế thải xây dựng; thường xuyên kiểm tra việc bảo đảm môi trường, lập thủ tục cam kết bảo vệ môi trường đối với các trang trại chăn nuôi, lập biên bản, nhắc nhở, đề nghị khắc phục những trường hợp vi phạm; tổ chức thường xuyên các đợt ra quân chấn chỉnh mỹ quan đô thị. Đồng thời, phối hợp với Công ty cổ phần môi trường đô thị và dịch vụ du lịch Cửa Lò vận chuyển rác tại các điểm tập trung đến nơi xử lý theo quy định. Tại khu vực các bãi biển phục vụ du lịch, ngoài việc lắp đặt các thùng rác công cộng, tuyên truyền người dân bỏ rác đúng nơi quy định thì các tổ chức đoàn thể cùng với các cơ sở kinh doanh dọc bãi biển đã tổ chức ra quân thu gom rác thải khu vực bãi tắm tạo mỹ quan đô thị thị xã.

https://cualo.vn/wp-content/uploads/2022/04/vs5-copy.jpg

https://file1.dangcongsan.vn/DATA/0/2018/03/%C4%91o%C3%A0n_vi%C3%AAn_thanh_ni%C3%AAn_thu_gom_r%C3%A1c-10_24_31_662.jpg

Ra quân làm vệ sinh môi trường

9. Tình hình về quốc phòng, an ninh

a) Quốc phòng

Thị xã đã chỉ đạo triển khai kế hoạch, thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng được giao. Tổ chức huấn luyện theo kế hoạch; duy trì nghiêm điều lệnh và công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Thị xã đã tổ chức lễ giao quân năm 2023 đảm bảo 100% chỉ tiêu an toàn và hiệu quả. Tổ chức thành công, đảm bảo an toàn tuyệt đối diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển. Diễn tập thành công phòng thủ dân sự; chiến đấu phòng thủ phường trong khu vực phòng thủ thị xã năm 2023. Duy trì lực lượng dân quân tự vệ theo đúng chủ trương “vững mạnh, rộng khắp”, bảo đảm chất lượng chính trị, hàng năm được tổ chức huấn luyện chặt chẽ, nghiêm túc.

b) An ninh

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đảm bảo an toàn các sự kiện, an toàn du khách về tham quan, nghỉ dưỡng tại thị xã. Chủ động phòng chống, đấu tranh tội phạm. Phong trào toàn dân đoàn kết bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh, phát huy hiệu quả mô hình camera an ninh. An ninh vùng biển được tăng cường, tuần tra xử lý. Công an thị xã đã phối hợp với công an tỉnh mở nhiều đợt cao điểm tấn công, triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh, trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hoạt động mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo, chất nổ. Tăng cường quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng công an với quân sự, các ban ngành, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền an ninh Nhân dân, thế trận an ninh Nhân dân vững chắc gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân. Triển khai nhiều phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ an toàn, tuyệt đối các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị trên địa bàn thị xã. Công tác bảo vệ nội bộ, an ninh, tư tưởng văn hóa, dân tộc, tôn giáo được chú trọng, đồng thời kết hợp phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc với công tác nghiệp vụ, góp phần giữ ổn định chính trị trên địa bàn.

10. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức

10.1. Thị ủy

a) Thường trực Thị ủy có 03 người gồm: Bí thư Thị ủy; Phó Bí thư Thường trực Thị ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã; Phó Bí thư Thị ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã.

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 03 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: đại học: 03 người.

b) Các cơ quan, đơn vị thuộc Thị ủy

Văn phòng Thị ủy, Ban Tổ chức Thị ủy, Ban Tuyên giáo Thị ủy, Ban Dân vận Thị ủy, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thị ủy, Trung tâm chính trị.

c) Cán bộ, công chức, viên chức của Thị ủy

- Tổng số cán bộ, công chức thuộc Thị ủy (không tính Thường trực Thị ủy): 25 người (gồm 22 công chức, 03 viên chức).

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 12 người, trung cấp: 13 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sĩ: 02 người, đại học: 23 người.

10.2. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã

a) Hội đồng nhân dân thị xã nhiệm kỳ 2021 - 2026 hiện có 30 đại biểu, với trình độ như sau:

- Trình độ lý luận chính trị: cử nhân: 03 người; cao cấp: 17 người, trung cấp: 08 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sĩ: 14 người, đại học: 15 người, chưa qua đào tạo: 01 người.

- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã có: Thường trực Hội đồng nhân dân có 02 người, gồm: 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch (chuyên trách) và 02 ban Kinh tế - xã hội và pháp chế, có 02 trưởng ban kiêm nhiệm, 02 phó ban chuyên trách.

b) Ủy ban nhân dân thị xã

Gồm có 16 thành viên, gồm: 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 14 ủy viên là Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã; Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự thị xã, Trưởng Công an thị xã.

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã có 12 phòng ban chuyên môn trực thuộc gồm: văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Y tế, Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị; Thanh tra thị xã, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã là 55 người (55 công chức).

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 18 người, trung cấp: 34 người, sơ cấp: 03 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sĩ: 08 người, đại học: 47 người.

10.3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thị xã Cửa Lò gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thị xã là 19 người (không tính Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc do Trưởng Ban dân vận kiêm nhiệm - 19 công chức).

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 04 người, trung cấp: 14 người, sơ cấp 01 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sĩ: 05 người, đại học: 14 người.

III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ CÓ LIÊN QUAN

1. Xã Hưng Đông, thành phố Vinh

1.1. Lịch sử hình thành

Trước thế kỷ 19, vùng đất Hưng Đông ngày nay thuộc xã Xuân Yên, tổng Ngô Trường, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Năm 1926, tổng Ngô Trường đổi tên thành Yên Trường và được chuyển về phủ Hưng Nguyên quản lý.

Đến năm 1946, xã Xuân Yên đổi tên thành xã Thường Xuân. Năm 1947, xã Thường Xuân được sát nhập với xã Hương Cái thành xã Hưng Thành.

Cuối năm 1953, chia Hưng Thành thành 02 xã là Hưng Tây và Hưng Đông. Tên gọi Hưng Đông thuộc huyện Hưng Nguyên.

Ngày 26/12/1970, Phủ Thủ tướng ban hành Quyết định nhập xã Hưng Đông thuộc huyện Hưng Nguyên về thành phố Vinh quản lý.

Năm 1979, xã Hưng Đông và xã Hưng Vĩnh nhập thành xã Đông Vĩnh.

Năm 1994, theo Nghị định số 54/CP, chia xã Đông Vĩnh thành phường Đông Vĩnh và xã Hưng Đông. Theo đó, xã Hưng Đông hoạt động ổn định từ đó cho đến nay với 17 xóm có tên gọi như sau: Trung Tiến, Trung Thuận, Trung Thành, Trung Mỹ, Mỹ Long, Mỹ Hậu, Mỹ Hòa, Mai Lộc, Yên Xá, Yên Vinh, Yên Khang, Yên Hòa, Yên Bình, Đông Vinh, Vinh Xuân, Yên Xuân và Quán Bánh.

1.2. Địa giới hành chính

Hưng Đông là xã nằm ở phía Tây thành phố Vinh, có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp phường Quán Bàu;

- Tây giáp xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên;

- Nam giáp phường Đông Vĩnh;

- Bắc giáp xã Nghi Kim.

1.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Hưng Đông diện tích tự nhiên 6,41 km². Trong đó cơ, cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 2,26 km2, chiếm tỷ lệ 35,35%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 4,11 km2, chiếm tỷ lệ 64,14%;

- Diện tích đất chưa sử dụng: 0,03 km², chiếm tỷ lệ 0,51%.

1.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31/12/2023, quy mô dân số của xã Hưng Đông17.784 người (trong đó: dân số thường trú là 13.532 người; dân số tạm trú đã quy đổi là 4.252 người).

 Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế của xã Hưng Đông là 7.796 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 6.894 người, chiếm 88,43%;

- Lao động nông nghiệp 902 người, chiếm 11,57%.

1.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Trong năm, xã tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp theo kế hoạch, phát triển ổn định các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, trên địa bàn xã Hưng Đông có khu công nghiệp Bắc Vinh hoạt động ổn định với các ngành nghề: chế biến thực phẩm, may xuất khẩu, sản xuất bao bì, vật liệu xây dựng,… đã góp phần giải quyết việc làm và tạo nguồn thu nhập ổn định cho lao động của xã. Bên cạnh đó, các xưởng cơ khí, hàn xì của người dân cũng tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị, mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

b) Thương mại - dịch vụ

Những năm gần đây, Ủy ban nhân dân xã đã tập trung chỉ đạo, khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển kinh tế hộ gia đình. Thực hiện tốt việc giải quyết thủ tục cho người dân vay vốn phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Hiện trên địa bàn xã có 97 hộ kinh doanh vận tải, kho bãi, 110 hộ kinh doanh về thương mại đang hoạt động ổn định.

c) Nông - lâm - thủy sản

Năm 2023, tăng cường chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu sản xuất của ngành nông nghiệp theo kế hoạch. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, tập trung với các loại cây có lợi thế, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của xã gắn với liên kết chuỗi nông sản thực phẩm an toàn, bền vững. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm mở rộng các mô hình nông nghiệp theo quy trình VietGap.

d) Thu - chi ngân sách

Thực hiện điều hành dự toán thu - chi ngân sách năm 2023 linh hoạt theo đúng chỉ đạo của cấp trên góp phần giữ vững ổn định kinh tế, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. Tăng cường quản lý thu ngân sách, tích cực đôn đốc xử lý nợ đọng thuế. Tăng cường huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tiêu hành chính, thực hiện chi ngân sách đảm bảo đúng quy định của luật ngân sách; đảm bảo các khoản dự phòng chi cho các yêu cầu nhiệm vụ chi cấp bách, đột xuất phát sinh trên địa bàn. Tổng thu ngân sách xã năm 2023 đạt 44,52 tỷ đồng; tổng chi ngân sách là 34,50 tỷ đồng.

1.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Các trường tiếp tục triển khai kế hoạch dạy tốt, học tốt năm học 2022 - 2023, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy - học và điều chỉnh dạy học đúng theo tinh thần chỉ đạo của ngành. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạt hiệu quả. Giữ vững danh hiệu trường học đạt chuẩn quốc gia. Huy động các cháu trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ 100%; trong đó: tổng số học sinh 3 trường công lập là 2.361 em với 58 lớp, 111 cán bộ, giáo viên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 98,3%. Công tác tuyển sinh có nhiều đổi mới, có chất lượng. Chuẩn bị chu đáo các nội dung để triển khai nhiệm vụ năm học mới.

b) Y tế

Trên địa bàn xã có 01 trạm y tế với quy mô 1.112 m2. Công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế từng bước  được nâng cao. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân; chú trọng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Trong năm, trạm thường xuyên mở các đợt khám sức khỏe định kỳ, không để xảy ra tai biến trong quá trình điều trị; phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến, cửa hàng thực phẩm và các nhà hàng đóng trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, lồng ghép chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em trong các buổi giao lưu sinh hoạt tại các khu dân cư.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Đài truyền thanh xã thường xuyên tiếp sóng, đảm bảo thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của địa phương, gắn với tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn; tăng cường các hoạt động kiểm tra xử lý vi phạm trong các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc. Tích cực triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị văn minh”.

Tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia các phong trào thể dục - thể thao, văn hóa - văn nghệ do các cấp phát động. Năm 2023, đã tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao mừng Đảng, mừng Xuân, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, hội thơ đầu Xuân, …

1.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Trên địa bàn xã có tuyến đường quốc lộ 46B và nhiều tuyến đường chính như đường Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Chí Thanh,... chạy qua. Hệ thống các tuyến đường liên xã khá tốt và đồng bộ, hầu hết đã được cứng hoá, một số đoạn liên xã được trải thảm bằng nhựa atphan, có rãnh thoát nước đảm bảo không bị ngập úng khi mùa mưa. Trên các tuyến đường liên xã hầu hết đều được trồng các loại cây bóng mát, cây xanh và được lắp đặt biển chỉ dẫn giao thông, hệ thống chiếu sáng cũng như hạ tầng thoát nước. Bên cạnh đó, hầu hết các tuyến đường ngõ xóm đã được bê tông hóa và có đủ chiều rộng cần thiết đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân địa phương.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống lưới điện của xã thường xuyên được kiểm tra, thay mới các đường dây xuống cấp để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của người dân không bị gián đoạn. Đi đôi với việc nâng cấp lưới điện hạ thế, Công ty điện lực thành phố cùng chính quyền xã và các ngành chức năng đã thực hiện tốt việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng xây dựng hệ thống điện trung áp, góp phần chống quá tải, nâng cao chất lượng điện, đảm bảo nguồn điện được cung cấp phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng điện của người dân, không bị gián đoạn trong sinh hoạt. Hệ thống chiếu sáng công cộng đã được đầu tư trên hầu hết các tuyến đường chính cũng như các tuyến đường khu dân cư, phát huy tốt hiệu quả đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, đáp ứng nhu cầu phát triển đi lại của người dân. Hệ thống chiếu sáng dần được cải tạo, thay thiết bị cũ tiêu hao nhiều điện năng bằng công nghệ đèn led để tăng hiệu suất chiếu sáng, giảm thiểu tiêu thụ điện năng.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Các thôn trong xã đã được xây dựng hệ thống đường ống cấp nước sạch và nguồn nước sạch được cung cấp từ nhà máy nước Hưng Vĩnh với công suất
40.000 m3/ngày đêm cơ bản đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch cho các hộ dân. Ngoài ra, các hộ dân trong xã cũng sử dụng nguồn nước bơm từ giếng khoan qua hệ thống bể lọc đảm bảo hợp vệ sinh vào phục vụ sinh hoạt. Đến nay, số hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%.

Hệ thống thoát nước trên địa bàn xã Hưng Đông cơ bản khắc phục được tình trạng ngập úng trong mùa mưa bão. Hàng năm, chính quyền xã thường xuyên tổ chức phát động ngày toàn dân ra quân làm thủy lợi huy động nhân lực dọn vệ sinh mương tiêu thoát nước; nạo vét khơi thông, đảm bảo dòng chảy thông thoáng nhằm đáp ứng cho việc thoát nước và phục vụ cho việc tưới tiêu.

d) Vệ sinh môi trường

Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Hưng Đông và các tổ chức đoàn thể chính trị, thường xuyên phát động phong trào làm sạch đường làng ngõ xóm, quét dọn, phát quang, vệ sinh sạch sẽ bảo đảm sáng - xanh - sạch - đẹp, hướng dẫn người dân thu gom rác thải phải, phân loại, xử lý ngay từ hộ gia đình. Tăng cường quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; tổ chức các đợt ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, vỉa hè; có biện pháp xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đến nay, tỷ lệ rác thải được thu gom trên địa bàn hiện đạt 100%.

1.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Ban chỉ huy quân sự xã đã tham mưu cho Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết về quân sự, quốc phòng; xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động quốc phòng, quân sự địa phương năm 2023. Hàng năm xã đều hoàn thành tốt chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và huy động huấn luyện dự bị động viên. Huy động lực lượng dân quân, lực lượng xung kích tham gia ứng trực, sẵn sàng chiến đấu, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện báo cáo thường xuyên, đột xuất kịp thời, đúng quy định. Thực hiện tốt công tác phối hợp, kiểm tra, tập huấn theo quy định. Làm tốt chính sách hậu phương quân đội, chế độ chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ.

b) An ninh

Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Năm 2023, ban công an xã đã chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời đấu tranh đối với các loại tội phạm không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trên địa bàn xã không xảy ra các hoạt động, chống đối Đảng, chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và các hoạt động tuyên truyền trái pháp luật, lương giáo đoàn kết, tình hình an ninh chính trị được giữ vững. Tăng cường công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng trên toàn địa bàn, tổ chức làm thẻ căn cước cho Nhân dân; rà soát dữ liệu về dân cư.

1.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của xã Hưng Đông28 đại biểu.

- Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng Quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an ).

Tổng số cán bộ, công chức của là 19 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 8 người.

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 01 người; trung cấp: 18 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 04 người, đại học: 14 người, trung cấp: 01 người.

2. Xã Hưng Lộc, thành phố Vinh

2.1. Lịch sử hình thành

Xã Hưng Lộc xưa thuộc tổng Yên Trường, huyện Chân Lộc, trấn Nghệ An. Qua các thời kỳ được đổi tên thành Đức Lộc.

Đến tháng 7/1947, 03 xã: Đức Lộc, Thái Hòa, Văn Phong nhập thành xã Hưng Phong.

Tháng 7/1953, xã Hưng Phong tách thành 03 xã nhỏ, xã Đức Lộc đổi tên thành Hưng Lộc.

Ngày 26/12/1970, theo Quyết định số 80-QĐ/CP, xã Hưng Lộc được nhập về thành phố Vinh quản lý. Xã Hưng Lộc hoạt động ổn định từ đó đến nay.

2.2. Địa giới hành chính

Xã Hưng Lộc nằm ở phía Đông thành phố Vinh, có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc;

- Tây giáp xã Nghi Phú và phường Hà Huy Tập;

- Nam giáp xã Hưng Hòa và phường Hưng Dũng;

- Bắc giáp xã Nghi Đức.

2.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Hưng Lộc có diện tích tự nhiên 6,72 km². Trong đó, cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 3,04 km2, chiếm tỷ lệ 45,18%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 3,62 km2, chiếm tỷ lệ 53,87%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,06 km2, chiếm tỷ lệ 0,95%.

2.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, quy mô dân số của xã Hưng Lộc26.321 người (trong đó: dân số thường trú là 21.335 người; dân số tạm trú đã quy đổi là 4.986 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế của xã Hưng Lộc 12.221 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 11.115 người, chiếm 90,95%;

- Lao động nông nghiệp 1.016 người, chiếm 9,05%.

2.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

 Trên địa bàn xã hiện có cụm công nghiệp Hưng Lộc và 42 doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã thu hút nhiều lao động đến làm việc, góp phần giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Trong đó, một số ngành nghề phát triển như: chế biến lâm sản, sản xuất ván ép, bao bì, giấy vệ sinh, sản xuất đồ gỗ, đồ nhựa gia dụng,... Ngoài ra, số lượng lao động làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp tăng đều qua các năm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân.

b) Thương mại - dịch vụ

Những năm gần đây, ngành thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng thương mại - dịch vụ; tạo điều kiện thu hút đầu tư, động viên Nhân dân, doanh nghiệp tích cực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có lợi thế, ít gây ô nhiễm môi trường; nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển mạnh, nhất là dịch vụ vật tư cho nông nghiệp và dịch vụ thức ăn gia súc, gia cầm, vật liệu xây dựng,... Trên địa bàn có chợ Cọi với diện tích 6.100 m2 cùng các cửa hàng tạp hóa phát triển đã đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm hàng hóa, phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân.

c) Nông - lâm - thủy sản

Công tác chuyển giao, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất cây trồng, phát huy, hệ thống giao thông, thủy lợi được đầu tư đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhân dân giúp nhân dân tiếp cận với kiến thức mới, lựa chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả. Ủy ban Nhân dân xã chủ động tuyên truyền và tích cực chỉ đạo Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp làm tốt các khâu dịch vụ, đảm bảo công tác tưới tiêu phục vụ sản xuất, dự thính, dự báo về phòng trừ sâu bệnh. Nuôi trồng thủy sản trên toàn bộ diện tích, kết hợp phát triển mới các dịch vụ kèm theo; tổng đàn trâu bò, gia cầm, thủy cầm tương đối ổn định. Các hợp tác xã phối hợp tốt với trạm bảo vệ thực vật, thú y thành phố thực hiện hiệu quả công tác tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân trong tổ chức sản xuất.

d) Thu - chi ngân sách

Thực hiện thu ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại phí, lệ phí và các khoản thu trên địa bàn xã, chú trọng các khoản thu về thuế đất phi nông nghiệp, thuế sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng năm. Thực hiện nghiêm luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách, phấn đấu cân đối chi cho đầu tư, phát triển. Tổng thu ngân sách năm 2023 xã Hưng Lộc là 67,26 tỷ đồng; tổng chi ngân sách là 60,15 tỷ đồng.

2.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua, công tác giáo dục trên địa bàn xã Hưng Lộc luôn được quan tâm chú trọng từ việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho đến mua sắm các trang thiết bị giảng dạy, nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học; làm tốt công tác quản lý, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt”, nâng cao chất lượng giáo dục và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2022 - 2023; 100% trẻ của các trường mầm non được đi học theo đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở đạt 100%. Các trường đã tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng các em học sinh có thành tích cao trong học tập. Bên cạnh đó, các nhà trường đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, tổ chức tặng quà cho các trẻ em, học sinh nghèo vượt khó, học sinh giỏi năm học 2022 - 2023; tiếp tục quan tâm, đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của con em, học sinh.

b) Y tế

 Trên địa bàn xã có 01 trạm y tế với tổng diện tích 2.350 m2 và bệnh viện quân y Quân khu với diện tích 44.768 m2 đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn và cùng lân cận. Ủy ban Nhân dân xã chỉ đạo trạm Y tế phối hợp với các bộ phận liên quan tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, không để dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Tiếp tục triển khai trương trình xây dựng trạm y tế điểm; đảm bảo thực hiện công tác quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn xã. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công tác tiêm phòng luôn được quan tâm và duy trì đều đặn. Cán bộ nhân viên y tế luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo thời gian khám chữa bệnh, hoàn thành các chỉ tiêu do trung tâm y tế đề ra. Công tác truyền thông dân số được tăng cường, thực hiện tốt các chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Chỉ đạo tốt công tác thông tin, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị được thông tin kịp thời đến người dân thông qua hệ thống đài truyền thanh xã. Ngoài ra, đài truyền thanh đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền đến người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc hiếu hỉ. Phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” luôn được duy trì và hoạt động thường xuyên có hiệu quả. Các hộ gia đình tham gia tích cực trong việc xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa.

Trên địa bàn xã có 8 nhà văn hóa các thôn, xóm và sân bóng đá, sân vận động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, rèn luyện thể dục thể thao của nhân dân. Phong trào thể - dục thể thao trên địa bàn xã được đông đảo các tầng lớp người dân tham gia; Ủy ban nhân dân xã thường xuyên phát động phong trào giao lưu văn hóa, thể dục - thể thao giữa các thôn, xã và tham gia đầy đủ các phong trào thể dục, thể thao của thành phố phát động và đạt nhiều thành tích cao.

2.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Trên địa bàn xã Hưng Lộc có tuyến đường tỉnh DT535 và nhiều tuyến giao thông lớn như: đường Phùng Chí Kiên, đường Đặng Thai Mai, đường Lê Quý Đôn,... chạy qua đã và đang làm tốt nhiệm vụ kết nối các khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế - xã hội. Các nút giao thông tại các đường trục chính đã được bố trí hệ thống biển báo hiệu đường bộ đảm bảo an toàn giao thông theo quy định. Các tuyến đường trục thôn xóm đã được nhựa hóa và bê tông hóa đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế của nhân dân.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống lưới điện của xã thường xuyên được kiểm tra, thay mới các đường dây xuống cấp để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của người dân không bị gián đoạn. Đi đôi với việc nâng cấp lưới điện hạ thế, Công ty điện lực thành phố cùng chính quyền xã và các ngành chức năng đã thực hiện tốt việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng xây dựng hệ thống điện trung áp, góp phần chống quá tải, nâng cao chất lượng điện, đảm bảo nguồn điện được cung cấp phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng điện của người dân, không bị gián đoạn trong sinh hoạt. Hệ thống chiếu sáng công cộng đã được đầu tư trên hầu hết các tuyến đường chính cũng như các tuyến đường khu dân cư, phát huy tốt hiệu quả đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, đáp ứng nhu cầu phát triển đi lại của người dân

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Xã Hưng Lộc hiện sử dụng nguồn nước sinh hoạt được lấy từ nhà máy nước Cầu Bạch công suất 20.000 m3/ngày đêm. Hiện nay, tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt 100%.

Hệ thống cống, rãnh  thoát nước trên địa bàn xã đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, các rãnh thoát nước được bố trí nắp đậy bê tông, đảm bảo vệ sinh và an toàn giao thông. Trong năm, chính quyền xã thường xuyên vận động người dân tham gia nạo vét khơi thông, đảm bảo dòng chảy thông thoáng nhằm đáp ứng cho việc thoát nước khi có mưa lớn xảy ra.

d) Vệ sinh môi trường

Xác định công tác tuyên truyền bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường là nhiệm vụ quan trọng nên chính quyền xã cùng các ban ngành chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường chung; tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; thường xuyên tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các thôn. Thường xuyên tuyên truyền các hộ chăn nuôi, các cơ sở sản xuất và chế biến, thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Các thôn đều đã đăng ký thu gom rác thải tập trung, một tuần có 05 chuyến xe gom rác về nơi tập trung của thành phố. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã đạt 100%.

2.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực các ngày lễ, Tết và các sự kiện quan trọng. Xây dựng và ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ quốc phòng - an ninh năm 2023 và các hệ thống văn kiện tác chiến phòng thủ của xã phù hợp theo quy định. Kiện toàn, củng cố lực lượng thôn đội trưởng và lực lượng dân quân cơ động cũng như lực lượng dự bị động viên của các đơn vị đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm. Xây dựng, triển khai kế hoạch rà soát danh sách và tổ chức đăng ký nghĩa vụ quân sự cho nam công dân trong độ tuổi 17. Thực hiện tốt các bước tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2023 đảm bảo công khai, dân chủ, đúng Luật nghĩa vụ quân sự. Công tác hậu phương quân đội được đặc biệt chú trọng. Các thanh niên lên đường nhập ngũ, lực lượng dự bị đi huấn luyện tập trung và dân quân tham gia huấn luyện đều được hỗ trợ kinh phí, thăm hỏi và tặng quà

b) An ninh

Lực lượng công an xã thường xuyên tổ chức các đợt ra quân trấn áp tội phạm, phòng chống pháo nổ trên địa bàn. Vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc: trong năm quần chúng Nhân dân đã cung cấp trên 193 nguồn tin các loại, trong đó có nhiều nguồn tin có giá trị giúp làm rõ nhiều vụ việc kịp thời. Tổ chức các giải pháp nhằm ổn định tình hình chính trị nội bộ, củng cố kiện toàn hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, tạo được lòng tin trong quần chúng Nhân dân. Quản lý tốt các hệ, loại đối tượng, không để tình hình địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự, không để hình thành điểm, tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân; quản lý tốt nhân hộ khẩu; ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, th­ường xuyên kiểm tra giải tỏa hành lang an toàn giao thông, xử lý các vi phạm trật tự đô thị. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân định kỳ, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Giải quyết kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp theo đúng theo quy định của pháp luật, không để tồn đọng kéo dài gây bức xúc trong nhân dân

2.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của xã Hưng Lộc29 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an ).

Tổng số cán bộ, công chức của là 21 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 10 người.

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 01 người, trung cấp: 17 người, sơ cấp: 03 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 05 người, đại học: 15 người, trung cấp: 01 người.

3. Xã Nghi Phú, thành phố Vinh

3.1. Lịch sử hình thành

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng đất Nghi Phú thuộc tổng Kim Nguyên, huyện Nghi Lộc. Năm 1946, vùng đất Phan Thôn nhập với xã Xuân Liễu thành xã Phan Xuân.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các làng Xuân Đài, Đức Hậu, Yên Đại nhập thành xã Kim Trường. Năm 1947, xã Phan Xuân nhập với xã Kim Trường thành xã Xuân Lộc.

Ngày 26/6/1956, tách xã Xuân Lộc thành 03 xã: Nghi Kim, Nghi Phú, Nghi Đức thuộc huyện Nghi Lộc.

Ngày 26/12/1970, xã Nghi Phú thuộc huyện Nghi Lộc được chuyển về thành phố Vinh quản lý và hoạt động ổn định từ đó cho đến nay.

3.2. Địa giới hành chính

Xã Nghi Phú là một xã nằm ở trung tâm thành phố Vinh, có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp xã Nghi Đức;

- Tây giáp các phường Quán Bàu và Hà Huy Tập;

- Nam giáp phường Hà Huy Tập và xã Hưng Lộc;

- Bắc giáp các Nghi Ân và Nghi Kim.

3.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Nghi Phú diện tích tự nhiên 6,47 km². Trong đó cơ, cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 1,59 km2, chiếm tỷ lệ 24,58%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 4,84 km2, chiếm tỷ lệ 74,81%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là 0,04 km2, chiếm tỷ lệ 0,62%.

3.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, toàn xã có 25.032 người; trong đó, dân số thường trú là 21.247 người, dân số tạm trú quy đổi là 3.785 người.

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế của xã Nghi Phú là 12.128 người, trong đó:

- Lao động phi nông nghiệp 11.234 người, chiếm 92,63%;

- Lao động nông nghiệp 894 người, chiếm 7,37%.

3.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Là địa bàn có đông các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đứng chân, Đảng ủy, chính quyền xã Nghi Phú đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Nghi Phú là địa bàn thu hút đầu tư của tỉnh và thành phố, có nhiều dự án lớn, trọng điểm đầu tư. Trên địa bàn xã có cụm công nghiệp Nghi Phú với nhiều doanh nghiệp hoạt động ổn định. Vì vậy cấp Ủy, chính quyền đã tập trung chỉ đạo và làm tốt công tác tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, các dự án được triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch, đảm bảo tiến độ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.

b) Thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại - dịch vụ trên các chợ và các cơ sở buôn bán hộ gia đình được duy trì và hoạt động tốt; phát triển tăng về số lượng, đa dạng mẫu mã về các loại hình sản xuất, dịch vụ. các chợ trên địa bàn do xã quản lý (chợ Mai Dâu và chợ Quán Bánh) có 350 ki-ốt cho 350 hộ kinh doanh buôn bán ổn định và có trên 200 hộ buôn bán không thường xuyên. Nhiều hộ khai thác lợi thế quá trình đô thị hóa đã mở rộng các ngành nghề, dịch vụ ăn uống, giải khát, nhà nghỉ, phòng trọ cho thuê...qua đó tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

c) Nông - lâm - thủy sản:

Hội Nông dân xã phối hợp mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân về sản xuất lúa chất lượng cao, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực tư duy người nông dân, qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi. Người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất,... góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó xã cũng tập trung chỉ đạo và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn. Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban thú y xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm phòng bệnh đại trà cho đàn gia súc, gia cầm.

d) Thu - chi ngân sách

Tiếp tục tăng cường củng cố, phát triển nguồn thu và quản lý chi ngân sách Nhà nước đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; khai thác các nguồn thu ở các ngành nghề, lĩnh vực có khả năng thu. Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan trong công tác thu ngân sách; bám sát dự toán được giao để thực hiện công tác điều hành và quản lý chi ngân sách theo quy định, đáp ứng được nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. Thực hiện nghiêm luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách, phấn đấu cân đối chi cho đầu tư, phát triển. Tổng thu ngân sách năm 2023 đạt 69,50 tỷ đồng; tổng chi ngân sách năm 2023 đạt 61,70 tỷ đồng.

3.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn xã có các cấp từ mầm non đến trung học cơ sở, trong đó: 03 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở. Ngoài ra, xã còn có 03 trường cao đẳng và 02 trung tâm giáo dục nghề nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em tại địa phương. Các trường đã hoàn thành tốt kế hoạch giáo dục năm học 2022 - 2023. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất các nhà trường được củng cố và hoàn thiện, 100% trường giữ vững các tiêu chuẩn trong chuẩn quốc gia. Phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả tốt. Duy trì 100% trẻ em trong độ tuổi được đi học; tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở đạt 100%.

b) Y tế

Trên địa bàn xã Nghi Phú có bệnh viện đa khoa Đông Âu, bệnh viện đa khoa 115, bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An, bệnh viện tâm thần Nghệ An, bệnh viện quốc tế Vinh và 01 trạm y tế với diện tích 2.980 m2 đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong và ngoài xã. Trong năm, trạm y tế đã thực hiện tốt các chương trình y tế, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được quan tâm, chú trọng. Tập trung thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho người dân, công tác tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng trên địa bàn.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị văn minh tiếp tục được duy trì và thực hiện tốt. Kết quả đạt được năm 2023 với 95% gia đình đạt gia đình văn hóa, 97% xóm đạt xóm văn hóa, 100% cơ quan đạt cơ quan văn hóa. Hệ thống loa truyền thanh xã đã tiếp sóng của đài truyền thanh thành phố, trong đó chủ yếu tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước. Hàng năm, xã đều tổ chức tham gia các hội thi thể dục - thể thao, tìm kiếm những vận động viên có thành tích cao tham gia các giải do thành phố và tỉnh tổ chức. Duy trì hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao như: câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ cầu lông,... góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, rèn luyện sức khỏe cho người dân.

3.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Có thể nói tính đến thời điểm này so với các phường xã thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ ít có một phường, xã nào lại có một hệ thống đường giao thông phục vụ dân sinh thuận lợi và hiện đại như xã Nghi Phú. Xãđường quốc lộ 46 và đường Lê Nin nối đến cảng hàng không quốc tế Vinh tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng hóa với các khu vực lân cận trong vùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hệ thống đường giao thông các tuyến đường liên xã, liên thôn đều được trải thảm bằng nhựa apphal hoặc đổ  bê tông xi măng với chất lượng tốt, có rãnh thoát nước đảm bảo không bị ngập úng khi mùa mưa. Trên các tuyến đường hầu hết đều được trồng các loại cây bóng mát, cây xanh và được lắp đặt biển chỉ dẫn giao thông, hệ thống chiếu sáng cũng như hạ tầng thoát nước. Bên cạnh đó, hầu hết các tuyến đường ngõ xóm đã được bê tông hóa và có đủ chiều rộng cần thiết đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân địa phương.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống lưới điện sinh hoạt của xã hoạt động đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của ngành. Ủy ban nhân dân xã thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt điện kế mới, thay thế các dây điện cũ không an toàn cho các hộ dân, đảm bảo 100% hộ dân đã sử dụng lưới điện quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh doanh sản xuất, phục vụ tốt đời sống sinh hoạt. Hệ thống chiếu sáng trên địa bàn xã ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư thì việc đóng góp của người dân rất quan trọng. Nhân dân đều đồng tình, ủng hộ công tác chỉnh trang và luôn sẵn sàng đóng góp nguồn xã hội hóa để đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Đến nay tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng trên địa bàn xã đạt 100% góp phần đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, đáp ứng nhu cầu phát triển đi lại của người dân.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác đưa nước sạch tới các hộ gia đình trên địa bàn xã được thực hiện có hiệu quả. Nguồn nước sạch của xã được cung cấp từ nhà máy nước sạch Hưng Vĩnh có công suất 40.000 m3/ngày đêm cơ bản đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân vào sinh hoạt. Năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 100%.

Xã có 19,70 km chiều dài đường cống thoát nước chính. Hệ thống các đường cống thoát nước, mương tiêu thoát nước thường xuyên được sửa chữa đảm bảo thông thoáng cho việc thoát nước. Các hộ kinh doanh và làm nghề thủ công nhỏ lẻ đã thực hiện cam kết đảm bảo nước thải được xử lý qua hệ thống trước khi thải ra hệ thống cống chung của khu vực.

d) Vệ sinh môi trường

Xác định công tác tuyên truyền bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường là nhiệm vụ quan trọng, nên chính quyền xã cùng các ban ngành chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường chung; tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân phối hợp các đoàn thể tích cực tham gia phong trào “ngày Chủ Nhật xanh - sạch - đẹp” tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các thôn xóm. Tiến hành kiểm tra, hướng dẫn bà con nông dân và các cơ sở sản xuất, chăn nuôi thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhân dân tổ chức vệ sinh môi trường khu vực thôn, tổ chức nạo vét cống rãnh thoát nước tại khu dân cư, trồng cây xanh dọc các trục đường thôn định kỳ phát quang bụi rậm, ra quân làm vệ sinh công cộng. Hiện nay, xã đã kết hợp với Công ty cổ phần môi trường thành phố tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt tại các thôn trong xã. Đến nay, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã đạt 100%.

3.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự bám sát tình hình thực tế theo yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước đề ra. Tham gia phối hợp tuần tra trước, trong và sau các ngày lễ lớn được thực hiện tốt. Công tác quốc phòng tiếp tục được củng cố, tăng cường; tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng huấn luyện. Thực hiện tốt công tác rà soát, quản lý thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, điều động thanh niên thuộc diện tham khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại thành phố theo kế hoạch. Ban chỉ huy quân sự xã đã tham mưu cho hội đồng nghĩa vụ quân sự phối hợp với các thôn đội trưởng tiến hành tổng điều tra lực lược quân nhân dự bị động viên trên địa bàn theo kế hoạch; rà soát, bổ sung sắp xếp và quản lý chặt chẽ lực lượng dân quân dự bị.

b) An ninh

Công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định. Từ đầu năm, công an xã đã xây dựng kế hoạch để đấu tranh và phòng chống các loại tội phạm, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng chống mọi lợi dụng về tôn giáo, dân tộc giữ vững mối đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã phát huy và triển khai có hiệu quả, chủ động đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống các loại tội phạm trong Nhân dân. công an xã đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động và ký cam kết về thực hiện Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo nổ, Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ. Công an xã thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự. Phối hợp với đài truyền thanh tuyên truyền về tình hình an ninh trật tự cũng như thành lập các tổ tuần tra, kiểm tra, các điểm kinh doanh có điều kiện về an toàn thực phẩm, các điểm vui chơi giải trí, các điểm nhạy cảm về trộm cắp tài sản,... Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước trên lĩnh vực an ninh trật tự; phát huy và nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng công an xã; huy động sức mạnh của các tổ chức trong hệ thống chính trị và sức mạnh toàn dân vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh.

3.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của xã Nghi Phú30 đại biểu.

- Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an ).

Tổng số cán bộ, công chức của xã là 20 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 9 người.

- Trình độ lý luận chính trị: trung cấp: 17 người, sơ cấp: 03 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 04 người, đại học: 16 người, trung cấp: 01 người.

4. Xã Nghi Đức, thành phố Vinh

4.1. Lịch sử hình thành

Trước năm 1945, vùng đất Nghi Đức thuộc huyện Nghi Lộc. Tháng 5/1946, cấp tổng bị xóa bỏ, các đơn vị hành chính cấp xã của huyện Nghi Lộc được sáp nhập lại còn 24 xã; vùng đất Nghi Đức bấy giờ thuộc xã Kim Trường.

Tháng 4/1947, huyện Nghi Lộc sắp xếp từ 24 xã còn 13 xã; Nghi Đức thuộc xã Xuân Trường sau đổi thành Xuân Lộc. Năm 1954, huyện Nghi Lộc chia 13 xã thành 38 xã, lúc đó xã Xuân Lộc được chia thành 04 xã nhỏ: Nghi Kim, Nghi Ân, Nghi Đức và Nghi Phú.

Ngày 16/6/1954, xã Nghi Đức thuộc huyện Nghi Lộc được chính thức được thành lập và đi vào hoạt động.

Ngày 17/4/2008, xã Nghi Đức được điều chỉnh về thành phố Vinh quản lý và hoạt động ổn định cho đến nay với 11 xóm có tên gọi như sau: Xuân Đức, Xuân Đồng, Xuân Tín, Xuân Hương, Xuân Hoa, Xuân Trung, Xuân Thịnh, Xuân Bình 13, Xuân Bình 14, Xuân Mỹ, Xuân Trang.

4.2. Địa giới hành chính

Xã Nghi Đức nằm ở phía Đông thành phố Vinh, có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc;

- Tây giáp xã Nghi Phú;

- Nam giáp xã Hưng Lộc;

- Bắc giáp xã Nghi Ân.

4.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023 xã Nghi Đức có diện tích tự nhiên 5,68 km². Trong đó cơ, cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 3,61 km2, chiếm tỷ lệ 63,41%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 1,96 km2, chiếm tỷ lệ 4,60%;

- Diện tích đất chưa sử dụng: 0,11 km², chiếm tỷ lệ 1,99%.

4.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, toàn xã có 9.365 người; trong đó, dân số thường trú là 7.510 người, dân số tạm trú quy đổi là 1.855 người.

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 4.020 người, trong đó:

- Lao động phi nông nghiệp 3.451 người, chiếm 85,85%;

- Lao động nông nghiệp 569 người, chiếm 14,15%.

4.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các hộ sản xuất, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã mở rộng sản xuất, cải tiến mẫu mã, tăng sản lượng cũng như chất lượng, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm mang tính bền vững như chế biến gỗ, cơ khí, sửa chữa, xây dựng,... Bên cạnh đó, xã đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng trên địa bàn tạo sự cân đối và đồng bộ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với sự phát triển chung của thành phố.

b) Thương mại - dịch vụ

Những năm qua, dịch vụ - thương mại trên địa bàn từng bước phát triển, hàng hóa đa dạng và phong phú, nhu cầu trao đổi hàng hóa trên thị trường diễn biến sôi động, lượng hàng hóa chất lượng cao đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân, tỷ lệ các cửa hàng kinh doanh, cùng với chợ truyền thống đã đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm hàng hóa. Đến nay, toàn xã có 124 doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động ổn định, giải quyết việc làm thường xuyên cho 2.430 lao động địa phương.

c) Nông - lâm - thủy sản

Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng vùng chuyên sản canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, thủy lợi hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất. Đầu tư vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu phát triển tại địa phương. Những năm gần đây, xã đã chủ động đưa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất lúa; thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi đất trồng lúa sang sản xuất nông nghiệp khác có giá trị kinh tế cao

Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi là nhiệm vụ quan trọng, nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh phát sinh, lây lan, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế và thu nhập của người chăn nuôi, tác động đến sức khỏe con người. Vì vậy thời gian qua, xã luôn chú trọng trong các biện pháp phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, giữ vững số lượng đàn vật nuôi trên địa bàn. Để đảm bảo ổn định chăn nuôi, hạn chế mức thấp nhất dịch bệnh xảy ra, cấp ủy, chính quyền xã luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng dịch với các biện pháp tích cực như đẩy mạnh tuyên truyền tới các hộ chăn nuôi thực hiện các hình thức phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn vật nuôi đạt tỷ lệ cao. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý đội ngũ thú y các thôn nắm bắt tình hình dịch bệnh trên địa bàn thôn, sát sao công tác tiêu độc khử trùng môi trường định kỳ và đạt hiệu quả.

d) Thu - chi ngân sách

Thực hiện thu ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại phí, lệ phí và các khoản thu trên địa bàn xã, chú trọng các khoản thu về thuế đất phi nông nghiệp, thuế sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng năm. Thực hiện nghiêm luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách, phấn đấu cân đối chi cho đầu tư, phát triển. Tổng thu ngân sách năm 2023 là 35,65 tỷ đồng; tổng chi ngân sách năm 2023 là 28,70 tỷ đồng.

4.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn xã có 03 trường học các cấp, bao gồm: 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở  với tổng diện tích 21.322 m2 đều đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu học tập của con em tại địa phương. Các trường tiếp tục triển khai kế hoạch dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp dạy và học; điều chỉnh dạy học đúng theo tinh thần chỉ đạo của ngành. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2022 - 2023, chất lượng học sinh toàn trường tiểu học đạt chuẩn 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%.

b) Y tế

Trạm y tế xã diện tích là 2.800 m2 đạt tiêu chí quốc gia về y tế cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho người dân. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công tác tiêm phòng luôn được quan tâm và duy trì đều đặn. Cán bộ nhân viên y tế luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo thời gian khám chữa bệnh, hoàn thành các chỉ tiêu do trung tâm y tế đề ra. Công tác truyền thông dân số được tăng cường, thực hiện tốt các chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia và tiêm chủng mở rộng; tập trung tuyên truyền, giám sát phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn và tăng cường thường xuyên thực hiện từ xã đến mạng lưới y tế thôn, công tác quản lý các bệnh xã hội trên địa bàn xã.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Năm 2023, đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; các hoạt động văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân, các ngày kỷ niệm của đất nước, lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng bộ xã Nghi Đức. Thường xuyên nâng cấp hệ thống loa, máy truyền thanh đáp ứng hiệu quả hoạt động và nâng cao chất lượng tuyên truyền đến với người dân trên địa bàn xã.

Hệ thông sân luyện tập thể thao trên địa bàn xã có tổng diện tích 7.705 m2 cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện thể thao, rèn luyện sức khỏe của nhân dân trên địa bàn xã. Trong năm 2023, Ủy ban nhân dân tổ chức thành công giải bóng chuyền mừng Đảng, mừng Xuân và Đoàn thanh niên cũng tổ chức thành công giải bóng đá phong trào thanh niên lần thứ nhất, góp phần nâng cao sức khỏe  và tinh thần của người dân.

4.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xã Nghi Đức đã tập trung phát triển hệ thống giao thông một cách đồng bộ. Các tuyến đường trên địa bàn xã đã được cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện; tỷ lệ đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 100%. Các tuyến đường trục xã, liên xã, đường trục thôn trong khu vực dân cư được trồng cây xanh đảm bảo cảnh quan môi trường, có biển báo, biển chỉ dẫn và được bố trí gờ giảm tốc đảm bảo an toàn giao thông theo quy chuẩn. Các tuyến đường thôn, ngõ xóm đều đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân đồng thời tạo điều kiện giao thoa phát triển kinh tế.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống cấp điện luôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, bảo trì và lắp thêm các trạm biến áp nhằm cung cấp điện được ổn định, giảm phụ tải hao phí đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã. hàng năm đều có kế hoạch nâng cấp, cải tạo lưới điện, thay thế cột điện cũ đảm bảo sử dụng hiệu quả các công trình điện đã được đầu tư; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới đạt 100%. Năm 2023, sản lượng điện phục vụ sinh hoạt là 8.809.761 Kwh. Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt 100%.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Trên địa bàn xã tỷ lệ số hộ sử dụng nước máy và nước hợp vệ sinh đạt 100%, nguồn nước phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt chủ yếu sử dụng nước máy do nhà máy nước Hưng Vĩnh cung cấp.

Hệ thống thoát nước được xây dựng dọc theo các tuyến đường chính cơ bản đáp ứng tốt công tác tiêu thoát nước từ các hộ dân chảy ra. Chính quyền xã thường xuyên tiến hành nâng cấp và xây mới một số tuyến thoát nước trọng điểm để giải quyết tình trạng ngập úng trong mùa mưa bão. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trên địa bàn xã đạt tỷ lệ cao về tiêu chuẩn hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ dân có đủ 03 công trình (bể nước, nhà tắm, nhà vệ sinh) đạt tỷ lệ cao. Các hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn và xử lý đảm bảo quy định, không gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh. Trong năm, chính quyền xã đã tiến hành nâng cấp và xây mới một số tuyến thoát nước trọng điểm để giải quyết tình trạng ngập úng trong mùa mưa bão.

d) Vệ sinh môi trường

Ủy ban nhân dân xã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Hàng tháng, chính quyền và các đoàn thể phát động phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm sạch, đẹp. Thông qua phong trào từng thôn, xóm tổ chức cho các xã viên, thanh niên, học sinh tổng vệ sinh như: phát quang bụi rậm, khơi thông, vệ sinh cống rãnh, thu gom rác thải sinh hoạt... đồng thời thành lập các tổ tự quản vệ sinh môi trường; gắn với công tác tuyên truyền đến từng hộ dân trên địa bàn về các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được thực hiện hàng ngày, góp phần cải thiện môi trường. Không chỉ tự giác trong việc thu gom rác thải sinh hoạt, đa số người dân (chăn nuôi) có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường như: xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, có hệ thống biogas, bảo đảm chất thải chăn nuôi được thu gom, xử lý. Hiện toàn xã có tổ vệ sinh môi trường và các vị trí trung chuyển, tập kết xe thu gom rác trước khi chuyển sang xe chuyên dụng, có 08 bãi tập kết rác thải, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 100% và tỷ lệ chất thải rắn được xử lý đạt 100%.

4.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Hàng năm, Ban chỉ huy quân sự, công an xây dựng quy chế phối hợp Giữa Ban chỉ huy quân sự xã Công an xã  trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ Quốc phòng. Triển khai có hiệu quả việc kết hợp kinh tế, xã hội với quốc phòng; quốc phòng với kinh tế; kết hợp quốc phòng với an ninh xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới; công tác quản lý, bảo quản công trình quốc phòng, đất quốc phòng trên địa bàn xã. Thực hiện tốt công tác duy trì sẵn sàng chiến đấu, giao ban với Ban công an tuần tra canh gác nắm chắc tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trong các dịp lễ, tết. Năm 2023 xã đã tổ chức giao lệnh gọi công dân đi nhập ngũ, cấp phát quân trang, gặp mặt động viên, đưa công dân lên đường nhập ngũ hoàn thành 100% chỉ tiêu cấp trên giao. Tiếp tục làm hồ sơ cho các đối tượng được hưởng chính sách theo các quy định của Chính phủ Bảo quản, quản lý vũ khí, khí tài được trang bị đúng quy định. Đảm bảo các chính sách hậu phương quân đội.

b) An ninh

Công tác đảm bảo an ninh trật tự được quan tâm chỉ đạo, tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định, công tác tổ chức luôn được quan tâm. Công an xã đã tích cực chủ động nắm bắt tình hình về an ninh trật tự trên địa bàn xã bằng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp nắm chắc về nhân khẩu, hộ gia đình trên địa bàn; thường xuyên rà soát, thống kê và bổ sung tài liệu, cập nhật liên tục về thông tin trong công tác quản lý trên địa bàn để kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn mất an ninh trật tự, biểu hiện vi phạm pháp luật để có phương pháp giải quyết, hình thức xử lý phù hợp nhằm đảm bảo duy trì tốt nhất an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn quản lý. Ban hành các Chương trình, Kế hoạch thực hiện đảm bảo về an ninh trật tự trên địa bàn. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia tố giác tội phạm. Xây dựng kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023. Phối hợp với Công an thành phố Vinh tổ chức làm thẻ căn cước cho công dân; rà soát, làm sạch dữ liệu về dân cư. Vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

4.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của xã Nghi Đức26 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng Quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an ).

Tổng số cán bộ, công chức của là 20 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 09 người.

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 01 người; trung cấp: 18 người, sơ cấp: 01 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 05 người, đại học: 14 người, trung cấp: 01 người.

5. Phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò

5.1. Lịch sử hình thành

Trước đây, vùng đất Nghi Hải có tên gọi là làng Song Lộc thuộc tổng Đặng Xá. Sau cách mạng tháng Tám, hợp nhất các làng Song Lộc, Tân Hợp, Nam Sơn, Chính Vị thành 01 xã lớn lấy tên là xã Ngư Phong.

Tháng 7/1947, hợp nhất 02 xã Ngư Phong và Ngư Hợp Thái thành 01 xã lớn lấy tên gọi là xã Ngư Hải.

Ngày 12/12/1953, theo đề nghị của Ủy ban kháng chiến hành chính Nghệ An, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV ra Quyết nghị chia xã Ngư Hải thành 03 xã: Nghi Hải, Nghi Phong, Nghi Xuân.

Cuối năm 1956, xã Nghi Hải được chia thành 02 xã nhỏ có tên gọi là xã Nghi Hòa và Nghi Hải.

Ngày 29/8/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 113/CP về việc thành lập thị xã Cửa Lò. Theo đó, xã Nghi Hải được nâng cấp lên thành phường Nghi Hải thuộc thị xã Cửa Lò. Từ đó đến nay, phường Nghi Hải hoạt động ổn định với 07 khối có tên gọi như sau: Hải Giang 1, Hải Giang 2, Lam Thanh, Trung Thanh, Bình Quang, Triều Tân, Hải Nam.

5.2. Địa giới hành chính

Phường Nghi Hải nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 13 km về  phía Đông Bắc, có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp biển Đông;

- Tây giáp xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc;

- Nam giáp Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh;

- Bắc giáp phường Nghi Hòa.

5.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023 phường Nghi Hải diện tích tự nhiên 6,41 km². Trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 0,39 km², chiếm tỷ lệ 6,13%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 5,38 km², chiếm tỷ lệ 83,94%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,64 km², chiếm tỷ lệ 9,93%.

5.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, toàn phường có 13.295 người; trong đó dân số thường trú là 11.041 người, dân số tạm trú quy đổi là 2.254 người.

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 5.960 người, trong đó:

- Lao động phi nông nghiệp 5.800 người, chiếm 97,32%;

- Lao động nông nghiệp 160 người, chiếm 2,68%.

5.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp vẫn duy trì sản xuất và hoạt động thường xuyên như: sản xuất nước mắm làng nghề Hải Giang, làng nghề cá kho đông lạnh,... các làng nghề đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, một số nghề như: cơ khí, mộc dân dụng, xây dựng,... tiếp tục được duy trì và hoạt động có hiệu quả. Phường đã triển khai thực hiện kế hoạch chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (theo chương trình OCOP). Đến nay, trên địa bàn phường đã xây dựng thành công 01 Hợp tác xã làng nghề và 09 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh (nước mắm hợp tác xã làng nghề Hải Giang 1 đạt 3*, nước mắm Ngư Hải 3*, nước mắm Cửa Hội 3*, nước mắm Cửa Lò 4*, nước mắm Tân Hội 4*, sản phẩm cá Thu nước đạt 3*, sản phẩm nem hải sản, chả mực đặc biệt và tôm tẩm bột đạt 3*.

b) Thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh, nổi bật là các hoạt động kinh doanh nhà trọ, buôn bán nhỏ, kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini, các hoạt động dịch vụ phục vụ tốt nhu cầu giao thương, mua sắm hàng hóa của người dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm vẫn diễn ra bình thường, giá cả ổn định, chỉ tăng giá ở các mặt hàng rau, củ, quả do tình trạng nguồn hàng khan hiếm. Đối với các hoạt động thương mại, đặc biệt là các cửa hàng chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2022.

c) Nông - lâm - thủy sản

Ủy ban nhân dân phường đã chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng và phun thuốc tiêu độc khử trùng cho đàn gia súc gia cầm nên không có dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, phường đã tổ chức phát động toàn dân tích cực tham gia trồng cây xanh trên địa bàn phường. Về khai thác, đánh bắt thủy sản đạt 2.995 tấn đạt 100% kế hoạch thị xã giao.

d) Thu - chi ngân sách

Ủy ban nhân dân phường chỉ đạo tốt việc xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách, đồng thời tiến hành rà soát, lập bộ, đôn đốc thu các loại thuế, phí, lệ phí, khai thác triệt để các nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt là tận thu nguồn thuế xây dựng nhà ở tư nhân. Năm 2023, tổng thu ngân sách đạt 57,22 tỷ đồng, tổng chi ngân sách đạt 55,35 tỷ đồng. Công tác quản lý điều hành ngân sách đã bám sát theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân thị xã Cửa Lò và Nghị quyết phê chuẩn của Hội đồng nhân dân phường, tiết kiệm chi đảm bảo chi đúng, chi đủ theo Luật ngân sách.

5.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn phường có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập của con em địa phương và các khu vực lân cận. Các trường tiếp tục triển khai kế hoạch dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp dạy và học; điều chỉnh dạy học đúng theo tinh thần chỉ đạo của ngành. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2022 - 2023, các nhà trường được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục năm 2023 với tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường đạt 100%, tỷ lệ học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở tốt nghiệp đạt 100%. Kỷ cương nề nếp, chương trình thời khoá biểu, quy chế chuyên môn, các hoạt động dạy và học ở các nhà trường được thực hiện tốt.

b) Y tế

Trên địa bàn phường hiện có 1 trạm y tế với diện tích 754 m2, quy mô 5 giường, 06 cán bộ y tế. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân tiếp tục được nâng cao, trong năm đã có hơn 5.737 lượt người đến khám và điều trị tại trạm. Các hoạt động, chương trình phòng chống các bệnh xã hội cũng được thực hiện tốt. Năm 2023 đã chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm phòng cho trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai đạt 100%. Chỉ đạo triển khai thực hiện chiến dịch truyền thông kế hoạch hóa gia đình lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trạm cũng được thực hiện tốt. Trạm y tế thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn cho người dân về kiến thức sức khỏe cộng đồng; phòng, chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm. Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật nuôi trên địa bàn.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng có chất lượng và đi vào chiều sâu. Tích cực huy động mọi nguồn lực để đầu tư, xã hội hóa nâng cấp, xây dựng các thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí. Duy trì lịch tiếp âm trên đài phát thanh của thị xã; các chủ trương, nhiệm vụ chính trị và các thông tin văn hóa được tuyên truyền, phát sóng đảm bảo đến với người dân qua hệ thống loa truyền thanh của phường, trên xe phát thanh lưu động, trang thông tin điện tử.

Các hoạt động thể dục - thể thao được duy trì. Hiện nay, phường có sân vận động trung tâm rộng 11.000 m2 và 06 điểm sân thể thao có đầy đủ các thiết chế văn hóa phục vụ hoạt động văn hóa thể thao của các khu dân cư gắn với nơi sinh hoạt cho trẻ em và người cao tuổi của các khu phố. Trong năm 2023, Ủy ban nhân dân phường đã cử vận động viên tham gia đại hội thể dục - thể thao do thị xã tổ chức về các môn như: bóng chuyền bơi, giải cầu lông,... tham gia thi đấu giải vô địch bóng bàn cúp các câu lạc bộ thị xã năm 2023 đạt nhiều kết quả cao.

5.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phường Nghi Hải đã tập trung phát triển hệ thống giao thông một cách đồng bộ, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông; đồng thời, chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng định kỳ đối với các công trình hạ tầng giao thông đã được đầu tư. Đến nay các tuyến đường hiện nay đều đã được cứng hóa, bê tông hóa đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống điện trên địa bàn phường thường xuyên được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. Toàn bộ các hộ dân của phường đều được cấp điện sinh hoạt, điện sản xuất từ các trạm cao áp thông qua trạm biến áp trung gian đặt tại các khu phố. Các trục đường chính và đường khu nhà ở được đầu tư lắp điện chiếu sáng đảm bảo an toàn giao thông và phòng chống tệ nạn xã hội vào ban đêm.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Năm 2023, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh trên địa bàn phường đạt 100% đảm bảo phục vụ đầy đủ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân phường phối hợp với các ban, ngành kịp thời tu sửa các hệ thống tiêu thoát nước trên địa bàn phường. Các hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn theo quy định; có hệ thống tiêu thoát nước thải, thu gom, xử lý đảm bảo quy định, không gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh.

d) Vệ sinh môi trường

Ủy ban Nhân dân phường đã duy trì thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, thường xuyên phát động thi đua nâng cao chất lượng môi trường. Theo đó, việc phát động phong trào thi đua nhằm huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác nâng cao chất lượng môi trường khu dân cư của xã. Thông qua đó, tạo sự lan tỏa để nhân dân nhận thức được ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường, đưa công tác vệ sinh môi trường đi vào nề nếp, tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.

5.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Ban chỉ huy quân sự phối hợp với Ban công an tổ chức tuần tra giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn trong các ngày lễ, Tết. Hàng năm, Ban Chỉ huy quân sự tham mưu cho Ủy ban nhân dân phường tổ chức lễ kết nạp dân quân mới và trao quyết định công nhận công dân đã hoàn thành nhiệm vụ. Quân nhân dự bị động viên và phương tiện kỹ thuật được đăng ký quản lý chặt chẽ theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng động viên khi có lệnh đạt 100%. Tổ chức tốt trình tự, thủ tục công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự và lập danh sách báo cáo Ban chỉ huy quân sự theo quy định.

b) An ninh

Tình hình an ninh trật tự - an toàn xã hội cơ bản ổn định; Triển khai hiệu quả các phương án, kế hoạch, biện pháp công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện chính trị trên địa bàn phường. Chủ động giải quyết tốt các vấn đề về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; công tác tham mưu xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, trực, tuần tra về phòng chống mua bán, tàng trữ, đốt pháo nổ và thả đèn trời trong dịp tết Nguyên đán được thực hiện có hiệu quả. Lực lượng công an đã triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự; đảm bảo công tác ứng trực 24/24; tổ chức các ca tuần tra, đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, tuần tra phòng chống các loại tội phạm trên địa bàn.

5.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân phường

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của phường20 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân phường

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an phường).

Tổng số cán bộ, công chức của phường là 21 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 8 người, hợp đồng thị xã 02 người.

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 02 người, trung cấp: 19 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: đại học: 19 người, cao đẳng: 01 người, trung cấp: 01 người.

6. Phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò

6.1. Lịch sử hình thành

Trước đây, vùng đất Nghi Hòa có tên gọi là làng Lộc Châu sau đó là làng Song Lộc thuộc tổng Đặng Xá.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, hợp nhất các làng Song Lộc, Tân Hợp, Nam Sơn, Chính Vị thành 01 xã lớn lấy tên là xã Ngư Phong.

Tháng 7/1947, hợp nhất 02 xã Ngư Phong và Ngư Hợp Thái thành 01 xã lớn lấy tên gọi là xã Ngư Hải.

Ngày 12/12/1953, theo đề nghị của Ủy ban kháng chiến hành chính Nghệ An, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu IV ban hành Quyết nghị chia xã Ngư Hải thành 03 xã: Nghi Hải, Nghi Phong, Nghi Xuân.

Cuối năm 1956, xã Nghi Hải được chia thành 02 xã nhỏ có tên gọi là xã Nghi Hòa và Nghi Hải.

Ngày 29/8/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 113/CP về việc thành lập thị xã Cửa Lò. Theo đó, xã Nghi Hòa được nâng cấp lên thành phường Nghi Hòa thuộc thị xã Cửa Lò với 11 khối.

Tháng 10/2019, thực hiện chủ trương sáp nhập khối theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, phường Nghi Hòa thực hiện sáp nhập 11 khối thành 5 và hoạt động ổn định từ đó đến nay với tên gọi như sau: khối 1, khối 2, khối 3, khối 4, khối 5.

6.2. Địa giới hành chính

Phường Nghi Hòa nằm ở phía Nam của thị xã Cửa Lò, cách trung tâm thị xã 3 km, cách thành phố Vinh 13 km về phía Đông, có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp biển Đông;

- Tây giáp các xã Nghi Thạch và Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc;

- Nam giáp phường Nghi Hải;

- Bắc giáp phường Nghi Hương.

6.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, diện tích tự nhiên của phường4,21 km2 trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 1,85 km2, chiếm tỷ lệ 43,94%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 2,28 km2, chiếm tỷ lệ 54,16%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,08 km2, chiếm tỷ lệ 1,90%.

6.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, phường Nghi Hòa có tổng dân số là 7.739 người (trong đó: dân số thường trú là 6.394 người; dân số tạm trú quy đổi là 1.345 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế 3.799 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 3.200 người, chiếm 84,23%;

- Lao động nông nghiệp 599 người, chiếm 15,77%.

6.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Các hộ và các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản và nước mắm, các mô hình mộc, cơ khí, xây dựng tiếp tục khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động, đã tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động. Tiếp tục hoàn thành các thủ tục mô hình sản phẩm OCOP cho nước mắm Vạn Lộc và thực phẩm ngũ cốc...

Tập trung các công trình trọng tâm như: dự án đường ven biển, hạ tầng khu tái định cư, đường giao thông và mương thoát nước khối 1, khối 5, đường Song Ngư; đầu tư nâng cấp đường Hàng Dừa; hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhà làm việc Công an phường, khuôn viên trường tiểu học và triển khai thi công 8 phòng học trường mầm non. Xây dựng kế hoạch phát huy nội lực năm 2023, lập hồ sơ cấp giấy phép xây dựng cho 56 công trình được xây dựng mới. Các dự án trên địa bàn tiếp tục được đầu tư như: khu tổ hợp công ty du lịch Hà Nội, dự án Nam Hòa, khu vui chơi giải trí Cửa Hội. Vận động nhân dân phát huy nội lực xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa.

b) Thương mại - dịch vụ

Những năm gần đây, Ủy ban nhân dân phường đã tập trung đầu tư hạ tầng đô thị để phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng phương án và triển khai thủ tục đầu tư khu ẩm thực. Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh, các mặt hàng thiết yếu được duy trì hoạt động ở một số lĩnh vực như vận tải, buôn bán. Trên địa bàn phường có nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn và các nhà hàng ăn uống phục vụ nhu cầu của khách du lịch cùng với hệ thống các siêu thị mini, các cửa hàng tạp hóa khá phát triển đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm hàng hóa, phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân. đã và đang tạo nhiều việc làm và thu nhập khá cho người dân.

c) Nông - lâm - thủy sản

Chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng theo lịch nông vụ, năng suất và sản lượng đạt và vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt tăng mạnh đàn gia cầm. Tập trung chỉ đạo và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn. Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban thú y xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm phòng bệnh đại trà cho đàn gia súc, gia cầmToàn phường có 8 tàu thuyền công suất t 20 CV đến 90 CV và 53 thuyền múng, sản lượng đánh bắt đạt 390 tấn đạt 100% kế hoạch thị xã giao. Tiếp tục duy trì tố đánh bắt thủy sản gần bờ tại khối 4, khối 5.

d) Thu - chi ngân sách

Công tác thu, chi ngân sách trên địa bàn ngày càng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có chuyển biến tích cực. Về thu ngân sách triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách, nhất là các biện pháp chống thất thu; rà soát các nguồn thu còn dư địa, còn tiềm năng để khai thác tăng thu ngân sách, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ thu ngân sách. Về chi ngân sách từng bước giảm dần quy mô chi thường xuyên và tăng chi cho đầu tư phát triển. Kết quả năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn phường đạt 20,20 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 19,40 tỷ đồng.                                                                                                                                                                       

6.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn phường có 04 trường học với tổng diện tích là 20.574 m2, tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia về giáo dục là 100% đáp ứng nhu cầu của con em địa phương trên địa bàn. Các trường tiếp tục triển khai kế hoạch dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp dạy và học; điều chỉnh dạy học đúng theo tinh thần chỉ đạo của ngành. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2022 - 2023 các trường đã hoàn thành chương trình giảng dạy đạt mục tiêu đề ra; kết quả năm học vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực cả về chất lượng giáo dục và đạo đức học sinh.

b) Y tế

Trạm y tế xã luôn thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân được đảm bảo. Cán bộ nhân viên y tế luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo thời gian khám chữa bệnh, thực hiện tốt các quy chế của ngành, hoàn thành các chỉ tiêu do trung tâm y tế đề ra. Làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng, công tác phòng chống và không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Triển khai thực hiện tốt các đợt truyền thông vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình,… thúc đẩy cộng đồng chủ động tham gia thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.  Tiếp tục duy trì đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, của tỉnh cũng như của thị xã về công tác văn hóa thông tin, thể dục - thể thao, gia đình, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện bình xét các danh hiệu văn hóa năm 2023 đạt kết quả cao. Ủy ban nhân dân phường đã tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng các ngày lễ lớn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện việc cấp thẻ công dân gắn chíp, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương đến Nhân dân kịp thời, nắm bắt và hưởng ứng tham gia, đạt kết quả cao. Phong trào thể dục thể thao được đổi mới kịp thời, cơ sở vật chất trong các sân luyện tập thể thao thường xuyên được quan tâm sửa chữa góp phần nâng cao đời sống tinh thần, rèn luyện sức khỏe của người dân. Các giải thi đấu thể thao trong các dịp lễ, mừng Đảng, mừng Xuân được tổ chức với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, mang lại hiệu quả thiết thực

6.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Phát triển mạng lưới đường giao thông nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, góp phần cải thiện môi trường sống và tạo bộ mặt khang trang cho bộ mặt đô thị hiện đại. Quá trình đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trên địa bàn xã được tuân theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững và đồng bộ với sự phát triển các loại kết cấu hạ tầng. Tại tất cả các nút giao thông trục đường chính đã được bố trí hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Các tuyến đường trong khu vực dân cư được trồng cây xanh đảm bảo cảnh quan môi trường, có biển báo, biển chỉ dẫn theo quy chuẩn. Các tuyến đường ngõ, xóm đều đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo đi lại thuận tiện đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống điện của phường gồm: hệ thống lưới điện trung thế 15 km, 11 trạm biến áp. Hệ thống điện thường xuyên được kiểm tra, thay mới, đầu tư xây dựng các trạm biến áp, thay thế đường dây, đảm bảo việc cấp điện phục vụ nhu cầu sản xuất, phát triển kinh doanh. Hệ thống điện chiếu sáng trên địa bàn phường đã được đầu tư xây dựng đảm bảo kỹ thuật, cũng như mức độ chiếu sáng cần thiết, có tính thẩm mỹ, hài hòa với cảnh quan, môi trường khu dân cư không chỉ tạo thuận lợi trong đi lại và sinh hoạt của Nhân dân, mà còn góp phần hạn chế các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở địa phương.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Mạng lưới đường ống cấp nước sạch đã được đấu nối đến các hộ dân trên địa bàn phường. Nguồn cấp nước được lấy từ nhà máy cấp nước thị xã Cửa Lò với công suất 23.000 m3/ngày đêm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất của người dân và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch trên địa bàn phường đạt 100%.

Hệ thống thoát nước chủ yếu nằm dọc các tuyến đường giao thông có kết cấu là cống bê tông cốt thép với tổng chiều dài 12 km, đảm bảo tiêu thoát nước khi có mưa lớn xảy ra. Ủy ban nhân dân phường thường xuyên vận động người dân tham gia nạo vét khơi thông cống rãnh, đảm bảo dòng chảy thông thoáng nhằm đáp ứng cho việc thoát nước.

d) Hệ thống vệ sinh môi trường

Nhằm nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của Nhân dân trong việc bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp, Ủy ban nhân dân phường đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể huy động các cán bộ, đoàn viên và Nhân dân ở các thôn đồng loạt ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường. Tiến hành vệ sinh, phát quang, dọn dẹp tất cả các tuyến đường, các kênh mương và các khu trung tâm trên địa bàn toàn phường, từng bước thay đổi hành vi, tạo thói quen bỏ rác đúng nơi quy định, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Năm 2023, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt 97,23%.

6.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ các ngày lễ lớn và sự kiện trọng đại của đất nước, giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp Ủy, chính quyền đối với công tác quốc phòng, an ninh. Xây dựng lực lượng dân quân nòng cốt đảm bảo về chất lượng chính trị, đạt quân số theo quy định. Chuẩn bị tốt mô hình học cụ và điều động lực lượng dân quân tự vệ ra quân huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị theo kế hoạch đạt kết quả cao, đảm bảo an toàn về mọi mặt. Công tác xây dựng chính quy, chấp hành điều lệnh ngày càng tốt hơn, ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, tác phong chính quy, thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý, sắp xếp, bổ nhiệm, kiện toàn Ban Chỉ huy quân sự phường đủ số lượng, có chất lượng đúng quy định.

b) An ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Tổ chức triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn trong dịp tết Nguyên đán. Tiếp tục triển khai thực hiện đợt cao điểm phòng ngừa, tấn công trấn áp tội phạm, đặc biệt là tội phạm trộm cắp. Tổ chức tuyên truyền bài về giải tỏa hành lang an toàn giao thông, các quy định về cấp thẻ căn cước công dân và phòng cháy chữa cháy. Tổ chức ra quân giải tỏa hành lang an toàn giao thông, xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự và triển khai kế hoạch tuần tra vũ trang theo chỉ đạo của Công an thị xã Cửa Lò và các văn bản liên quan đến đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

6.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân phường

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của phường20 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân phường

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an phường).

Tổng số cán bộ, công chức của phường là 20 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 7 người, hợp đồng thị xã 02 người.

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 01 người, trung cấp: 19 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 02 người, đại học: 17 người, trung cấp 01 người.

7. Phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò

7.1. Lịch sử hình thành

Trước đây, vùng đất Nghi Hương gồm các làng: Đông Quan, Thiêm Lộc, Kim Ổ và Văn Trung thuộc tổng Thượng Xá.

Sau cách mạng tháng Tám, hợp nhất các làng Đông Quan, Thiêm Lộc, Kim Ổ và Văn Trung thành 01 xã lớn lấy tên là xã Thuận Hợp.

Tháng 4/1947, hợp nhất 03 xã Thuận Hợp, Hiếu Hạp và Long Châu thành 01 xã lớn lấy tên gọi là xã Hợp Châu.

Tháng 4/1954, chia xã Hợp Châu thành 05 xã: Nghi Hương, Nghi Thu, Nghi Khánh, Nghi Thạch và Nghi Tân.

Ngày 29/8/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 113/CP về việc thành lập thị xã Cửa Lò. Theo đó, xã Nghi Hương thuộc thị xã Cửa Lò.

Ngày 30/9/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về việc thành lập các phường Nghi Hương, Nghi Thu thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Theo đó, phường Nghi Hương có 06 khối và hoạt động ổn định từ đó đến nay.

7.2. Địa giới hành chính

Phường Nghi Hương nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 15 km về  phía Đông Bắc. Địa giới hành chính của phường:

- Đông giáp biển Đông;

- Tây giáp xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc;

- Nam giáp phường Nghi Hòa;

- Bắc giáp phường Nghi Thu.

7.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, diện tích tự nhiên của phường10,04 km2 trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 2,87 km2, chiếm tỷ lệ 28,59%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 7,06 km2, chiếm tỷ lệ 70,32%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,11 km2, chiếm tỷ lệ 1,09%.

7.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, phường Nghi Hương có tổng dân số là 11.565 người (trong đó: dân số thường trú là 8.890 người; dân số tạm trú quy đổi là 2.675 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 5.000 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 4.120 người, chiếm 82,40%;

- Lao động nông nghiệp 880 người, chiếm 17,60%.

7.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Tuyên truyền vận động Nhân dân ổn định phát triển các cơ sở sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Duy trì hoạt động 279 cơ sở kinh doanh, chủ hộ cá thể gồm: Cơ khí, gò hàn, nhôm kính, cốp pha, xây dựng, mộc, điện dân dụng, siêu thị, hàng tạp hóa... mỗi cơ sở tạo việc làm cho từ 3 đến 5 lao động, bình quân thu nhập 6 - 8 triệu đồng/người/tháng. Tuyên truyền người dân trong độ tuổi lao động chuyển đổi sang ngành nghề công nghiệp - xây dựng.

Tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý các dự án triển khai trên địa bàn gồm: xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa các trường học, đường giao thông, mương, cầu thoát nước khối Điện Biên, với 6 công trình. Hội liên hiệp phụ nữ phường phối hợp 6 khối triển khai xã hội hóa làm 6 tuyến đường “Sáng sạch đẹp” với tổng chiều dài 4.150 m, 04 cổng chào, 220 thùng đựng rác tái chế. Hội cựu chiến binh triển khai được 2 tuyến với tổng chiều dài 800 m.

b) Thương mại - dịch vụ

Những năm gần đây, ngành thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động; Trên địa bàn phường tập trung nhiều khách sạn, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Lực lượng lao động tham gia trong ngành dịch vụ tăng nhanh về số lượng và nâng cao hơn về chất lượng đã và đang mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương.

c) Nông - lâm - thủy sản

Tập trung chỉ đạo Nhân dân gieo trồng, thu hoạch đúng mùa vụ. Chỉ đạo phát triển các loại rau màu, tăng cường công tác khuyến nông, chủ động cung ứng các loại giống mới. Hỗ trợ giống, cây trồng, tiền lãi suất mua phân bón cho nhân dân sản xuất vụ xuân. Phối hợp với nhà máy sữa sử dụng 6,5 ha đất sản xuất thời vụ tại 3 khối Mỹ Thắng, Hồng Phong, Điện Biên để trồng ngô thương phẩm hạn chế đất bỏ hoang. Duy trì hoạt động có hiệu quả hai tổ hội nghề nghiệp “ Sản xuất rau - củ - quả an toàn”.

Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Triển khai các đợt tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng. Tiếp tục chỉ đạo rà soát diện tích nuôi cá nước ngọt, đổi mới hình thức nuôi thâm canh, thực hiện mô hình chăn nuôi kết hợp.

d) Thu - chi ngân sách

Phường đã tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch, bám sát địa bàn, đôn đốc thu các loại thuế, phí, lệ phí, tập trung thu các khoản phí trên địa bàn. Triển khai lập bộ, đôn đốc thu các nguồn quỹ pháp lệnh, quỹ vận động và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Thực hiện kiểm soát chi, đảm bảo chi đúng chế độ, đúng luật, tiết kiệm chi thường xuyên. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 51,68 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách trên địa bàn đạt 51,36 tỷ đồng.

7.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn phường có 06 trường học các cấp đều đạt chuẩn quốc gia. Trong những năm qua, công tác giáo dục trên địa bàn phường Nghi Hương luôn được quan tâm chú trọng từ việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho đến mua sắm các trang thiết bị giảng dạy, nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục; đội ngũ giáo viên nhiệt tình trách nhiệm, tích cực nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, tổ chức tốt các hoạt động do ngành phát động. Công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi tiếp tục được quan tâm, chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì ổn định và phát triển

b) Y tế

Phường Nghi Hương có 01 trạm y tế đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia với diện tích 1.450 m2, quy mô 05 giường bệnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của người dân. Trạm y tế đã thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Đồng thời, thực hiện tốt chương trình tiêm chủng vacxin mở rộng cho trẻ em và bà mẹ mang thai; chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, người nghèo đạt tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, trạm y tế phường còn thực hiện tốt công tác dân số - gia đình trẻ em, làm tốt công tác truyền thông dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Các hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước và địa phương được tổ chức phù hợp tình hình tại địa phương. Đài truyền thanh phường làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước kịp thời đến người dân. Tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang; ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức hiếu hỷ, tang lễ theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn.

Các tổ dân phố trên địa bàn phường đều có nhà văn hóa, điểm vui chơi, giải trí và sân tập luyện thể dục - thể thao đáp ứng nhu cầu của người dân. Phong trào thể dục thể thao được đổi mới kịp thời, cơ sở vật chất trong các sân luyện tập thể thao thường xuyên được quan tâm sửa chữa góp phần nâng cao đời sống tinh thần, rèn luyện sức khỏe của người dân. Các giải thi đấu thể thao trong các dịp lễ, mừng Đảng, mừng Xuân được tổ chức với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, mang lại hiệu quả thiết thực

7.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông đô thị đã được quy hoạch và xây dựng đồng bộ với tổng chiều dài đường trục chính 27,40 km. Trong năm, Ủy ban nhân dân phường đã xây dựng kế hoạch tu sửa các công trình giao thông, tuyên truyền công tác bảo vệ các tuyến đường giao thông đảm bảo 100% các tuyến đường được bê tông hóa, nhựa hóa, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, phục vụ sản xuất để phát triển kinh tế của người dân. Ủy ban nhân dân phường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; tháo dỡ biển quảng cáo không đúng quy định nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống điện trên địa bàn phường hiện được quản lý và vận hành bởi công ty điện lực thị xã Cửa Lò với 13 trạm biến áp được vận hành thường xuyên cấp điện cho toàn phường và hệ thống điện công cộng toàn phường. Hàng năm, công ty điện lực đã phối hợp với Ủy ban nhân dân phường thực hiện việc tu bổ, sửa chữa hệ thống cột điện hư hỏng, hệ thống đường dây hạ áp,... Mạng lưới đường giao thông khu nhà ở, ngõ xóm trên địa bàn phường đã được lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng góp phần đảm bảo an toàn an toàn giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn phường được cung cấp và sử dụng nước sạch từ nhà máy cấp nước thị xã Cửa Lò với công suất 23.000 m3/ngày đêm cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Hiện nay, một số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn nước ngầm, nước mưa qua xử lý lọc đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Nhiều hộ gia đình tự mua sắm, lắp thêm hệ thống lọc nước phục vụ sinh hoạt gia đình. Năm 2023, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh trên địa bàn phường đạt 100%.

Hệ thống thoát nước trên địa bàn phường cơ bản đã được hoàn chỉnh đảm bảo khả năng thoát nước và không để xảy ra tình trạng ngập úng. Trong năm 2023, chính quyền phường đã tiến hành tu sửa và nâng cấp một số hạng mục thoát nước chính; vận động người dân tham gia nạo vét, khơi thông đảm bảo dòng chảy thông thoáng nhằm đáp ứng cho việc thoát nước.

d) Vệ sinh môi trường

Công tác bảo vệ môi trường luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường được duy trì với 10 tổ thu gom và được vận chuyển về bãi rác tập trung để xử lý theo phương pháp đốt, phun chế phẩm sinh học hợp vệ sinh. Trong năm, Ủy ban nhân dân phường đã phối hợp cùng đoàn thanh niên tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia vệ sinh đường khu dân cư, tổ dân phố; tham gia trồng các tuyến đường hoa, cây xanh; thực hiện chỉnh trang khuôn viên nhà ở đảm bảo xanh - sạch - đẹp để tạo cảnh quan môi trường. Đã tổ chức kiểm tra thường xuyên các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, hướng dẫn các hộ dân chăn nuôi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định. Năm 2023, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom trên địa bàn phường đạt 97,63%.

7.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Hàng năm Đảng ủy ban hành Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo về nhiệm vụ Quân sự, Quốc phòng địa phương, nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và huy động lực lượng dự bị động viên; Ủy ban nhân dân phường có kế hoạch chỉ đạo, Hội đồng nghĩa vụ quân sự, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh được kiện toàn, duy trì hoạt động nề nếp, có chất lượng, hiệu quả. Thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký dân quân, quản lý quân nhân dự bị có nề nếp, đảm bảo số lượng và chất lượng; hằng năm phường đều hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và huy động huấn luyện dự bị động viên. Công tác phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân và các tổ chức được quan tâm; Xây dựng hệ thống kế hoạch chiến đấu phòng thủ, huy động lực lượng dân quân, lực lượng xung kích tham gia ứng trực sẵn sàng chiến đấu, khắc phục hậu quả thiên tai.

b) An ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong năm cơ bản ổn định. Các vụ việc đều được giải quyết theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Trong năm, đã tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành tốt Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý sử dụng pháo, Chỉ thị số 902/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, Quyết định số 95/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả đèn trời.

Tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp cùng lực lượng quân sự tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên trên địa bàn; phối hợp cùng Ban tiếp công dân xử lý giải quyết đơn thư kiến nghị công dân theo thẩm quyền. Từng bước củng cố xây dựng lực lượng đảm bảo đủ biên chế, trong đó có lực lượng công an thường trực tại các cơ sở khu phố và lực lượng thường trực tại phường.

7.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân phường

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của phường19 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân phường

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an phường).

Tổng số cán bộ, công chức của phường là 19 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 8 người.

- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 01 người; trung cấp: 18 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sĩ: 02 người, đại học: 17 người.

8. Phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò

8.1. Lịch sử hình thành

Trước đây, vùng đất Nghi Tân có tên gọi là làng Vạn Lộc thuộc tổng Thượng Xá. Sau cách mạng tháng Tám, hợp nhất các làng Vạn Lộc, Tân Lộc, Yên Lương, Mai Bảng, Mai Lĩnh và Yên Trạch thành 01 xã lớn lấy tên là xã Long Châu.

Tháng 4/1947, hợp nhất 03 xã Thuận Hợp, Hiếu Hạp và Long Châu thành 01 xã lớn lấy tên gọi là xã Hợp Châu.

Tháng 4/1954, chia xã Hợp Châu thành 05 xã: Nghi Hương, Nghi Thu, Nghi Khánh, Nghi Thạch và Nghi Tân.

Ngày 04/4/1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 37/QĐ-HĐBT thành lập thị trấn Cửa Lò trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của 02 xã Nghi Tân, Nghi Thủy và một phần diện tích tự nhiên, dân số của 02 xã Nghi Thu, Nghi Hợp.

Ngày 29/8/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 113/CP về việc thành lập thị xã Cửa Lò. Theo đó, phường Nghi Tân được tách ra thành một đơn vị hành chính thuộc thị xã Cửa Lò với 09 khối và hoạt động ổn định từ đó đến nay với tên gọi như sau: khối 1, khối 2, khối 3, khối 4, khối 5, khối 6, khối 7, khối 8, khối 9.

Năm 2019, thực hiện chủ trương sáp nhập khối theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, sau khi thực hiện sáp nhập, phường Nghi Tân còn 07 khối với tên gọi như sau: Khối 1, Khối 2, Khối 3, Khối 4, Khối 5, Khối 6, Khối 7.

8.2. Địa giới hành chính

Phường Nghi Tân nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 17 km về phía Đông Bắc, có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp phường Nghi Thủy;

- Tây giáp xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc;

- Nam giáp xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc;

- Bắc giáp xã Nghi Quang, Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc.

8.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, diện tích tự nhiên của phường1,78 km2 trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 0,27 km2, chiếm tỷ lệ 15,17%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 1,37 km2, chiếm tỷ lệ 76,97%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,14 km2, chiếm tỷ lệ 7,86%.

8.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, phường Nghi Tân có tổng dân số là 16.518 người (trong đó: dân số thường trú là 13.274 người; dân số tạm trú quy đổi là 3.244 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 7.500 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 7.405 người, chiếm 98,73%;

- Lao động nông nghiệp 95 người, chiếm 1,27%.

8.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Duy trì và phát triển ổn định các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như: sửa chữa tàu thuyền, mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, cửa lùa, cửa sắt, cơ khí điện lạnh và một số nghề khác. Hoạt động kinh doanh của làng nghề chế biến và bảo quản hải sản trên địa bàn phường chủ yếu là sản xuất chế biến nước mắm,  chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Trong năm 2023, Ủy ban nhân dân phường đã thu hút đầu tư 3 dự án với tổng mức đầu tư 10,5 tỷ đồng, gồm: Cải tạo sửa chữa nhà học 3 tầng và mái nhà hiệu bộ trường tiểu học; cải tạo và nâng cấp đường mương thoát nước khối 7; mở rộng và nâng cấp tuyến đường Trại Bàng. Tiếp tục cải tạo sửa chữa nhà học 2 tầng và sân vận động trường trung học cơ sở (giai đoạn 2), huy động nguồn lực trong Nhân dân cùng với sự hỗ trợ xi măng của thị xã để làm hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng...

b) Thương mại - dịch vụ

Những năm gần đây, ngành thương mại, dịch vụ của địa phương có tốc độ tăng trưởng khá, loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Số lao động trong ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 60% tổng lực lượng lao động của phường. Bên cạnh đó, thị trường hàng hóa trên địa bàn phường phong phú, đa dạng đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng phục vụ người tiêu dùng. Các loại hình dịch vụ phát triển; công tác quản lý Nhà nước về thương mại được tăng cường.

c) Nông - lâm - thủy sản

Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm soát không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn. Triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm 02 đợt trong năm 2023. Toàn phường hiện có 25 tàu thuyền khai thác đánh bắt hải sản và 39 hộ nuôi trồng hải sản trên địa bàn, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng đạt 700 tấn.

d) Thu - chi ngân sách

Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách theo đúng dự toán đề ra, Ủy ban nhân dân phường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thị xã xây dựng kế hoạch hướng đến mục tiêu gia tăng nguồn thu, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu; ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, trốn thuế. Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị của xã, ưu tiên nhiệm vụ đột xuất, cấp bách. Kết quả năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn phường đạt 9,90 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 9,63 tỷ đồng.

8.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn phường có 03 cấp trường, gồm: 03 trường mầm non, 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em địa phương. Công tác giáo dục - đào tạo luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên củng cố và duy trì hoạt động của hội đồng giáo dục, hội khuyến học, trung tâm học tập cộng đồng, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, vì vậy giáo dục đào tạo đã có sự chuyển biến tốt, chất lượng dạy và học ngày càng nâng lên. Trong 5 năm qua, tỷ lệ các cháu mầm non đến trường đạt tỷ lệ cao, giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ lên lớp ở các cấp học đạt 100%, giữ vững các trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Y tế

Trên địa bàn phường có 01 trạm y tế với diện tích 850 m2, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân được quan tâm và thực hiện đầy đủ,... Bên cạnh đó, trạm đã phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và bếp ăn tập thể, các cơ sở đều được đánh giá đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe người dân, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong năm, trạm y tế phường đã thực hiện khám cho hàng nghìn lượt bệnh nhân, công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh được thực hiện tốt.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích được quan tâm, duy trì các lễ hội truyền thống, hoạt động tín ngưỡng của Nhân dân đảm bảo đúng pháp luật. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai sâu rộng. Các thiết chế văn hóa được quan tâm như: sửa chữa duy trì hoạt động hiệu quả nhà văn hóa các tổ dân phố; xây dựng bể bơi, sân cỏ nhân tạo cho trẻ em,...

Hệ thống công trình thể dục - thể thao trên địa bàn phường khá phát triển, thời gian qua đã được sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình thể thao, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của người dân. Hiện nay trên địa bàn phường có 01 sân bóng đá với diện tích
4.836 m2, cùng với hệ thống sân thể thao tại các tổ dân phố đã cơ bản đã đáp ứng nhu cầu thể dục - thể thao, nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

8.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Trên địa bàn phường có tuyến quốc lộ 46 chạy qua đã và đang góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương phát triển kinh tế. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự đóng góp của người dân, hệ thống đường giao thông chính của phường và đường khu nhà ở cơ bản đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, các tuyến đường đã được cứng hóa, bê tông hóa đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa của người dân trong phường với các khu vực lân cận.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Những năm qua, điện lực Cửa Lò cùng chính quyền phường và các ngành chức năng đã thực hiện tốt việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống trung áp, góp phần chống quá tải, nâng cao chất lượng điện trên địa bàn. Hệ thống các trạm biến áp, đường dây, công tơ đo đếm phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân đều được đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Hàng năm cơ quan ngành điện kiểm tra về kỹ thuật, nâng cấp, sửa chữa nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân và đảm bảo vận hành an toàn, ổn định lưới điện của dân cư. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng được quan tâm đầu tư xây dựng, ngoài mục đích chiếu sáng phục vụ giao thông đi lại còn góp phần đảm bảo công tác an ninh trật tự trong khu vực, tạo thêm niềm tin, phấn khởi trong Nhân dân, làm cho bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, khởi sắc.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn phường được cung cấp và sử dụng nước sạch từ nhà máy cấp nước thị xã Cửa Lò với công suất 23.000 m3/ngày đêm cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Hiện nay, một số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn nước ngầm, nước mưa qua xử lý lọc đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Nhiều hộ gia đình tự mua sắm, lắp thêm hệ thống lọc nước phục vụ sinh hoạt gia đình. Năm 2023, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh trên địa bàn phường đạt 100%.

Trên địa bàn phường hệ thống thoát nước mưa được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống thoát nước chủ yếu nằm dọc các tuyến đường giao thông có kết cấu là cống bê tông cốt thép và rãnh thoát nước có nắp đậy, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông và tiêu thoát nước. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân phường phối hợp với các ban, ngành kịp thời tu sửa các hệ thống mương xây và cống đảm bảo tiêu thoát nước trong mùa mưa bão. Bên cạnh đó chính quyền địa phương thường xuyên vận động người dân tham gia nạo vét, khơi thông trên các tuyến mương xây và cống để đảm bảo dòng chảy được thông thoáng đảm bảo tiêu thoát nước khi có mưa lớn xảy ra.

d) Vệ sinh môi trường

Ủy ban nhân dân phường thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường chung; trong năm, đã tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tổ dân phố; đồng thời thành lập các tổ tự quản vệ sinh môi trường, gắn với công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đến từng hộ dân. Đến nay, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường được các tổ thu gom và vận chuyển về bãi rác tập trung để xử lý theo phương pháp đốt, phun phế phẩm sinh học hợp vệ sinh; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom trên địa bàn phường đạt 98,00%.

8.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; Chỉ đạo lực lượng dân quân, phối hợp với các lực lượng nắm tình hình địa bàn, tổ chức tuần tra, trực sẵn sàng chiến đấu, dịp tết dương lịch 2023, dịp tết Nguyên đán và các ngày lễ đảm bảo theo kế hoạch. Điều động lực lượng tham gia giải tỏa hành lang an toàn giao thông. Phối hợp làm tốt công tác tổ chức gặp mặt, tặng quà và giao quân lên đường nhập ngũ. Phúc tra rà soát lực lượng dự bị động viên được biên chế cho các đơn vị nhận nguồn. Phối hợp tổ chức sinh hoạt và chi trả chế độ cho quân nhân dự bị đã sắp xếp vào các đơn vị theo Nghị định 79/2020/NĐ-CP. Tổ chức huấn luyện dân quân năm 2023 bảo đảm theo kế hoạch trên giao, kết thúc huấn luyện tổ chức kiểm tra bắn đạn thật bảo đảm an toàn về người và vũ khí trang bị. Xây dựng chương trình ký kết phối hợp hoạt động giữa Ban chỉ huy quân sự phường với các Ban, ngành đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng năm 2023. Tổ chức tổng kết công tác tuyển quân năm 2023 và tổ chức sơ tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2024.

b) An ninh

Tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững và ổn định. Tổ chức thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ tết và các ngày kỷ niệm của đất nước đảm bảo theo kế hoạch. Phối hợp với Công an thị xã Cửa Lò thực hiện cấp căn cước công dân cho nhân dân trên địa bàn. Thực hiện công tác kiểm tra, ký cam kết an toàn phòng cháy chữa cháy với các hộ gia đình trên địa bàn. Ra mắt mô hình “Khu dân cư an toàn về phòng cháy chữa cháy” trên địa bàn. Tiến hành kiểm tra, ký cam kết các hộ kinh doanh và các hộ dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

8.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân phường

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của phường20 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân phường

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an phường).

Tổng số cán bộ, công chức của phường là 20 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 7 người, hợp đồng thị xã 02 người.

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 01 người, trung cấp: 19 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: đại học: 20 người.

9. Phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò

9.1. Lịch sử hình thành

Trước đây, vùng đất Nghi Thu có tên gọi là làng Trước thuộc tổng Thượng Xá. Sau cách mạng tháng Tám, hợp nhất các làng Trước, Kén, Lũng Giáp và Thu Lũng thành 01 xã lớn lấy tên là xã Hiếu Hạp.

Tháng 4/1947, hợp nhất 03 xã Thuận Hợp, Hiếu Hạp và Long Châu thành 01 xã lớn lấy tên gọi là xã Hợp Châu.

Tháng 4/1954, chia xã Hợp Châu thành 05 xã: Nghi Hương, Nghi Thu, Nghi Khánh, Nghi Thạch và Nghi Tân.

Ngày 04/4/1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 37/QĐ-HĐBT thành lập thị trấn Cửa Lò trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của 02 xã Nghi Tân, Nghi Thủy và một phần diện tích tự nhiên, dân số của 02 xã Nghi Thu, Nghi Hợp.

Ngày 29/8/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 113/CP về việc thành lập thị xã Cửa Lò. Theo đó, xã Nghi Thu thuộc thị xã Cửa Lò.

Ngày 30/9/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về việc thành lập các phường Nghi Hương, Nghi Thu thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

9.2. Địa giới hành chính

Phường Nghi Thu nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 15 km về  phía Đông Bắc. Địa giới hành chính của phường:

- Đông giáp phường Thu Thủy và biển Đông;

- Tây giáp xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc;

- Nam giáp phường Nghi Hương và xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc;

- Bắc giáp xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc.

9.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, diện tích tự nhiên của phường3,71 km2 trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 1,65 km2, chiếm tỷ lệ 44,47%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 2,04 km2, chiếm tỷ lệ 54,99%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,02 km2, chiếm tỷ lệ 0,54%.

9.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, phường Nghi Thu có tổng dân số là 7.842 người (trong đó: dân số thường trú là 5.808 người; dân số tạm trú quy đổi là 2.034 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 3.612 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 3.096 người, chiếm 85,71%;

- Lao động nông nghiệp 516 người, chiếm 14,29%.

9.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn phường có Nhà máy sữa VINAMILK, Nhà máy bánh kẹo Tràng An cùng một số hộ kinh doanh cá thể  đang hoạt đông trong một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư thiết bị máy móc, vật tư,... ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng lên, cạnh tranh đứng vững được trong cơ chế thị trường mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Ủy ban nhân dân phường tăng cường công tác tuyên truyền các hộ có cơ sở sản xuất chủ động tìm kiếm thị trường, cải tiến mu mã, nâng cao chất lượng hàng hoá. Các mô hình kinh tế, ngành nghề truyền thống và làng nghề vẫn duy trì và phát triển ổn định.

b) Thương mại - dịch vụ

Chủ động bám sát các nội dung chỉ đạo của thị xã, tổ chức chỉ đạo quyết liệt các hoạt động du lịch, triển khai các chủ trương, kế hoạch của thị xã về công tác thu thuế, chỉnh trang đô thị, vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ và các hộ kinh doanh du lịch. Trên địa bàn hiện có 69 khách sạn, nhà nghỉ, trên 2.600 phòng nghỉ, gần 80 nhà hàng, kiot phục vụ ăn uống, 25 điểm kinh doanh vỉa hè. Tổng số lao động tham gia vào các dịch vụ hoạt động du lịch là khoảng 500 lao động. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh thương mại, đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm. Ủy ban nhân dân phường thường xuyên triển khai công tác kim tra và quản lý an ninh trật tự du lịch, t chức đăng ký, quản lý chặt ch khách lưu trú. Kiện toàn đội an ninh du lịch để đảm bảo công tác an ninh trật tự tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân kinh doanh dịch vụ và an toàn cho du khách.

c) Nông - lâm - thủy sản

Tập trung chỉ đạo cho bà con nông dân khắc phục mọi khó khăn về thời tiết, sâu bệnh. Tăng cường chỉ đạo công tác khuyến nông, phối hợp với trung tâm dịch vụ nông nghiệp, chi cục bảo vệ thực vật tổ chức các lớp tập huấn cho hội viên nông dân, áp dụng khoa học kỹ thuật về sản xuất, chăm sóc rau an toàn, cung ứng các loại giống lúa mới như PL5 cho bà con nông dân sản xuất diện tích lớn.

Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn. Tuyên truyền để Nhân dân đầu tư chăn nuôi theo hướng hàng hóa phục vụ du lịch, tăng cường đầu tư phát triển đàn gia cầm.

d) Thu - chi ngân sách

Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách theo đúng dự toán đề ra, Ủy ban nhân dân phường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thị xã xây dựng kế hoạch hướng đến mục tiêu gia tăng nguồn thu, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu; ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, trốn thuế. Kết quả năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn phường đạt 39,25 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 38,58 tỷ đồng.

9.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn phường có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học và có 01 trường trung học cơ sở đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập cho con em trong phường. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm, chú trọng; chất lượng giáo dục đại trà được duy trì. Duy trì sĩ số lên lớp, không có hiện tượng học sinh bỏ học; các trường học tổ chức thực hiện việc điều chỉnh, tinh giản nội dung dạy học theo chỉ đạo của ngành giáo dục. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3. Đến nay, toàn phường có 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 100%.

b) Y tế

Trên địa bàn phường có 01 trạm y tế với diện tích là 600 m2 đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được duy trì tốt. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đã được triển khai và đạt kết quả tốt, đều đạt và vượt kế hoạch giao như: 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ các loại vacxin. Năm 2023, tiếp tục giữ vững duy trì đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; triển khai mô hình “Bác sĩ gia đình” thực hiện đạt hiệu quả cao; thường xuyên kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân; đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo hiểm y tế. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, lồng ghép chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh xã hội.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Tăng cường công tác tuyên truyền, mừng Đảng, mừng Xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của đất nước, của địa phương được đảm bảo trang trọng, tạo không khí vui tươi phấn khởi và sự đồng thuận cao của Nhân dân. Công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa được tăng cường, môi trường văn hóa được đảm bảo an toàn, lành mạnh. Hoạt động văn hóa thể thao được duy trì tổ chức thường xuyên từ phường đến tổ dân phố; số người tham gia các phong trào thể thao quần chúng, luyện tập thể dục - thể thao được duy trì và phát triển; công tác quản lý và tổ chức các lễ hội truyền thống được diễn ra an toàn, lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa, thu hút đông đảo Nhân dân và khách du lịch về tham dự.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, được triển khai rộng khắp, hiệu quả, thiết thực; việc triển khai và thực hiện hương ước, quy ước tới các tổ dân phố đạt hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong Nhân dân; đã đầu tư kinh phí và huy động các nguồn lực xã hội hóa để xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao. Năm 2023, 100% các tổ dân phố, cơ quan giữ vững danh hiệu tổ dân phố văn hoá, cơ quan văn hóa; 95,5% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Trên địa bàn các tổ dân phố trong phường đều có nhà văn hóa và sân thể thao cơ bản đáp ứng nhu cầu tham gia hoạt động thể dục - thể thao, rèn luyện sức khỏe của người dân. Trong năm, sân thể thao tại các tổ dân phố cũng được chính quyền phường quan tâm, đầu tư sửa chữa nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng, hoạt động tốt của các công trình để phục vụ người dân.

9.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Là phường trung tâm đô thị du lịch biển Cửa Lò nên hệ thống đường giao thông trên địa bàn phường được đầu tư khá đồng bộ với những cung đường rộng rãi và hiện đại đã và đang góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương phát triển kinh tế. Hệ thống đường giao thông chính của phường và đường khu nhà ở, ngõ xóm cơ bản đã được xây dựng hoàn chỉnh, các tuyến đường đã được cứng hóa, bê tông hóa đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa của người dân.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống điện trên địa bàn phường được ngành điện tập trung đầu tư, nâng cấp với 09 trạm biến áp. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 100% đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân sử dụng điện phục vụ tốt sinh hoạt đời sống và phát triển sản xuất, kinh doanh. Các tuyến đường chính và các đường khu nhà, ngõ xóm đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng đầy đủ, đảm bảo an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác đưa nước sạch tới các hộ gia đình trên địa bàn phường được thực hiện có hiệu quả. Nguồn nước sạch của phường được cung cấp từ nhà máy cấp nước thị xã Cửa Lò với công suất
23.000 m3/ngày đêm
cơ bản đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch vào sinh hoạt hàng ngày. Năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%.

Hệ thống các đường cống thoát nước, mương tiêu thoát nước thường xuyên được sửa chữa đảm bảo thông thoáng cho việc thoát nước. Các hộ kinh doanh và làm nghề thủ công nhỏ lẻ đã thực hiện cam kết đảm bảo nước thải được xử lý qua hệ thống trước khi thải ra hệ thống cống chung của khu vực. Trong năm, Ủy ban nhân dân phường đã đầu tư sửa chữa, nạo vét kênh mương, cống rãnh nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và nâng cao khả năng thoát nước nhanh chóng trong mùa mưa bão.

d) Vệ sinh môi trường

Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tiếp tục được chỉ đạo thực hiện; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ sở thôn đồng loạt ra quân dọn vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa trong dịp tết Nguyên đán. Hiện nay, 100% các tổ dân phố duy trì thực hiện phong trào ngày Chủ nhật xanh. Thường xuyên vận động, tuyên truyền các cơ quan, đoàn thể đồng thời vận động người dân trên địa bàn dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác thải đúng nơi quy định và có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường, nhằm đảm bảo tốt cảnh quan môi trường trên địa bàn. Rác thải được thu gom đưa về bãi tập kết, tập trung của thị xã để xử lý theo quy định. Tỷ lệ rác thải được thu gom trên địa bàn phường đạt 97,91%.

9.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với lực lượng công an, tuần tra canh gác trong các ngày lễ, tết. Tham mưu xây dựng xong kế hoạch phòng không nhân dân, phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Ban chỉ huy quân sự phường thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đảm bảo công bằng, dân chủ, đúng luật, hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Quân sự quốc phòng địa phương của Ban chỉ huy quân sự phường; kế hoạch công tác Đảng công tác chính trị trong công tác quốc phòng, quân sự địa phương; Kế hoạch huấn luyện cho các đối tượng lực lượng dân quân; Phối hợp với công an phường xây dựng và thực hiện quy chế phối kết hợp giữa 2 lực lượng trong việc giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

b) An ninh

Tham mưu cho Đảng ủy ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn phường; Nghị quyết về xây dựng phường đin hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Chỉ thị về đảm bảo an ninh trật tự tết Nguyên đán; các kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn phường. Thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2023; phòng chống các hành vi vi phạm về pháo; kiểm tra thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đồ chơi nguy hiểm; giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông; chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự; Tuần tra nhân dân năm 2023; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2023; thực hiện Đề án phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về chống người thi hành công vụ; tuyên truyền vận động và tổ chức lắp đặt hệ thống camera an ninh trên địa bàn.

9.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân phường

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của phường19 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân phường

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an phường).

Tổng số cán bộ, công chức của phường là 21 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 8 người, hợp đồng thị xã 02 người.

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 02 người, trung cấp: 16 người, sơ cấp 03 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 02 người, đại học: 18 người, trung cấp: 01 người.

10. Phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò

10.1. Lịch sử hình thành

Trước đây, vùng đất Nghi Thủy có tên gọi là làng Mai Phụ sau đổi tên thành làng Yên Lương thuộc tổng Thượng Xá.

Sau cách mạng tháng Tám, hợp nhất các làng Vạn Lộc, Tân Lộc, Yên Lương, Mai Bảng, Mai Lĩnh và Yên Trạch thành 01 xã lớn lấy tên là xã Long Châu.

Tháng 4/1947, hợp nhất 03 xã Thuận Hợp, Hiếu Hạp và Long Châu thành 01 xã lớn lấy tên gọi là xã Hợp Châu.

Tháng 4/1954, chia xã Hợp Châu thành 05 xã: Nghi Hương, Nghi Thu, Nghi Khánh, Nghi Thạch và Nghi Tân. Tháng 9/1955, xã Nghi Thủy được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của 02 xã Nghi Tân và Nghi Thu.

Ngày 4/4/1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 37/QĐ-HĐBT thành lập thị trấn Cửa Lò trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của 02 xã Nghi Tân, Nghi Thủy và một phần diện tích tự nhiên, dân số của 02 xã Nghi Thu, Nghi Hợp.

Ngày 29/8/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 113/CP về việc thành lập thị xã Cửa Lò. Theo đó, phường Nghi Thủy được thành lập thuộc thị xã Cửa Lò và hoạt động ổn định từ đó đến nay.

10.2. Địa giới hành chính

Phường Nghi Thủy nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 16 km về  phía Đông Bắc. Địa giới hành chính của phường:

- Đông giáp biển Đông;

- Tây giáp phường Nghi Tân và xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc;

- Nam giáp phường Thu Thủy;

- Bắc giáp xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc.

10.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, diện tích tự nhiên của phường1,80 km2 trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 0,10 km2, chiếm tỷ lệ 5,73%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 1,68 km2, chiếm tỷ lệ 93,24%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,02 km2, chiếm tỷ lệ 1,03%.

10.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, phường Nghi Thủy có tổng dân số là 13.187 người (trong đó: dân số thường trú là 10.022 người; dân số tạm trú quy đổi là 3.165 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 5.560 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 5.430 người, chiếm 96,04%;

- Lao động nông nghiệp 220 người, chiếm 3,96%.

10.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Phường đã triển khai thực hiện tốt các chính sách về ưu đãi đầu tư, cải cách hành chính, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất. Huy động các thành phần kinh tế, các nguồn lực để phát triển, trong đó ưu tiên phát triển các ngành có tiềm năng và lợi thế nguồn nhân lực lao động tại địa phương tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, phường cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn đảm bảo đúng chất lượng.

b) Thương mại - dịch vụ

Chất lượng chế biến hải sản ngày càng được nâng cao, chú trọng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Mẫu mã đóng gói ngày càng cải tiến, có nhiều sản phẩm mới. Sản xuất nước mắm đạt 1.600.00 lít/năm. Có 5 hộ đầu tư thêm kho đông để bảo quản hải sản có chất lượng cao. Duy trì hoạt động kinh doanh buôn bán tại 2 chợ, tạo điều kiện cho ngư dân và tiểu thương buôn bán tiêu thụ sản phẩm.

c) Nông - lâm  thủy sản

Sản xuất nông nghiệp được duy trì phát triển ổn định. Trong năm 2023 đã hoàn thành kế hoạch sản xuất theo đúng chỉ tiêu được giao. Về tình hình chăn nuôi trong năm đã có nhiều chuyển biến tích cực; thường xuyên kiểm tra các hộ chăn nuôi, tiêm phòng, khử trùng để ngăn chặn tình trạng lây lan khi có dịch bệnh.

Nghề cá có nhiều chuyển biến rõ rệt theo hướng giảm dần tàu cá có công suất nhỏ đánh bắt gần bờ, kém hiệu quả sang đóng tàu có công suất lớn. Trong 3 năm qua đã đóng mới 14 tàu có công suất trên 800 CV, thay máy 26 tàu có công suất 400 CV lên trên 800 CV, bước đầu thí điểm nghề mới như lưới vây, lưới rê. Nhờ đó năng lực khai thác không ngừng tăng lên trong năm 2023 đạt 12.500 tấn. Có 3 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh

d) Thu - chi ngân sách

Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách theo đúng dự toán đề ra, Ủy ban nhân dân phường đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thị xã xây dựng kế hoạch hướng đến mục tiêu gia tăng nguồn thu, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu; ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, trốn thuế. Kết quả năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn phường đạt 9,90 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 9,60 tỷ đồng.

10.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục trong trường học luôn được quan tâm chú trọng, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại. Hiện trên địa bàn phường có 03 cấp trường: 02 trường mầm non, 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở, chất lượng dạy và học ở cả 03 cấp trường ngày càng được nâng cao. Năm học 2022 - 2023 100% học sinh trên địa bàn phường tốt nghiệp trung học cơ sở, 100% các em học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, 100% các lớp học mầm non được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi bằng biểu đồ, ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

b) Y tế

Trên địa bàn phường có 01 trạm y tế với diện tích là 1.200 m2 đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho người dân địa phương. Trạm y tế phường năm qua đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân luôn được quan tâm. Cán bộ, nhân viên y tế luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo thời gian khám chữa bệnh, thực hiện tốt các quy chế của ngành, hoàn thành các chỉ tiêu do trung tâm y tế đề ra. Làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng, công tác phòng, chống và không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Triển khai thực hiện tốt các đợt truyền thông vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình,… thúc đẩy cộng đồng chủ động tham gia thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Chỉ đạo tốt công tác thông tin, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước. Duy trì đầy đủ lịch tiếp âm đài truyền thanh thị xã; do đó, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị được thông tin kịp thời đến người dân thông qua hệ thống đài truyền thanh. Ngoài ra, đài truyền thanh đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền đến người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc hiếu hỉ. Phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” luôn được duy trì và hoạt động thường xuyên có hiệu quả. Phường thường xuyên tổ chức kiểm tra các điểm kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn đối với các hộ kinh doanh, các cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.

Hệ thống sân luyện tập thể dục - thể thao được xây dựng đồng bộ từ các tổ dân phố cho đến phường nhằm đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí của người dân. Công tác thể dục, thể thao cũng được quan tâm, trong năm, phường đã chủ trì, phối hợp tổ chức các giải thể thao của thị xã và Ban Văn hoá phường với các nội dung thi đấu, như: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông,…

10.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn phường khá tốt và đồng bộ, phần lớn đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Trên địa bàn phường có tuyến đường ven biển chạy qua, đường trục chính dài 8,06 km; đường khu nhà ở có chiều dài 10,15 km đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân trong việc lưu thông hàng hóa, các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế. Các tuyến đường đều được cứng hóa đảm bảo bề rộng, kiên cố và đáp ứng nhu cầu của Nhân dân trên địa bàn.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống điện trên địa bàn phường được ngành điện tập trung đầu tư, nâng cấp với 11 trạm biến áp. Hệ thống các trạm biến áp, đường dây, công tơ đo đếm phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân đều được đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Hàng năm cơ quan ngành điện kiểm tra về kỹ thuật, nâng cấp, sửa chữa nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân và đảm bảo vận hành an toàn, ổn định lưới điện của dân cư. Các tuyến đường chính và các đường khu nhà ở, ngõ xóm đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng đầy đủ, đảm bảo an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác đưa nước sạch tới các hộ gia đình trên địa bàn phường được thực hiện có hiệu quả. Nguồn nước sạch của phường được cung cấp từ nhà máy cấp nước thị xã Cửa Lò với công suất
23.000 m3/ngày đêm
cơ bản đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch vào sinh hoạt hàng ngày. Năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%.

Để đảm bảo yêu cầu thoát nước, phường đã tập trung chú trọng duy tu, bảo dưỡng và xây dựng mới các tuyến mương, cống mới. Các tuyến đường xây dựng mới đều có đầy đủ hệ thống thoát nước và được đấu nối với các tuyến thoát nước chung đảm bảo thoát nước nhanh chóng trong mùa mưa bão.

d) Vệ sinh môi trường

Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác vệ sinh môi trường, thực hiện có hiệu quả kế hoạch vệ sinh môi trường “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trên địa bàn. Tổ chức phát động phong trào thi đua nhằm huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác nâng cao chất lượng môi trường khu dân cư. Thông qua đó, tạo sự lan tỏa để nhân dân nhận thức được ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường, đưa công tác vệ sinh môi trường đi vào nề nếp, tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp. Thường xuyên tuyên truyền, giám sát dịch bệnh, phát động phong trào toàn dân tổng vệ sinh môi trường, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, trong năm không có dịch bệnh xảy ra.

10.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Xây dựng Nghị quyết chuyên đề, kế hoạch năm 2023; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, các sự kiện chính trị và các ngày lễ trọng đại của đất nước,  phối hợp tổ chức tuần tra bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các ngày lễ tết. Tổ chức huấn luyện cho lực lượng dân quân đúng nội dung, thời gian chương trình đề ra; Triển khai thực hiện tốt công tác tuyển quân, tổ chức  gặp mặt, tặng quà cho các thanh niên lên đường nhập ngũ và thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Tham mưu điều động lực lượng dân quân xây dựng công sự hầm hào công sự phục vụ Diễn tập chiến đấu phòng thủ thị xã Cửa Lò năm 2023. Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác chính sách cho các đối tượng người có công ví cách mạng, công tác chính sách hậu phương quân đội; tham mưu làm tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tham mưu hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh mở lớp đối tượng 4 do phường quản lý và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác. Tổ chức sơ khám, tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2024 theo đúng Luật nghĩa vụ quân sự.

b) An ninh

Phối hợp với lực lượng công an, tổ chức tuần tra đảm bảo an toàn trước, trong và sau tết Nguyên đán; bảo vệ tốt các ngày lễ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ của địa phương. Thường xuyên tăng cường bám sát cơ sở đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nhất là trong những ngày cao điểm không để xảy ra vụ việc phức tạp, các vụ vi phạm pháp luật được quan tâm giải quyết, không để tồn đọng kéo dài. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác tuần tra vũ trang, tuần tra Nhân dân. Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong tuần tra Nhân dân; tuyên truyền cho Nhân dân phòng chống tội phạm trộm cắp, an ninh trật tự, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đảm bảo đời sống văn minh trên địa bàn.

10.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân phường

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của phường20 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân phường

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an phường).

Tổng số cán bộ, công chức của phường là 20 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 7 người, hợp đồng thị xã 02 người.

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 02 người, trung cấp: 18 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 02 người, đại học: 17 người, cao đẳng 01 người.

11. Phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò

11.1. Lịch sử hình thành

Trước đây, vùng đất Thu Thủy có tên gọi là làng Thu Lũng thuộc tổng Thượng Xá. Sau đổi thành làng Mai Lĩnh và Yên Trạch.

Sau cách mạng tháng Tám, hợp nhất các làng Vạn Lộc, Tân Lộc, Yên Lương, Mai Bảng, Mai Lĩnh và Yên Trạch thành 01 xã lớn lấy tên là xã Long Châu.

Tháng 4/1947, hợp nhất 03 xã Thuận Hợp, Hiếu Hạp và Long Châu thành 01 xã lớn lấy tên gọi là xã Hợp Châu.

Tháng 4/1954, chia xã Hợp Châu thành 05 xã: Nghi Hương, Nghi Thu, Nghi Khánh, Nghi Thạch và Nghi Tân.

Ngày 4/4/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 37/QĐ-HĐBT thành lập thị trấn Cửa Lò trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của 02 xã Nghi Tân, Nghi Thủy và một phần diện tích tự nhiên, dân số của 02 xã Nghi Thu, Nghi Hợp.

Ngày 29/8/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 113/CP về việc thành lập thị xã Cửa Lò. Theo đó, phường Thu Thủy được tách ra thành một đơn vị hành chính thuộc thị xã Cửa Lò và hoạt động ổn định từ đó đến nay.

11.2. Địa giới hành chính

Phường Thu Thủy nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 16 km về  phía Đông Bắc, có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp biển Đông;

- Tây giáp phường Nghi Thu và xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc;  

- Nam giáp phường Nghi Thu;

- Bắc giáp phường Nghi Thủy.

11.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, diện tích tự nhiên của phường1,14 km2 trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 0,10 km2, chiếm tỷ lệ 8,61%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 1,03 km2, chiếm tỷ lệ 90,25%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,01 km2, chiếm tỷ lệ 1,14%.

11.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, phường Thu Thủy có tổng dân số là 7.667 người (trong đó: dân số thường trú là 6.379 người; dân số tạm trú quy đổi là 1.288 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 3.702 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 3.626 người, chiếm 97,95%;

- Lao động nông nghiệp 76 người, chiếm 2,05%.

11.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng phát triển tương đối thuận lợi, các hộ sản xuất đã chủ động tìm kiếm được nhiều hợp đồng có khối lượng lớn, giá trị cao, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Ngành xây dựng tiếp tục được duy trì ổn định, các dự án xây dựng trên địa bàn tiếp tục được triển khai đồng bộ. Trên địa bàn xã có 75 doanh nghiệp kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

b) Thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn xã tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước đi vào hoạt động ổn định với 75 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo điều kiện cho hơn 826 lao động thường xuyên có việc làm. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã có chợ hải sản và gần 450 hộ kinh doanh và gần 768 hộ kinh doanh dịch vụ buôn bán nhỏ đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa sinh hoạt và tạo thu nhập ổn định cũng như phát triển kinh tế.

c) Nông - lâm - thủy sản

Do tình hình quy hoạch và chuyển đổi kế hoạch sử dụng đất, diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, tuy nhiên người dân đã chủ động áp dụng kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là trồng các loại hoa màu cho năng suất và kinh tế cao, đảm bảo chất lượng sạch - vệ sinh - an toàn thực phẩm đáp ứng phục vụ cho Nhân dân và khách du lịch trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn phường có 140 thuyền thúng và 02 tàu vỏ gỗ với 156 lao động làm nghề đánh bắt hải sản. Phường thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động người dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, đồng thời gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

d) Thu - chi ngân sách

Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách theo đúng dự toán đề ra, Ủy ban nhân dân phường đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế, rà soát đưa các hộ kinh doanh vào quản lý, đôn đốc thu nộp vào ngân sách nhà nước. Thực hiện tốt công tác tài chính, tăng cường kiểm soát chi tiêu thường xuyên, thực hành tiết kiệm, đảm bảo công khai, đúng mục đích, kịp thời cho hoạt động quản lý điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh. Kết quả năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn phường đạt 8,60 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 8,10 tỷ đồng

11.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Phường có 02 trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia, gồm: 01 trường mầm non và 01 trường tiểu học. Công tác giáo dục tiếp tục được duy trì, ổn định và phát trin; công tác xã hội hóa giáo dục đã được các cấp chính quyền phường thường xuyên quan tâm. Năm học 2022 – 2023 các trường tiếp tục triển khai kế hoạch dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp dạy và học; điều chỉnh dạy học đúng theo tinh thần chỉ đạo của ngành. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

b) Y tế

Phường có 01 trạm y tế với diện tích 1.200 m2 đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho người dân trên địa bàn. Công tác khám, chữa bệnh và tiêm chủng cho người dân luôn được chú trọng. Ngoài công tác khám chữa bệnh, Trạm y tế đã phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến, cửa hàng thực phẩm và các nhà hàng đóng trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, lồng ghép chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh xã hội, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, đảm bảo cân bằng giới tính; tiếp tục vận động quỹ chăm sóc bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Công tác văn hóa - xã hội thường xuyên được chú trọng, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những sự kiện quan trọng của địa phương. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật phường luôn được quan tâm, tổ chức thường xuyên, đảm bảo góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, đáp ứng được nhu cầu văn hóa văn nghệ của người dân. Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh lành mạnh và tiến bộ.

Trên địa bàn phường có các công trình thể thao như: sân vận động, sân bóng đá,... kết hợp với các sân thể thao trên địa bàn các khối xóm cơ bản đáp ứng được nhu cầu tập luyện thể dục - thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Những năm gần đây, Ủy ban nhân dân phường thường xuyên tổ chức các giải đấu giao lưu thể dục - thể thao nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các khối. Công tác nâng cấp, sửa chữa các công trình thể thao cũng được quan tâm nhằm nâng cao nhu cầu sinh hoạt, rèn luyện sức khỏe cho người dân.

11.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn phường khá tốt và đồng bộ, phần lớn đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Tổng chiều dài các tuyến đường trục chính là 14,50 km; đường khu nhà ở có là 4,21 km, hầu hết các tuyến đường đều được cứng hóa kiên cố đảm bảo bề rộng, được lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước,... đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân trong việc lưu thông hàng hóa, các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống điện trên địa bàn phường được ngành điện tập trung đầu tư, nâng cấp với 08 trạm biến áp, 16 km chiều dài đường dây trung thế và 21 km chiều dài đường dây hạ thế. Hệ thống cấp điện luôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, bảo trì và lắp thêm các trạm biến áp nhằm cung cấp điện được ổn định, giảm phụ tải hao phí đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của phường. Hàng năm đều có kế hoạch nâng cấp, cải tạo lưới điện, thay thế cột điện cũ đảm bảo sử dụng hiệu quả các công trình điện đã được đầu tư. Hệ thống chiếu sáng trên các tuyến phố chính đã và đang được lắp đặt nhằm đảm bảo an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác đưa nước sạch tới các hộ gia đình trên địa bàn phường được thực hiện có hiệu quả. Nguồn nước sạch của phường được cung cấp từ nhà máy cấp nước thị xã Cửa Lò với công suất
23.000 m3/ngày đêm. Năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 100%
.

Để đảm bảo yêu cầu thoát nước, phường đã tập trung chú trọng duy tu, bảo dưỡng và xây dựng mới các tuyến mương, cống mới. Các tuyến đường xây dựng mới đều có đầy đủ hệ thống thoát nước và được đấu nối với các tuyến thoát nước chung đảm bảo thoát nước nhanh chóng trong mùa mưa bão

d) Vệ sinh môi trường

Phường đã duy trì tốt các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp. Duy trì hàng tháng ra quân ngày Chủ nhật xanh làm sạch môi trường biển và trong khu dân cư. Trên địa bàn phường không có bãi tập kết trung chuyển rác thải mà đặt vị trí tập trung chuyển rác thải khu vực phía Tây sân vận động thị xã và có 04 tổ dịch vụ gom rác thải hoạt động thường xuyên ở 04 khối. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả nên vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn phường đã được cải thiện. Người dân trên địa bàn thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, dọn rác trên các trục đường tại khu vực sinh sống. Đến nay, tỷ lệ rác thải được thu gom trên địa bàn hiện đạt 98,03%.

11.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Duy trì trực sẵn sàng chiến đấu, trực chỉ huy, trực ban theo quy định. Triển khai lực lượng dân quân phối hợp lực lượng công an phường tuần tra, giữ vững các mục tiêu quan trọng, giữ vững tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Xây dựng và triển khai thực hiện tốt các Kế hoạch Quốc phòng – Quân sự địa phương, thực hiện tốt việc trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ ngày lễ tết, sự kiện chính trị của địa phương và Đất nước. Tham mưu xây dựng phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Năm 2023 Ban chỉ huy quân sự đã thực hiện tốt công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đảm bảo công bằng, dân chủ, đúng luật, hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao. Phối hợp với công an phường xây dựng và thực hiện quy chế phối kết hợp giữa 2 lực lượng trong việc giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

b) An ninh

Là địa bàn trọng điểm về tôn giáo và du lịch của thị xã Cửa Lò, tình hình an ninh trật tự có nhiều phức tạp và tiềm ẩn khó lường; nhất là tình hình trộm cắp tài sản trong khách sạn, nhà nghỉ, khu vực vui chơi công viên, đánh nhau gây rối trật tự công cộng, tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông... Những tình hình trên đã tác động không nhỏ đến nhiệm vụ chuyên môn và phong trào thi đua của đơn vị.

Ủy ban nhân dân luôn quan tâm, chỉ đạo lực lượng Công an phường đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, tăng cường công tác tuần tra, canh gác, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội nhất là trong các ngày tết, ngày lễ lớn. Xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ các sự kiện quan trọng. Triển khai thực hiện các Thông tư hướng dẫn về công tác quản lý nhân hộ khẩu theo luật cư trú mới và thực hiện có hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ: hướng dẫn, giải quyết hàng trăm hồ sơ đăng ký thường trú, tạm trú; kiểm tra, phát hiện xử phạt hành chính 12 trường hợp vi phạm về công tác đăng ký, quản lý tạm trú, hộ khẩu.

11.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân phường

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của phường20 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân phường

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an phường).

Tổng số cán bộ, công chức của phường là 19 người, trong đó: cán bộ: 11 người, công chức: 05 người, hợp đồng thị xã: 03 người.

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 01 người, trung cấp: 18 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 01 người, đại học: 18 người.

12. Xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc

12.1. Lịch sử hình thành

Trước năm 1945, vùng đất Nghi Xuân thuộc tổng Đặng Xá. Tháng 5/1946, cấp tổng bị xóa bỏ, các đơn vị hành chính cấp xã của huyện Nghi Lộc được sáp nhập còn 24 xã.

Tháng 4/1947, huyện Nghi Lộc sắp xếp từ 24 xã còn 13 xã; các xã Ngư Phong, Hợp Thái nhập lại thành xã Ngư Hải. Năm 1954, huyện Nghi Lộc chia 13 xã thành 38 xã nhỏ, lúc đó xã Ngư Hải được chia thành 03 xã, gồm: Nghi Hải, Nghi Phong, Nghi Xuân thuộc huyện Nghi Lộc.

Xã Nghi Xuân sau khi tách ra có 16 xóm: Xuân Tình, Xuân Sơn, Phong Hồ, Tiên Lạc, Xuân Phúc, Yên Thịnh, Xuân Tân, Lộc Mỹ, Tân Nghĩa, Xuân Trang, Xuân Khánh, Xuân Lan, Xuân Lộc, Xuân Giang, Xuân Dương, Xuân Cảnh.

Tháng 9/2019 các xóm của xã Nghi Xuân được sáp nhập lại còn 7 xóm và hoạt động ổn định từ đó đến nay.

12.2. Địa giới hành chính

Xã Nghi Xuân nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 11 km về  phía Đông Bắc, xã có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp phường Nghi Hải, phường Nghi Hòa thuộc thị xã Cửa Lò;

- Tây giáp xã Nghi Phong;

- Nam giáp xã Phúc Thọ;

- Bắc giáp xã Nghi Thạch.

12.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, diện tích tự nhiên của 6,16 km2 (616,77 ha) trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 3,27 km2, chiếm tỷ lệ 53,08%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 2,83 km2, chiếm tỷ lệ 45,94%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,06 km2, chiếm tỷ lệ 0,98%.

12.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, xã Nghi Xuân có tổng dân số là 11.884 người (trong đó: dân số thường trú là 11.252 người; dân số tạm trú quy đổi là 632 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 5.586 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 4.232 người, chiếm 75,76%;

- Lao động nông nghiệp 1.354 người, chiếm 24,24%.

12.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Lượng lao động làm việc ngành xây dựng trên 270 lao động; lao động làm việc các công ty, xí nghiệp tăng mạnh với trên 2.200 lao động. Đồng thời, Nghi Xuân luôn tạo điều kiện, khuyến khích và giữ vững các ngành nghề truyền thống như hộ rèn, mộc, sản xuất rượu,... còn có thêm nhiều ngành nghề khác như hàn xì, sản xuất gạch ba banh, hàn, cơ khí, mộc đã giải quyết được lượng lao động dư thừa và tạo thu nhập ổn định cho người dân. Hiện nay, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đang hướng tới quy mô cao hơn để đáp ứng yêu cầu trong quá trình xây dựng và phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

b) Thương mại - dịch vụ

Từng bước phát triển như­­ buôn bán, chế biến lương thực, thực phẩm và hàng nông sản. Nâng cao hiệu quả chuyển giao khoa học kỹ thuật và quảng bá sản phẩm, làng nghề được duy trì và phát triển, đảm bảo sản xuất và chế biến thu về cho địa phương với giá trị kinh tế cao và giải quyết lao động có việc làm tại chỗ. Đã thu hút đầu tư, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng được thị trường buôn bán, các hộ đầu tư làm dịch vụ hàng hóa, dịch vụ vận tải ngày một tăng.

c) Nông - lâm - thủy sản

Xã đã chỉ đạo các hợp tác xã thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, tổ chức tập huấn và cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư phân bón, giống cây, con phục vụ sản xuất đảm bảo khung thời vụ. Ngoài ra, xã còn gieo trồng nhiều loại rau màu khác nhau cho giá trị kinh tế cao như: lạc, khoai,...

Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn. Tuyên truyền để Nhân dân đầu tư chăn nuôi theo hướng hàng hóa phục vụ du lịch, tăng cường đầu tư phát triển đàn gia cầm.

d) Thu - chi ngân sách

Thực hiện thu ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại phí, lệ phí và các khoản thu trên địa bàn xã, chú trọng các khoản thu về thuế đất phi nông nghiệp, thuế sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng năm. Thực hiện nghiêm luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách, phấn đấu cân đối chi cho đầu tư, phát triển. Tổng thu ngân sách năm 2023 xã Nghi Xuân đạt 28,50 tỷ đồng; tổng chi ngân sách năm 2023 là 28,0 tỷ đồng.

12.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn xã có 03 trường gồm trường mầm non Nghi Xuân đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; trường tiểu học Nghi Xuân đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; trường trung học cơ sở Nghi Xuân đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em tại địa phương. Công tác phổ cập giáo dục luôn được duy trì và phát triển toàn diện, tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, phong trào học tập của học sinh, thực hiện nhiệm vụ của năm học đạt nhiều thành tích cao. Năm học 2022 - 2023, tỷ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện đạt kết quả cao.

b) Y tế

Xã có 01 trạm y tế đã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế mức độ 2 với diện tích là 2.000 m2, 5 giường bệnh, 5 cán bộ y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân được đảm bảo. Cán bộ nhân viên y tế luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo thời gian khám chữa bệnh, thực hiện tốt các quy chế của ngành, hoàn thành các chỉ tiêu do trung tâm y tế đề ra. Trong năm, trạm y tế xã đã triển khai thực hiện tốt kế hoạch trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, thực hiện đề án “Vì sức khỏe Nhân dân và vận hành xe vận chuyển cấp cứu bệnh nhân”. Ủy ban nhân dân xã phối hợp với trạm y tế thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm,... kiểm tra các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng ăn sẵn trên địa bàn.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - văn hóa ở địa phương đã được Đảng ủy, Ủy ban nhân dân cùng các ban ngành đoàn thể cụ thể hóa bằng nhiều hình thức phù hợp sát với thực tế như: Tuyên truyền thông qua các phương tiện đại chúng, thông qua các hội nghị, tập huấn, cụm pano, áp phích... Xã đã thực hiện tốt việc quản lý các di tích trên địa bàn, năm 2023 tại các di tích, không xảy ra trường hợp bị mất, bị hư hỏng tài sản, không xảy ra cháy nổ hoả hoạn. Không có hiện tượng đồng bóng xăm thẻ mê tín dị đoan.

Trên địa bàn các thôn đều có nhà văn hóa - thể dục thể thao - sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu và phong trào thể dục, thể thao cho Nhân dân trong xã; Ủy ban nhân dân thường xuyên thực hiện tốt các phong trào thể dục thể thao theo kế hoạch của huyện và trong xã; các thôn trong xã có đội bóng đá, bóng chuyền, bóng chuyền hơi, câu lạc bộ cầu lông, bóng bàn,…Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thu hút đông đảo người dân tham gia. Với việc đa dạng về nội dung, hình thức tập luyện, duy trì tổ chức nhiều hoạt động thi đấu, phong trào thể dục - thể thao của xã diễn ra thường xuyên, góp phần nâng cao sức khoẻ, tình đoàn kết cho cán bộ, Nhân dân.

12.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông luôn được đầu tư, nâng cấp, cùng với đó đường thôn, xóm, đường nội đồng bê tông xi măng và bằng vật liệu cứng. Các tuyến đường trục xã, liên xã và đường từ trung tâm xã đến huyện đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo cấp kỹ thuật của bộ giao thông vận tải, có vỉa hè và cây xanh, gờ giảm tốc đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; các nút giao thông tại các đường trục xã, liên xã đã được bố trí hệ thống báo hiệu đường bộ đảm bảo an toàn giao thông theo quy chuẩn của Bộ Giao thông Vận tải. Xã thường xuyên duy tu bảo dưỡng các tuyến đường trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong địa bàn xã. Đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế địa phương.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống cấp điện luôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, bảo trì và lắp thêm các trạm biến áp nhằm cung cấp điện được ổn định, giảm phụ tải hao phí đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã. hàng năm kế hoạch nâng cấp, cải tạo lưới điện, thay thế cột điện cũ đảm bảo sử dụng hiệu quả các công trình điện đã được đầu tư. Trên địa bàn xã có các trạm biến áp với hệ thống các đường dây trung thế, đường dây hạ thế đã đảm bảo kỹ thuật, yêu cầu của ngành điện. Tỷ lệ các hộ dân sử dụng điện đạt 100% tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân phát triển kinh doanh sản xuất, phục vụ tốt sinh hoạt.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác đưa nước sạch tới các hộ gia đình trên địa bàn xã được thực hiện có hiệu quả. Nguồn nước sạch của xã được cung cấp từ nhà máy nước thị xã Cửa Lò có công suất 23.000 m3/ngày đêm cơ bản đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân vào sinh hoạt. Năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 100%.

Xã có 8,5 km chiều dài đường cống thoát nước chính. Hệ thống các đường cống thoát nước, mương tiêu thoát nước thường xuyên được sửa chữa đảm bảo thông thoáng cho việc thoát nước. Các hộ kinh doanh và làm nghề thủ công nhỏ lẻ đã thực hiện cam kết đảm bảo nước thải được xử lý qua hệ thống trước khi thải ra hệ thống cống chung của khu vực.

d) Vệ sinh môi trường

Trong những năm qua Ủy ban nhân dân xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn, bảo đảm vệ sinh môi trường; thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; công tác thu dọn, vận chuyển, xử lý đất thải, phế thải xây dựng, thường xuyên kiểm tra việc bảo đảm môi trường, tổ chức thường xuyên các đợt ra quân chấn chỉnh mỹ quan đô thị, dọn dẹp vệ sinh thu gom rác thải, khơi thông dòng chảy kênh mương cống rãnh, phát quang bụi rậm. Đến nay công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn được thực hiện tốt, không để tình trạng tồn đọng rác, ô nhiễm môi trường.

12.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Hàng năm Đảng ủy ban hành Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo về nhiệm vụ Quân sự, Quốc phòng địa phương, nhiệm vụ tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và huy động lực lượng dự bị động viên; Ủy ban nhân dân xã có kế hoạch chỉ đạo, Hội đồng nghĩa vụ quân sự, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh được kiện toàn, duy trì hoạt động nề nếp, có chất lượng, hiệu quả. Thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký dân quân, quản lý quân nhân dự bị có nề nếp, đảm bảo số lượng và chất lượng; hằng năm xã đều hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và huy động huấn luyện dự bị động viên. Công tác phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân và các tổ chức được quan tâm; Xây dựng hệ thống kế hoạch chiến đấu phòng thủ, huy động lực lượng dân quân, lực lượng xung kích tham gia ứng trực sẵn sàng chiến đấu, khắc phục hậu quả thiên tai, tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ xã đạt chất lượng, hiệu quả và an toàn tuyệt đối; Thực hiện báo cáo thường xuyên, đột xuất kịp thời, đúng quy định.

b) An ninh

Tăng cường hoạt động có hiệu quả của lực lượng công an, an ninh, công an viên và tổ an ninh tại các xóm trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, xử lý kiên quyết các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã cơ bản ổn định. Tình hình liên quan đến an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn cơ bản ổn định. Công an xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về “ Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến 2030”. Làm tốt công tác thu thập dữ liệu dân cư và cấp căn cước công dân cho người dân trên địa bàn xã.

12.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của 27 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an ).

Tổng số cán bộ, công chức của xã là 23 người, trong đó: cán bộ: 10 người, công chức: 13 người.

- Trình độ lý luận chính trị: trung cấp: 22 người, sơ cấp: 01 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: đại học: 22 người, trung cấp: 01 người.

13. Xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc

13.1. Lịch sử hình thành

Vùng đất Phúc Thọ đã trải qua nhiều thay đổi về đơn vị hành chính và tên gọi khác nhau. Theo “Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí lược” toàn huyện Chân Lộc (Nghi Lộc) có 04 tổng với 81 xã, thôn, phường. Tổng Đặng Xá có 21 xã, thôn. Xã Đông Hải thuộc tổng Đặng Xá có 05 thôn gồm: Cổ Đan, Cổ Bái, Bảo Lộc, Bảo Lân, Chính Vị (Chính Vị sau cắt về Nghi Xuân) và xã Lộc Thọ. Đến đời vua Thành Thái (1889 - 1907) cắt phần lớn tổng Yên Trường về Hưng Nguyên, cắt tổng Vân Trình, tổng La Vân về huyện Nghi Lộc (năm 1894 Thành Thái đổi tên huyện Chân Lộc thành huyện Nghi Lộc). Huyện Nghi Lộc có 05 tổng với 79 đơn vị hành chính gồm các tổng La Vân, tổng Vân Trình, tổng Thượng Xá, tổng Đặng Xá, tổng Kim Nguyên. Tổng Đặng xá có 15 đơn vị: Phú Ích, Phượng Cương, Yên Lạc, Mỹ Chiêm, Văn Trạch (Nghi Phong), Song Lộc (Nghi Hải, Nghi Hoà), Tân Hợp, Nam Sơn, Chính Vị (Nghi Xuân), Cổ Đan, Cổ Bái, Lộc Thọ, Phúc Lợi (Phúc - Thọ), Hải Côn, Phú Hoà (Nghi Thái). Theo tài liệu của Toà Khâm sứ Vinh năm 1892 thì xã Phúc Thọ ngày nay lúc đó gồm xã Lộc Thọ và các thôn: Cổ Đan, Cổ Bái, Bảo - Lân, Bảo Lộc.

Tháng 5/1946, thực hiện sắc lệnh của Chính phủ và Nghị quyết đầu tiên của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về chủ trương xóa bỏ chính quyền cấp tổng, huyện ủy Nghi Lộc đã lãnh đạo việc tổ chức lại các đơn vị hành chính. Toàn huyện khi đó có 79 đơn vị hành chính được sáp nhập lại thành 24 đơn vị hành chính mới. Trong đó, xã Hải Yến gồm các thôn: Cổ Đan, Cổ Bái, Lộc Thọ, Phúc Lợi.

Tháng 7/1947, toàn huyện Nghi Lộc có 24 xã sáp nhập lại còn 13 xã. Xã Hải Yến và xã Vạn Xuân nhập thành xã Xuân Hải.

Năm 1953, các đơn vị hành chính xã, tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, các Đoàn thể được kiện toàn sắp xếp lại. Toàn huyện Nghi Lộc có 13 xã lớn được chia ra thành 38 xã mới. Xã Xuân Hải được chia ra thành xã Nghi Thái và xã Nghi Phúc.

Năm 1956, xã Nghi Phúc chia thành xã Nghi Phúc và xã Nghi Thọ. Ngày 21 tháng 4 năm 1969, thực hiện Nghị quyết số 201/NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nhập xã Nghi Phúc và xã Nghi Thọ thành xã Phúc Thọ. Xã Phúc Thọ hoạt động ổn định cho tới ngày nay.

13.2. Địa giới hành chính

Xã Phúc Thọ nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 10 km về  phía Đông, xã có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh;

- Tây giáp xã Nghi Thái;

- Nam giáp xã Hưng Hòa thuộc thành phố Vinh;

- Bắc giáp xã Nghi Xuân, xã Nghi Phong.

13.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, diện tích tự nhiên của 6,12 km2 (612,31 ha) trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 2,86 km2, chiếm tỷ lệ 46,73%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 3,15 km2, chiếm tỷ lệ 51,47%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,11 km2, chiếm tỷ lệ 1,80%.

13.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, xã Phúc Thọ có tổng dân số là 10.409 người (trong đó: dân số thường trú là 10.204 người; dân số tạm trú quy đổi là 205 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 5.780 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 3.765 người, chiếm 65,14%;

- Lao động nông nghiệp 2.015 người, chiếm 34,86%.

13.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Năm 2023, xã đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, tiểu thủ công nghiệp thu hút đầu tư, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển tiểu thủ công nghiệp, đảm bảo cân đối ngân sách. Tạo ra nhiều việc làm mới cho Nhân dân, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là một số ngành nghề truyền thống như nghề mộc, xây, sơn, thợ cơ khí phát triển mạnh, tăng nguồn thu nhập nâng cao đời sống Nhân dân trong xã.

b) Thương mại - dịch vụ

Từng bước phát triển như­­ buôn bán, chế biến lương thực, thực phẩm và hàng nông sản. Nâng cao hiệu quả chuyển giao khoa học kỹ thuật và quảng bá sản phẩm như nếp cái hoa vàng, làng nghề được duy trì và phát triển, đảm bảo sản xuất và chế biến thu về cho địa phương với giá trị kinh tế cao và giải quyết lao động có việc làm tại chỗ. Đã thu hút đầu tư, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng được thị trường buôn bán, các hộ đầu tư làm dịch vụ hàng hóa, dịch vụ vận tải ngày một tăng.

c) Nông - lâm - thủy sản

Xã tập trung chỉ đạo gieo cấy theo đúng kế hoạch, chỉ đạo hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cơ cấu giống lúa phù hợp với điều kiện đồng đất khí hậu thời tiết phục vụ cho Nhân dân; Ủy ban nhân dân xã giao cho hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: chủ động xây dựng kế hoạch chăm bón phòng trừ sâu bệnh, diệt chuột bảo vệ khu vực nội đồng. Chủ động phòng chống thiên tai lụt bão đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống của Nhân dân. Thường xuyên tu bổ, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, cơ bản đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất.

d) Thu - chi ngân sách

Thực hiện thu ngân sách đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại phí, lệ phí và các khoản thu trên địa bàn xã, chú trọng các khoản thu về thuế đất phi nông nghiệp, thuế sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng năm. Thực hiện nghiêm luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách, phấn đấu cân đối chi cho đầu tư, phát triển. Tổng thu ngân sách năm 2023 là 25,50 tỷ đồng; tổng chi ngân sách năm 2023 là 25,00 tỷ đồng.

13.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Hệ thống trường lớp trên địa bàn xã được quan tâm đầu tư của các cấp. Sự nghiệp giáo dục luôn được các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân ủng hộ vì vậy chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Năm học 2022- 2023 các nhà trường đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra. Chất lượng giáo dục được nâng lên, các cuộc thi học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi luôn đạt kết quả cao. Phong trào khuyến học, khuyến tài góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xã hội học tập trên địa bàn xã.

b) Y tế

Trạm y tế xã luôn duy trì và thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân được đảm bảo. Cán bộ nhân viên y tế luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, đảm bảo thời gian khám chữa bệnh, thực hiện tốt các quy chế của ngành, hoàn thành các chỉ tiêu do trung tâm y tế đề ra. Trạm y tế đã phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến, cửa hàng thực phẩm và các nhà hàng đóng trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, lồng ghép chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh xã hội, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Tiếp tục thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vǎn hóa”; chỉ đạo đăng ký, xây dựng các danh hiệu văn hóa năm 2023 đảm bảo đúng quy trình, quy định. Các thôn trên địa bàn xã đều có sân luyện tập thể thao được trang bị các thiết bị luyện tập phù hợp đã đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Ủy ban nhân dân thường xuyên thực hiện tốt các phong trào thể dục thể thao theo kế hoạch của huyện và trong xã; các thôn trong xã có đội bóng đá, bóng chuyền, bóng chuyền hơi, câu lạc bộ cầu lông, bóng bàn,…Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thu hút đông đảo người dân tham gia. Với việc đa dạng về nội dung, hình thức tập luyện, duy trì tổ chức nhiều hoạt động thi đấu, phong trào thể dục - thể thao của xã diễn ra thường xuyên, góp phần nâng cao sức khoẻ, tình đoàn kết cho cán bộ, Nhân dân.

13.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn khá tốt và đồng bộ, phần lớn đã được nhựa hóa, bê tông hóa đảm bảo phục vụ đời sống của người dân trong việc lưu thông hàng hóa và các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế. Hệ thống giao thông nội đồng cũng được tập trung phát triển xây dựng để đảm bảo việc đi lại, vận chuyển phân bón, nông sản của người dân. Xã thường xuyên duy tu bảo dưỡng các tuyến đường trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong địa bàn.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống lưới điện của xã thường xuyên được kiểm tra, thay mới các đường dây xuống cấp để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của người dân không bị gián đoạn. Đi đôi với việc nâng cấp lưới điện hạ thế, Công ty điện lực huyện cùng chính quyền xã và các ngành chức năng đã thực hiện tốt việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng xây dựng hệ thống điện trung áp, góp phần chống quá tải, nâng cao chất lượng điện, đảm bảo nguồn điện được cung cấp phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng điện của người dân, không bị gián đoạn trong sinh hoạt. Các trục đường chính được chiếu sáng đầy đủ đảm bảo cho giao thông thuận lợi về ban đêm hạn chế tai nạn giao thông góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác đưa nước sạch tới các hộ gia đình trên địa bàn xã được thực hiện có hiệu quả. Nguồn nước sạch của xã được cung cấp từ nhà máy nước thị xã Cửa Lò có công suất 23.000 m3/ngày đêm cơ bản đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân vào sinh hoạt. Năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 100%. Xã có 11,2 km chiều dài đường cống thoát nước chính. Hệ thống các đường cống thoát nước, mương tiêu thoát nước thường xuyên được sửa chữa đảm bảo thông thoáng cho việc thoát nước. Các hộ kinh doanh và làm nghề thủ công nhỏ lẻ đã thực hiện cam kết đảm bảo nước thải được xử lý qua hệ thống trước khi thải ra hệ thống cống chung của khu vực.

d) Vệ sinh môi trường

Công tác bảo vệ môi trường luôn được cấp Ủy, Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo nên cơ bản đã đi vào nề nếp. Xã đã tập trung vào công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường; tiếp tục thực hiện đề án làm sạch đồng ruộng, vệ sinh đường làng ngõ xóm quy định; tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường; tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. Phối hợp với đơn vị thu gom rác tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết đảm bảo không có rác tồn đọng trong khu dân cư.       

13.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Ban Chỉ huy quân sự xã quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động viên, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị vũ khí, đảm bảo sẵn sàng khi có tình huống xảy ra. Công tác quốc phòng quân sự địa phương được triển khai tổ chức thực hiện khá toàn diện các nhiệm vụ: Trực sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tham gia hội thi, hội thao, phối hợp trong bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Lực lượng dân quân được kiện toàn đảm bảo chất lượng và số lượng theo quy định. Thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký dân quân, quản lý quân nhân dự bị có nề nếp, đảm bảo số lượng và chất lượng; hằng năm xã đều hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và huy động huấn luyện dự bị động viên. Công tác phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân và các tổ chức được quan tâm; Xây dựng hệ thống kế hoạch chiến đấu phòng thủ, huy động lực lượng dân quân, lực lượng xung kích tham gia ứng trực sẵn sàng chiến đấu, khắc phục hậu quả thiên tai, tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ xã đạt chất lượng, hiệu quả và an toàn tuyệt đối.

b) An ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác điều tra, phát hiện, xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật đảm bảo đúng đối tượng, đúng nội dung vụ việc, công tác phòng ngừa được chú trọng. Quản lý tốt các hệ, loại đối tượng, không để tình hình địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự, không để hình thành điểm, tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân; quản lý tốt nhân hộ khẩu; ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tập trung bảo vệ tốt các ngày lễ, ngày tết cổ truyền của dân tộc và các sự kiện chính trị ở địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản mới được sửa đổi, bổ sung đến từng tầng lớp Nhân dân trên địa bàn.

13.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của 25 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an ).

Tổng số cán bộ, công chức của xã là 18 người, trong đó: cán bộ: 9 người, công chức: 9 người.

- Trình độ lý luận chính trị: trung cấp: 17 người, sơ cấp: 01 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 02 người, đại học: 16 người.

14. Xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc

14.1. Lịch sử hình thành

Trước năm 1945, vùng đất Nghi Thái thuộc tổng Đặng Xá. Tháng 5/1946, cấp tổng bị xóa bỏ, các đơn vị hành chính cấp xã của huyện Nghi Lộc được sáp nhập còn 24 xã.

Tháng 4/1947, huyện Nghi Lộc sắp xếp từ 24 xã còn 13 xã; các xã Hải Yến, Vạn Xuân nhập lại thành xã Xuân Hải. Năm 1954, huyện Nghi Lộc chia 13 xã thành 38 xã, lúc đó xã Xuân Hải được chia thành 02 xã, gồm: Nghi Thái và Nghi Phúc. Xã Nghi Thái hoạt động và ổn định cho đến nay với 11 xóm.

14.2. Địa giới hành chính

Xã Nghi Thái nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 07 km về phía Đông, xã có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp xã Phúc Thọ;

- Tây giáp xã Hưng Lộc;

- Nam giáp xã Hưng Hòa thuộc thành phố Vinh;

- Bắc giáp xã Nghi Phong.

14.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, diện tích tự nhiên của 9,50 km2 (950,24 ha) trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 5,88 km2, chiếm tỷ lệ 61,89%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 3,56 km2, chiếm tỷ lệ 37,47%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,06 km2, chiếm tỷ lệ 0,64%.

14.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, xã Nghi Thái có tổng dân số là 11.006 người (trong đó: dân số thường trú là 10.738 người; dân số tạm trú quy đổi là 268 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 5.671 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 4.703 người, chiếm 82,93%;

- Lao động nông nghiệp 968 người, chiếm 17,07%.

14.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Giữ vững các ngành nghề truyền thống như: nghề làm mỳ, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng,... trên địa bàn hiện nay còn có thêm nhiều ngành nghề khác như hàn xì, may mặc tiếp tục được duy trì và phát triển. Hiện nay, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đang hướng tới quy mô cao hơn để đáp ứng yêu cầu trong quá trình xây dựng và phát triển theo đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

b) Thương mại - dịch vụ

Trong những năm qua xã luôn tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn, nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh của ngành kinh tế mũi nhọn này. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển mạnh, nhất là dịch vụ vật tư cho nông nghiệp và dịch vụ thức ăn gia súc, gia cầm, vật liệu xây dựng. Trên địa bàn xã có nhiều hộ kinh doanh với nhiều ngành nghề như: kinh doanh lương thực, thực phẩm, bán hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống, vận tải, may mặc... hầu hết các hộ đều hoạt động, kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm và thu nhập khá, góp phần không nhỏ vào việc tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân và tăng trưởng kinh tế địa phương.

c) Nông - lâm - thủy sản

Trong năm công tác bảo vệ thực vật, khuyến nông và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ luôn được quan tâm thường xuyên và liên tục, đảm bảo cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trên địa phương. Công tác phòng chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm được tập trung chỉ đạo. Ủy ban Nhân dân xã đã chỉ đạo Ban thú y xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm phòng dại cho đàn gia súc, gia cầm; thực hiện khử trùng, phun tiêu độc trên địa bàn toàn xã. Trong năm, trên địa bàn xã không xảy ra phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

d) Thu - chi ngân sách

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của các cấp ủy và chính quyền; UBND xã đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, thực hiện các biện pháp đảm bảo nguồn thu, chống thất thu; câm đối giảm chi ngân sách, chi tiết kiệm hiệu quả  nên công tác thu, chi ngân sách vẫn đạt được những kết quả tích cực. Tổng thu ngân sách năm 2023 xã là 35,20 tỷ đồng; tổng chi ngân sách năm 2023 là 35,20 tỷ đồng.

14.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến tích cực. Số giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp và số học sinh thi đậu vào các trường đại học đều tăng. Tỷ lệ huy động học sinh vào các hệ học đạt 100%, chất lượng phổ cập trẻ 5 tuổi vào trường mầm non, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đạt 100%. Đến nay 3/3 trường đã chuẩn quốc gia mức độ 1, đang tập trung xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp đáp ứng yêu cầu dạy và học; công tác xã hội hoá giáo dục và hoạt động khuyến học, khuyến tài được quan tâm.

b) Y tế

Trong năm 2023, trạm y tế đã tiếp thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Cơ sở vật chất được quan tâm, cán bộ chuyên môn được bố trí đủ số lượng; 11/11 xóm có cán bộ y tế xóm. Giữ vững các tiêu chí xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tổng số khám chữa bệnh: 3.095 lượt người. Công tác chăm sóc trẻ em được quan tâm và chú trọng, nhất là trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. 100% trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định. Đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là trong dịp Tết nguyên đán và “Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm”.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, gắn với phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa trên địa bàn xã theo quy định; việc thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2023, 11/11 xóm trên địa bàn xã đã được bổ sung quy ước, hương ước và thực hiện tốt việc đám cưới, đám tang theo quy ước, hương ước. Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 91,7%, tỷ lệ làng văn hóa đạt 100%.

14.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Các trục đường giao thông trên địa bàn xã đã được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản. Đến nay 100% các tuyến đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa; Các nút giao thông trục đường xã, liên xã đã được bố trí hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Các tuyến đường trục xã, liên xã, đường trục thôn trong khu vực dân cư được trồng cây xanh đảm bảo cảnh quan môi trường, có biển báo, biển chỉ dẫn theo quy chuẩn. Các tuyến đường thôn, ngõ xóm đều đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân đồng thời tạo điều kiện giao thoa phát triển kinh tế.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống cấp điện luôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, bảo trì và lắp thêm các trạm biến áp nhằm cung cấp điện được ổn định, giảm phụ tải hao phí đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã. Hệ thống các trạm biến áp, đường dây, công tơ đo đếm phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân đều được đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Hàng năm cơ quan ngành điện kiểm tra về kỹ thuật, nâng cấp, sửa chữa nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân và đảm bảo vận hành an toàn, ổn định lưới điện của dân cư

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác đưa nước sạch tới các hộ gia đình trên địa bàn xã được thực hiện có hiệu quả. Nguồn nước sạch của xã được cung cấp từ nhà máy nước thị xã Cửa Lò có công suất 23.000 m3/ngày đêm cơ bản đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân vào sinh hoạt. Năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 100%.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ dân có đủ 3 công trình (bể nước, nhà tắm, nhà vệ sinh) đạt 100%. Các hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu thoát nước thải, thu gom, xử lý đảm bảo quy định, không gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh.

d) Vệ sinh môi trường

Công tác bảo vệ môi trường luôn được cấp Ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo nên cơ bản đã đi vào nề nếp. Xã thường xuyên vận động, tuyên truyền các cơ quan, đoàn thể, tham gia tổ chức Ngày thứ bảy xanh, đồng thời vận động người dân trên địa bàn dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, thu gom rác thải đúng nơi quy định và có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường, nhằm đảm bảo tốt cảnh quan môi trường trên địa bàn xã.

14.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Ban chỉ huy quân sự xã đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp y, chính quyền địa phương. Triển khai xây dựng kế hoạch gọi công dân nhập ngũ năm 2023. Tổ chức khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch. Hoàn thiện danh sách, lập hồ sơ đối với nam thanh niên đủ điều kiện về sức khỏe để điều động khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện. Thực hiện tốt công tác huấn luyện dân quân theo kế hoạch của Ban chỉ huy quân sự huyện, chuẩn bị tốt các trang thiết bị vật tư, phương tiện để phục vụ cho phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Duy trì lịch trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ các ngày lễ, tết quan trọng của đất nước. Bảo vệ an toàn các ngày lễ lớn của tỉnh và đất nước. Bảo quản trang bị vũ khí theo đúng hướng dẫn của ngành quân khí. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

b) An ninh

Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo không để xảy ra các sự vụ lớn, nhất là trong các ngày lễ, Tết trên địa bàn. Thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn; giải quyết các thủ tục hành chính, quản lý, đăng ký hộ khẩu theo quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai, triệt phá các hành vi vi phạm pháp luật như cờ bạc, số đề,… gây bức xúc trong Nhân dân. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc được duy trì, giữ vững và hoạt động có hiệu quả. Tăng cường công tác tuần tra, chốt điểm, mật phục bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tội phạm trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ công tác đăng ký, lưu trú và thường xuyên theo dõi biến động về dân số đặc biệt đối với các trường hợp lưu trú trên địa bàn. Thường xuyên tuyên truyền đến toàn thể Nhân dân về công tác phòng chống ma túy, các biện pháp phòng ngừa lừa đảo qua không gian mạng, an toàn giao thông đường bộ; thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về cấp mã định danh điện tử, tổ chức rà soát, bổ sung thông tin, làm sạch cơ sở dữ liệu căn cước can phạm để kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tiếp tục thực hiện cấp căn cước công dân gắn chip và mã định danh điện tử cho công dân trên địa bàn xã

14.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của 25 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an ).

Tổng số cán bộ, công chức của xã là 21 người, trong đó: cán bộ: 9 người, công chức: 12 người.

- Trình độ lý luận chính trị: trung cấp: 19 người, sơ cấp: 02 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 01 người, đại học: 19 người, trung cấp: 01 người.

15. Xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc

15.1. Lịch sử hình thành

Trước năm 1945, vùng đất Nghi Phong thuộc tổng Thượng Xá. Tháng 5/1946, cấp tổng bị xóa bỏ, các đơn vị hành chính cấp xã của huyện Nghi Lộc được sáp nhập còn 24 xã.

Tháng 4/1947, huyện Nghi Lộc sắp xếp từ 24 xã còn 13 xã; các xã Ngư Phong, Hợp Thái nhập lại thành xã Ngư Hải. Năm 1954, huyện Nghi Lộc chia 13 xã thành 38 xã, lúc đó xã Ngư Hải được chia thành 03 xã, gồm: Nghi Hải, Nghi Phong, Nghi Xuân thuộc huyện Nghi Lộc.

Xã Nghi Phong hoạt động và ổn định cho đến nay với 03 làng có tên gọi như sau: Phú Ích, Phượng Cương, Văn Giang.

15.2. Địa giới hành chính

Xã Nghi Phong nằm cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 10 km về  phía Đông Bắc, xã có địa giới hành chính như sau:

- Đông giáp xã Nghi Xuân, xã Nghi Thạch;

- Tây giáp xã Nghi Ân, Nghi Đức thuộc thành phố Vinh;

- Nam giáp xã Phúc Thọ, xã Nghi Thái;

- Bắc giáp xã Nghi Trường.

15.3. Diện tích tự nhiên, cơ cấu các loại đất

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, diện tích tự nhiên của 10,34 km2 (1.034,61 ha) trong đó cơ cấu các loại đất như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 6,62 km2, chiếm tỷ lệ 64,02%;

- Diện tích đất phi nông nghiệp là: 3,67 km2, chiếm tỷ lệ 35,49%;

- Diện tích đất chưa sử dụng là: 0,05 km2, chiếm tỷ lệ 0,49%.

15.4. Quy mô dân số, cơ cấu lao động

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, xã Nghi Phong có tổng dân số là 11.831 người (trong đó: dân số thường trú là 10.827 người; dân số tạm trú quy đổi là 1.004 người).

Tổng số người lao động trong các ngành kinh tế là 6.070 người, cụ thể:

- Lao động phi nông nghiệp 4.690 người, chiếm 77,27%;

- Lao động nông nghiệp 1.380 người, chiếm 22,73%.

15.5. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp - xây dựng – tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giải quyết thêm nhiều việc làm cho người lao động. Hiện có 45 doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Các ngành nghề truyền thống như xây dựng, cơ khí,... phát triển nhanh; các xưởng mộc; cơ sở khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng,... tăng mạnh góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho từ 400 đến 500 lao động.

b) Thương mại - dịch vụ

Phát huy lợi thế vùng phụ cận thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, điều kiện giao thông thuận lợi, Nhân dân đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Các loại hình dịch vụ như vận tải, sửa chữa ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, may mặc, kinh doanh vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, việc làm, xuất khẩu lao động, ăn uống, bán lẻ hàng tạp hóa,... phát triển mạnh và đa dạng. Đến nay, trên địa bàn có 487 hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại.

c) Nông - lâm - thủy sản

Tập trung chuyển đổi mùa vụ, giống, cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh, tăng năng suất. Một số cây trồng có giá trị kinh tế và năng suất cao như: lúa lai, lạc, ngô,... Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 1.123,4 tấn. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất; thường xuyên tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi; công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện có hiệu quả. Khuyến khích các mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại. Toàn xã hiện có 02 trang trại và 28 gia trại vừa và nhỏ. Đàn trâu bò thường xuyên có 804 con, đàn lợn duy trì thường xuyên ở mức 1.197 con, đàn gia cầm hơn 65.550 con.

d) Thu - chi ngân sách

Xã tiếp tục tăng cường củng cố, phát triển nguồn thu và quản lý chi ngân sách Nhà nước đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; khai thác các nguồn thu ở các ngành nghề, lĩnh vực có khả năng thu. Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan trong công tác thu ngân sách; bám sát dự toán được giao để thực hiện công tác điều hành và quản lý chi ngân sách theo quy định, đáp ứng được nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách năm 2023 xã đạt 29,85 tỷ đồng; tổng chi ngân sách năm 2023 đạt 29,85 tỷ đồng.

15.6. Tình hình phát triển văn hóa - xã hội

a) Giáo dục và đào tạo

Mạng lưới, quy mô trường lớp được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư đúng mức đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em. Đến nay, cả 3/3 trường đạt trường chuẩn Quốc gia, trong đó, trường Trung học, trường Tiểu học đạt mức độ 1 và trường Mầm non đạt chuẩn mức độ 2. Chất lượng giáo dục trên địa bàn xã có bước chuyển biến tích cực, chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn được nâng lên qua từng năm học. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo quy định và không ngừng được nâng cao về trình độ chuyên môn, chính trị.

b) Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân được quan tâm. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Cơ sở vật chất trạm y tế được đầu tư xây dựng; cán bộ chuyên môn được bố trí đủ số lượng, 100% xóm có cán bộ y tế; Công tác truyền thông dân số được chú trọng; tổ chức tốt các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1% (đạt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội). Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em tàn tật. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống 11%, 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm theo quy định. Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới được quan tâm, tình trạng bạo lực gia đình được hạn chế.

c) Văn hóa, thể dục - thể thao

Chỉ đạo tốt công tác thông tin, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước. Duy trì đầy đủ lịch tiếp âm đài truyền thanh huyện; do đó, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị được thông tin kịp thời đến người dân thông qua hệ thống đài truyền thanh xã. Ngoài ra, đài truyền thanh đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền đến người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc hiếu hỉ. Phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” luôn được duy trì và hoạt động thường xuyên có hiệu quả, công tác xây dựng gia đình văn hóa, làng, dòng họ văn hóa được chú trọng, từng bước được nâng lên. Việc xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao được quan tâm đầu tư; toàn xã huy động được 2,9 tỷ đồng để nâng cấp, mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa xã, xóm. Đến nay, nhà văn hóa, sân vận động trung tâm đạt chuẩn, khuôn viên trụ sở xã được xây dựng khang trang; 100% xóm có nhà văn hóa, thiết chế văn hóa, sân thể thao, đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa và hoạt động thể dục - thể thao cho Nhân dân.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao phát triển rộng khắp. Hệ thống truyền thanh hoạt động thường xuyên; công tác tuyên truyền được triển khai dưới nhiều hình thức như: cờ, Panô, áp phích, băng rôn, khu hiệu, hình thức sân khấu hóa; từng bước bảo tồn và phát huy hiệu quả di tích lịch sử Đền Phượng Cương, khu tưởng niệm chí sĩ yêu nước Đặng Thái Thân được quan tâm, Chùa tu được tôn tạo, phục hồi đón lượng phật tử, du khách đến cầu an, tham quan ngày càng đông.

15.7. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông luôn được đầu tư, nâng cấp, cùng với đó các thôn tổ chức làm đường thôn, xóm, đường nội đồng bê tông xi măng và bằng vật liệu cứng. Tổng chiều dài các tuyến đường chính là 21,90 km; đường khu nhà ở, ngõ xóm với chiều dài 42,69 km. Xã thường xuyên duy tu bảo dưỡng các tuyến đường trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và phát triển kinh tế trên địa bàn xã.

b) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng

Hệ thống lưới điện của xã thường xuyên được kiểm tra, thay mới các đường dây xuống cấp để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của người dân không bị gián đoạn. Đi đôi với việc nâng cấp lưới điện hạ thế, Công ty điện lực huyện cùng chính quyền xã và các ngành chức năng đã thực hiện tốt việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng xây dựng hệ thống điện trung áp, góp phần chống quá tải, nâng cao chất lượng điện, đảm bảo nguồn điện được cung cấp phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng điện của người dân, không bị gián đoạn trong sinh hoạt.

c) Hệ thống cấp, thoát nước

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác đưa nước sạch tới các hộ gia đình trên địa bàn xã được thực hiện có hiệu quả. Nguồn nước sạch của xã được cung cấp từ nhà máy nước thị xã Cửa Lò có công suất 23.000 m3/ngày đêm cơ bản đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân vào sinh hoạt. Năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt 100%.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ dân có đủ 03 công trình (bể nước, nhà tắm, nhà vệ sinh) đạt 100%. Các hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu thoát nước thải, thu gom, xử lý đảm bảo quy định, không gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh.

d) Vệ sinh môi trường

Xã đã tập trung vào công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường; tiếp tục thực hiện đề án làm sạch đồng ruộng, vệ sinh đường làng ngõ xóm quy định. Thông qua đó, tạo sự lan tỏa để nhân dân nhận thức được ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong công tác bảo vệ môi trường, đưa công tác vệ sinh môi trường đi vào nề nếp, tạo cảnh quan môi trường xã xanh – sạch – đẹp. Tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn xã; tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. Công tác thu gom chất thải và vệ sinh môi trường trên địa bàn xã được thực hiện khá tốt

15.8. Tình hình về quốc phòng và an ninh

a) Quốc phòng

Công tác quân sự - quốc phòng địa phương thường xuyên được củng cố, kiện toàn lực lượng dân quân tự vệ ở các thôn, hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, huấn luyện hoàn thành chỉ tiêu giao. Công tác tuyển quân hàng năm đều hoàn thành 100% chỉ tiêu so với kế hoạch giao, bảo quản tốt vũ khí, dụng cụ diễn tập được trang bị. Tổ chức đăng ký quân dự bị, tiếp nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội, kết hợp cùng công an, dân quân tự vệ làm tốt công tác tuần tra canh gác, phòng ngừa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.

b) An ninh  

Tích cực củng cố và xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc”, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 16-CT/HU, ngày 03/4/2018 của Ban Thường vụ Huyện ủy về “củng cố, nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình hiện nay”. Làm tốt công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; chủ động xây dựng và triển khai các Kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm và kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trong các ngày lễ, tết. Duy trì hoạt động của các tổ tự quản; an ninh nông thôn, an ninh vùng giáo cơ bản được bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng; giải quyết tất cả các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. tổ chức Hội nghị tập huấn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho các thôn. Tiếp tục thu thập chỉnh sửa, mở đợt cao điểm làm sạch dữ liệu dân cư, cấp căn cước công dân gắn chip cho công dân trên địa bàn.

15.9. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức

a) Hội đồng nhân dân

- Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân của 21 đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, có 02 ban: Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế, 02 Trưởng ban bố trí chức danh kiêm nhiệm.

b) Ủy ban nhân dân

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân gồm: Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự (Chỉ huy trưởng quân sự), Ủy viên phụ trách công an (Trưởng Công an ).

Tổng số cán bộ, công chức của xã là 18 người, trong đó: cán bộ: 9 người, công chức: 9 người.

- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: 01 người, trung cấp: 16 người, sơ cấp: 01 người.

- Trình độ đào tạo chuyên môn: thạc sỹ: 01 người, đại học: 16 người, trung cấp: 01 người.

IV. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

1. Về các điều kiện khi mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Việc mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh đã bảo đảm các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đó là:

- Phù hợp với Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 30 tháng 7 năm 2015 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và Quyết định số 827/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong đó, xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ về tài chính, thương mại du lịch, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao giáo dục - đào tạo; cùng với Cửa Lò một số xã phụ cận thuộc Hưng Nguyên, Nghi Lộc trở thành thành phố hiện đại, văn minh và giàu mạnh, phát triển thành cực tăng trưởng kinh tế và mũi nhọn tăng trưởng của tỉnh.

- Phù hợp với Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó xác định thành phố Vinh mở rộng là đô thị trung tâm của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ, động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Phù hợp với Quy hoạch chung của thành phố Vinh được phê duyệt tại quyết định số 52/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với tính chất và chức năng đô thị thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và đầu mối giao lưu của tỉnh Nghệ An. Phù hợp với Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14 tháng 9 năm 2023.

-  Đảm bảo yêu cầu quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội. Việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Vinh và thành lập các phường thuộc thành phố Vinh không làm mất đi vị trí chiến lược của khu vực này; tạo điều kiện củng cố tốt hơn về quốc phòng an ninh, tình hình an ninh chính trị và các hoạt động quản lý, phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

- Việc mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh sẽ tạo điều kiện khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của các đơn vị như: hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ được tiếp tục quan tâm đầu tư đồng bộ nhất là hệ thống các công trình hạ tầng đô thị, giao thông, y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa,... Từ đó, Nhân dân sẽ được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,... với điều kiện thuận lợi hơn, chất lượng tốt hơn. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều dự án hợp tác về kinh tế của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều cơ hội giải quyết việc làm cho người dân, góp phần nâng cao thu nhập và mức sống của người dân. Việc mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh đảm bảo đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa của địa phương và nhận được sự ủng hộ cao của Nhân dân.

2. Tiêu chuẩn của thành phố Vinh sau khi mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị.

Đối chiếu tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được điều chỉnh bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15, đánh giá các tiêu chuẩn của thành phố Vinh mở rộng, cụ thể như sau:

2.1. Tiêu chuẩn về quy mô dân số

Quy mô dân số thành phố Vinh mở rộng là 580.669 người.

Quy định quy mô dân số của thành phố thuộc tỉnh từ 150.000 người trở lên.

Đánh giá: đạt.

2.2. Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên

Diện tích tự nhiên thành phố Vinh mở rộng là 166,25 km2.

Quy định diện tích tự nhiên của thành phố thuộc tỉnh từ 150 km2 trở lên.

Đánh giá: đạt.

2.3. Số đơn vị hành chính trực thuộc

a) Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc từ 10 đơn vị trở lên

Sau khi mở rộng và thành lập các phường, thành phố Vinh có 33 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.

Đánh giá: đạt.

b) Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên

Sau khi mở rộng và thành lập các phường, thành phố Vinh có 24 phường trên tổng số 33 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 72,72%.

Đánh giá: đạt.

2.4. Tiêu chuẩn đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III

Thành phố Vinh đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An tại Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 05/9/2008. Sau khi mở rộng, thành phố Vinh vẫn đảm bảo đạt các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An.

Đánh giá: đạt.

2.5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15

STT

Chỉ tiêu

Quy định

Hiện trạng

Đánh giá

1

Cân đối thu chi ngân sách

Đủ

Đạt

2

Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước  (lần)

1,05

1,51

Đạt

3

Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất (%)

Đạt bình quân của

tỉnh Nghệ An
(7,37%)

9,15

Đạt

4

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất 2021 - 2023 (%)

Đạt bình quân của

tỉnh Nghệ An
(4,34%)

0,37

Đạt

5

Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế (%)

80%

98,15

Đạt

6

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành dự kiến (%)

80%

95,96

Đạt

Đánh giá: đạt.

Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, đã được sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 thì thành phố Vinh sau khi mở rộng đạt 5/5 tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh theo quy định.

3. Tiêu chuẩn của huyện Nghi Lộc sau khi điều chỉnh

3.1. Tiêu chuẩn về quy mô dân số

Quy mô dân số huyện Nghi Lộc: 209.326 người.

Quy định quy mô dân số của huyện đồng bằng từ 120.000 người trở lên.

Đánh giá: đạt.

3.2. Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên

Diện tích tự nhiên: 313,18 km2.

Quy định về diện tích tự nhiên đối với huyện đồng bằng từ 450 km2 trở lên.

Đánh giá: đạt 69,60% tiêu chuẩn.

3.3. Tiêu chuẩn về số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc

Số đơn vị hành chính cấp xã: huyện Nghi Lộc sau khi điều chỉnh có 25 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 01 thị trấn.

Quy định số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 13 đơn vị trở lên trong đó có ít nhất 01 thị trấn.

Đánh giá: đạt.

4. Tiêu chuẩn của khu vực dự kiến thành lập các phường

4.1. Xã Hưng Đông

a) Tiêu chuẩn về quy mô dân số

Quy mô dân số của xã Hưng Đông là 17.784 người.

Quy định quy mô dân số của phường thuộc thành phố từ 7.000 người trở lên.

Đánh giá: đạt.

b) Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên

Diện tích tự nhiên xã Hưng Đông là 6,41 km2.

Quy định về diện tích tự nhiên đối với phường thuộc thành phố từ 5,50 km2 trở lên.

Đánh giá: đạt.

c) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15, cụ thể.

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Đơn vị

Mức quy định

Hiện trạng

Đánh giá

1

Cân đối thu chi ngân sách

Tỷ đồng

Đủ

Đạt

2

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất (2021 - 2023)

%

Đạt bình quân của thành phố (0,37%)

0,17

Đạt

3

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

%

80

88,43

Đạt

Đánh giá: đạt.

d) Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định tại Bảng 2A Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Đơn vị

Mức quy định

Hiện trạng

Đánh giá

1

Trạm y tế

Công trình

≥ 1

1

Đạt

2

Cơ sở hạ tầng thương mại

Công trình

≥ 2

1

Chưa đạt

3

Cơ sở giáo dục

%

100% công trình giáo dục đạt quy mô tối thiểu của các công trình giáo dục hoặc đạt 100% tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

100

Đạt

4

Đất công trình giáo dục bình quân đầu người

m2/người

≥ 1,8

1,90

Đạt

5

Đất công trình văn hóa, thể dục, thể thao bình quân đầu người

m2/người

≥ 1,0

2,93

Đạt

6

Cấp điện sinh hoạt bình quân đầu người

kwh/người/
năm

≥ 750

1042

Đạt

7

Đất giao thông bình quân đầu người

m2/người

≥ 9

37,70

Đạt

8

Tỷ lệ đường được chiếu sáng

%

≥ 95

98,27

Đạt

9

Đất cây xanh sử dụng công cộng bình quân đầu người

m2/người

≥ 2

5,63

Đạt

10

Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

%

≥ 95

100

Đạt

11

Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả

Đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng của xã nông thôn mới nâng cao trở lên: tiêu chuẩn khu vực Bắc Trung Bộ là > 40%

47,29

Đạt

12

Mật độ đường cống thoát nước chính

Km/km2

≥ 4

7,47

Đạt

13

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom

%

≥ 90

100

Đạt

Đánh giá: đạt (đạt 12/13[1] tiêu chuẩn theo quy định).

Căn cứ Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 thì xã Hưng Đông đã đạt 4/4 tiêu chuẩn để thành lập phường thuộc thành phố.

4.2. Xã Hưng Lộc

a) Tiêu chuẩn về quy mô dân số

Quy mô dân số của xã Hưng Lộc là 26.321 người.

Quy định quy mô dân số của phường thuộc thành phố từ 7.000 người trở lên.

Đánh giá: đạt.

b) Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên

Diện tích tự nhiên xã Hưng Lộc là 6,72 km2.

Quy định về diện tích tự nhiên đối với phường thuộc thành phố từ 5,50 km2 trở lên.

Đánh giá: đạt.

c) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15, cụ thể

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Đơn vị

Mức quy định

Hiện trạng

Đánh giá

1

Cân đối thu chi ngân sách

Tỷ đồng

Đủ

Đạt

2

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất (2021 - 2023)

%

Đạt bình quân của thành phố (0,37%)

0,16

Đạt

3

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

%

80

90,95

Đạt

Đánh giá: đạt.

d) Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định tại Bảng 2A Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Đơn vị

Mức quy định

Hiện trạng

Đánh giá

1

Trạm y tế

Công trình

≥ 1

1

Đạt

2

Cơ sở hạ tầng thương mại

Công trình

≥ 2

1

Chưa đạt

3

Cơ sở giáo dục

%

100% công trình giáo dục đạt quy mô tối thiểu của các công trình giáo dục hoặc đạt 100% tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

100

Đạt

4

Đất công trình giáo dục bình quân đầu người

m2/người

≥ 1,8

1,84

Đạt

5

Đất công trình văn hóa, thể dục, thể thao bình quân đầu người

m2/người

≥ 1,0

1,22

Đạt

6

Cấp điện sinh hoạt bình quân đầu người

kwh/người/
năm

≥ 750

998

Đạt

7

Đất giao thông bình quân đầu người

m2/người

≥ 9

10,99

Đạt

8

Tỷ lệ đường được chiếu sáng

%

≥ 95

98,99

Đạt

9

Đất cây xanh sử dụng công cộng bình quân đầu người

m2/người

≥ 2

2,86

Đạt

10

Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

%

≥ 95

100

Đạt

11

Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả

Đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng của xã nông thôn mới nâng cao trở lên: tiêu chuẩn khu vực Bắc Trung Bộ là > 40%

45,93

Đạt

12

Mật độ đường cống thoát nước chính

Km/km2

≥ 4

6,68

Đạt

13

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom

%

≥ 90

100

Đạt

Đánh giá: đạt (đạt 12/13 tiêu chuẩn theo quy định).

Căn cứ Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 thì xã Hưng Lộc đã đạt 4/4 tiêu chuẩn để thành lập phường thuộc thành phố.  

4.3. Xã Nghi Phú

a) Tiêu chuẩn về quy mô dân số

Quy mô dân số của xã Nghi Phú là 25.032 người.

Quy định quy mô dân số của phường thuộc thành phố từ 7.000 người trở lên.

Đánh giá: đạt.

b) Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên

Diện tích tự nhiên xã Nghi Phú là 6,47 km2.

Quy định về diện tích tự nhiên đối với phường thuộc thành phố từ 5,50 km2 trở lên.

Đánh giá: đạt.

c) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15, cụ thể

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Đơn vị

Mức quy định

Hiện trạng

Đánh giá

1

Cân đối thu chi ngân sách

Tỷ đồng

Đủ

Đạt

2

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất (2021 - 2023)

%

Đạt bình quân của thành phố (0,37%)

0,18

Đạt

3

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

%

80

92,63

Đạt

Đánh giá: đạt.

d) Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định tại Bảng 2A Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Đơn vị

Mức quy định

Hiện trạng

Đánh giá

1

Trạm y tế

Công trình

≥ 1

1

Đạt

2

Cơ sở hạ tầng thương mại

Công trình

≥ 2

2

Đạt

3

Cơ sở giáo dục

%

100% công trình giáo dục đạt quy mô tối thiểu của các công trình giáo dục hoặc đạt 100% tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

100

Đạt

4

Đất công trình giáo dục bình quân đầu người

m2/người

≥ 1,8

1,46

Chưa đạt

5

Đất công trình văn hóa, thể dục, thể thao bình quân đầu người

m2/người

≥ 1,0

1,27

Đạt

6

Cấp điện sinh hoạt bình quân đầu người

kwh/người/
năm

≥ 750

946

Đạt

7

Đất giao thông bình quân đầu người

m2/người

≥ 9

37,65

Đạt

8

Tỷ lệ đường được chiếu sáng

%

≥ 95

100

Đạt

9

Đất cây xanh sử dụng công cộng bình quân đầu người

m2/người

≥ 2

0,87

Chưa đạt

10

Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

%

≥ 95

100

Đạt

11

Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả

Đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng của xã nông thôn mới nâng cao trở lên: tiêu chuẩn khu vực Bắc Trung Bộ là > 40%

62,18

Đạt

12

Mật độ đường cống thoát nước chính

Km/km2

≥ 4

5,80

Đạt

13

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom

%

≥ 90

100

Đạt

Đánh giá: đạt (đạt 11/13 tiêu chuẩn theo quy định).

Căn cứ Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 thì xã Nghi Phú đã đạt 4/4 tiêu chuẩn để thành lập phường thuộc thành phố.

4.4. Xã Nghi Đức

a) Tiêu chuẩn về quy mô dân số

Quy mô dân số của xã Nghi Đức là 9.365 người.

Quy định quy mô dân số của phường thuộc thành phố từ 7.000 người trở lên.

Đánh giá: đạt.

b) Tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên

Diện tích tự nhiên xã Nghi Đức là 5,68 km2.

Quy định về diện tích tự nhiên đối với phường thuộc thành phố là từ 5,50 km2 trở lên.

Đánh giá: đạt.

c) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15, cụ thể:

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Đơn vị

Mức quy định

Hiện trạng

Đánh giá

1

Cân đối thu chi ngân sách

Tỷ đồng

Đủ

Đạt

2

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 3 năm gần nhất (2021 - 2023)

%

Đạt bình quân của thành phố (0,37%)

0,35

Đạt

3

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

%

80

85,85

Đạt

Đánh giá: đạt.

d) Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định tại Bảng 2A Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15

TT

Tiêu chuẩn đánh giá

Đơn vị

Mức quy định

Hiện trạng

Đánh giá

1

Trạm y tế

Công trình

≥ 1

1

Đạt

2

Cơ sở hạ tầng thương mại

Công trình

≥ 2

0

Chưa đạt

3

Cơ sở giáo dục

%

100% công trình giáo dục đạt quy mô tối thiểu của các công trình giáo dục hoặc đạt 100% tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

100

Đạt

4

Đất công trình giáo dục bình quân đầu người

m2/người

≥ 1,8

2,28

Đạt

5

Đất công trình văn hóa, thể dục, thể thao bình quân đầu người

m2/người

≥ 1,0

2,53

Đạt

6

Cấp điện sinh hoạt bình quân đầu người

kwh/người/
năm

≥ 750

1013

Đạt

7

Đất giao thông bình quân đầu người

m2/người

≥ 9

34,64

Đạt

8

Tỷ lệ đường được chiếu sáng

%

≥ 95

80,06

Chưa đạt

9

Đất cây xanh sử dụng công cộng bình quân đầu người

m2/người

≥ 2

2,14

Đạt

10

Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

%

≥ 95

100

Đạt

11

Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả

Đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng của xã nông thôn mới nâng cao trở lên: tiêu chuẩn khu vực Bắc Trung Bộ là > 40%

41,53

Đạt

12

Mật độ đường cống thoát nước chính

Km/km2

≥ 4

7,90

Đạt

13

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom

%

≥ 90

100

Đạt

Đánh giá: đạt (đạt 11/13 tiêu chuẩn theo quy định).

Căn cứ Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 thì xã Nghi Đức đã đạt 4/4 tiêu chuẩn để thành lập phường thuộc thành phố.

Phần thứ ba
PHƯƠNG ÁN
MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VINH, SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ THUỘC THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

I. HIỆN TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÓ LIÊN QUAN

1. Tỉnh Nghệ An

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, tỉnh Nghệ An có 16.493,64 km2 diện tích tự nhiên, dân số khoảng 3,737 triệu người; có 21 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 01 thành phố (thành phố Vinh), 03 thị xã (thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai và thị xã Thái Hòa) và 17 huyện (Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn); có 460 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 411 xã, 32 phường và 17 thị trấn.

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông; Tây giáp Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.

2. Đơn vị hành chính cấp huyện có liên quan

2.1. Thành phố Vinh

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, thành phố Vinh có 104,99 km2 diện tích tự nhiên, dân số là 449.134 người.

Toàn thành phố có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 phường: Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân và 09 xã: Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú.

Địa giới hành chính: Đông giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và huyện Nghi Lộc; Tây giáp huyện Hưng Nguyên; Nam giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Bắc giáp huyện Nghi Lộc.

2.2. Thị xã Cửa Lò

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, thị xã Cửa Lò có 29,12 km2 diện tích tự nhiên, dân số là 76.471 người.

Toàn thị xã có 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 phường Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Thủy, Thu Thủy.

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông; Tây giáp huyện Nghi Lộc; Nam giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Bắc giáp huyện Nghi Lộc.

2.3. Huyện Nghi Lộc

Theo số liệu thống kê của tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, huyện Nghi Lộc có 345,62 km2 diện tích tự nhiên, dân số là 254.456 người.

Toàn huyện có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Quán Hành (huyện lỵ) và 28 xã: Khánh Hợp, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Hoa, Nghi Hưng, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Thạch, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Thịnh, Nghi Thuận, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Xuân, Nghi Yên, Phúc Thọ.

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông và thị xã Cửa Lò; Tây giáp huyện Đô Lương và huyện Yên Thành; Nam giáp thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên và huyện Nam Đàn; Bắc giáp huyện Diễn Châu.

3. Đơn vị hành chính cấp xã có liên quan

3.1. Xã Hưng Đông, thành phố Vinh

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Hưng Đông có
6,41 km2 diện tích tự nhiên, dân số 17.697 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp phường Quán Bàu; Tây giáp xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên; Nam giáp phường Đông Vĩnh; Bắc giáp xã Nghi Kim.

3.2. Xã Hưng Lộc, thành phố Vinh

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Hưng Lộc có 6,72 km2 diện tích tự nhiên, dân số 26.218 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc; Tây giáp xã Nghi Phú và phường Hà Huy Tập; Nam giáp xã Hưng Hòa và phường Hưng Dũng; Bắc giáp xã Nghi Đức.

3.3. Xã Nghi Phú, thành phố Vinh

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Nghi Phú có 6,47 km2 diện tích tự nhiên, dân số 24.990 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp xã Nghi Đức; Tây giáp các phường Quán Bàu và Hà Huy Tập; Nam giáp phường Hà Huy Tập và xã Hưng Lộc; Bắc giáp các Nghi Ân và Nghi Kim.

3.4. Xã Nghi Đức, thành phố Vinh

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Nghi Đức có 5,68 km2 diện tích tự nhiên, dân số 9.295 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông; Tây giáp xã Nghi Phú; Nam giáp xã Hưng Lộc; Bắc giáp xã Nghi Ân.

3.5. Phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, phường Nghi Hải có
6,41 km2 diện tích tự nhiên, dân số 13.276 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông; Tây giáp xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc; Nam giáp Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Bắc giáp phường Nghi Hòa.

3.6. Phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, phường Nghi Hòa có
4,21 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.597 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông; Tây giáp xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc; Nam giáp phường Nghi Hải; Bắc giáp phường Nghi Hương và xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc.

3.7. Phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, phường Nghi Hương có 10,04 km2 diện tích tự nhiên, dân số 11.368 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông; Tây giáp xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc; Nam giáp phường Nghi Hòa; Bắc giáp phường Nghi Thu.

3.8. Phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, phường Nghi Tân có
1,78 km2 diện tích tự nhiên, dân số 16.222 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp phường Nghi Thủy; Tây giáp xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc; Nam giáp xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc; Bắc giáp xã Nghi Quang, Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc.

3.9. Phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, phường Nghi Thu có
3,71 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.758 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp phường Thu Thủy và biển Đông; Tây giáp xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc; Nam giáp phường Nghi Hương và xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc; Bắc giáp xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc.

3.10. Phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, phường Nghi Thủy có
1,80 km2 diện tích tự nhiên, dân số 12.912 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông; Tây giáp phường Nghi Tân và xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc; Nam giáp phường Thu Thủy; Bắc giáp xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc.

3.11. Phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, phường Thu Thủy có
1,14 km2 diện tích tự nhiên, dân số 7.338 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông; Tây giáp phường Nghi Thu; Nam giáp phường Nghi Thu; Bắc giáp phường Nghi Thủy.

3.12. Xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Nghi Xuân có
6,16 km2 diện tích tự nhiên, dân số 11.884 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp phường Nghi Hải, phường Nghi Hòa thuộc thị xã Cửa Lò; Tây giáp xã Nghi Phong; Nam giáp xã Phúc Thọ; Bắc giáp xã Nghi Thạch.

3.13. Xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Phúc Thọ có 6,12 km2 diện tích tự nhiên, dân số 10.409 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Tây giáp xã Nghi Thái; Nam giáp xã Hưng Hòa thuộc thành phố Vinh; Bắc giáp xã Nghi Xuân, xã Nghi Phong.

3.14. Xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Nghi Thái có 9,50 km2 diện tích tự nhiên, dân số 11.006 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp xã Phúc Thọ; Tây giáp xã Hưng Lộc; Nam giáp xã Hưng Hòa thuộc thành phố Vinh; Bắc giáp xã Nghi Phong.

3.15. Xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 31/12/2023, xã Nghi Phong có
10,34 km2 diện tích tự nhiên, dân số 11.831 người (đã bao gồm dân số quy đổi).

Địa giới hành chính: Đông giáp xã Nghi Xuân, xã Nghi Thạch; Tây giáp xã Nghi Ân, Nghi Đức thuộc thành phố Vinh; Nam giáp xã Phúc Thọ, xã Nghi Thái; Bắc giáp xã Nghi Trường.

4. Hiện trạng các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp

4.1.Tên đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp: Phường Quang Trung.

- Thuộc khu vực: Đồng bằng

- Diện tích tự nhiên: 0,58 km2 (đạt tỷ lệ 10,55%).

- Quy mô dân số: 10.016 người (đạt tỷ lệ 143,09%).

- Số người là dân tộc thiểu số: Không.

- Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

- Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: Đông giáp phường Lê Mao; Tây giáp phường Cửa Nam và phường Đội Cung; Nam giáp phường Hồng Sơn và phường Cửa Nam; Bắc giáp phường Lê Lợi và phường Hưng Bình.

4.2. Tên đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp: Phường Đội Cung.

- Thuộc khu vực: Đồng bằng.

- Diện tích tự nhiên: 0,67 km2 (đạt tỷ lệ 12,18%).

- Quy mô dân số: 10.198 người (đạt tỷ lệ 145,69%).

- Số người là dân tộc thiểu số: Không.

- Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

- Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: Đông giáp phường Quang Trung, phường Cửa Nam; Tây giáp phường Đông Vĩnh; Nam giáp phường Cửa Nam; Bắc giáp phường Lê Lợi.

 4.3. Tên đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp: Phường Lê Mao.

- Thuộc khu vực: Đồng bằng.

- Diện tích tự nhiên: 0,87 km2 (đạt tỷ lệ 15,82%).

- Quy mô dân số: 13.658 người (đạt tỷ lệ 195,11%).

- Số người là dân tộc thiểu số: Không.

- Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

- Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: Đông giáp phường Trường Thi; Tây giáp phường Quang Trung; Nam giáp phường Hồng Sơn; Bắc giáp phường Hưng Bình.

4.4. Tên đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp: Phường Hồng Sơn.

- Thuộc khu vực: Đồng bằng

- Diện tích tự nhiên: 0,50 km2 (đạt tỷ lệ 9,09%).

- Quy mô dân số: 8.401 người (đạt tỷ lệ 120,01%).

- Số người là dân tộc thiểu số: Không.

- Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

- Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: Đông giáp phường Trung Đô; Tây giáp phường Cửa Nam; Nam giáp phường Vinh Tân; Bắc giáp phường Lê Mao.

5. Hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã không đủ tiêu chuẩn nhưng đề nghị không thực hiện sắp xếp do yếu tố đặc thù

5.1. Tên đơn vị hành chính không thực hiện sắp xếp: Xã Nghi Đức.

- Thuộc khu vực: Đồng bằng

- Diện tích tự nhiên: 5,69 km2 (đạt tỷ lệ 18,97%).

- Quy mô dân số: 7.697 người (đạt tỷ lệ 96,21%).

- Số người là dân tộc thiểu số: Không.

- Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

- Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề:  Đông giáp xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc); Tây giáp xã Nghi Phú; Nam giáp xã Hưng Lộc; Bắc giáp xã Nghi Ân.

5.2. Tên đơn vị hành chính không thực hiện sắp xếp: Xã Hưng Chính.

- Thuộc khu vực: Đồng bằng

- Diện tích tự nhiên: 4,52 km2 (đạt tỷ lệ 15,07%).

- Quy mô dân số: 9.187 người (đạt tỷ lệ 114,84%).

- Số người là dân tộc thiểu số: Không.

- Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

- Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: Đông giáp phường Vinh Tân, phường Cửa Nam, phường Đông Vĩnh; Tây giáp thị trấn Hưng Nguyên (huyện Hưng Nguyên); Nam giáp xã Hưng Mỹ (huyện Hưng Nguyên); Bắc giáp xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên).

6. Hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã liền kề có điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính khi thực hiện sắp xếp

6.1. Tên đơn vị hành chính thuộc diện liền kề: Phường Vinh Tân.

- Thuộc khu vực: Đồng bằng.

- Diện tích tự nhiên: 5,04 km2 (đạt tỷ lệ 91,64%).

- Quy mô dân số: 19.570 người (đạt tỷ lệ 279,57%).

- Số người là dân tộc thiểu số: Không.

- Các chính sách đặc thù đang hưởng: Không.

- Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề: Đông giáp phường Trung Đô; Tây giáp xã Hưng Chính; Nam giáp xã Hưng Lợi, xã Hưng Thịnh (huyện Hưng Nguyên); Bắc giáp phường Hồng Sơn, phường Cửa Nam. 

II. PHƯƠNG ÁN MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

1. Phương án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số hiện có của thị xã Cửa Lò; điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số hiện có của 04 xã:  Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong thuộc huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh quản lý.

2. Phương án thành lập các phường thuộc thành phố Vinh

- Thành lập phường Hưng Đông trên cơ sở nguyên trạng 6,41 km2 diện tích tự nhiên, dân số 17.697 người của xã Hưng Đông hiện có.

- Thành lập phường Hưng Lộc trên cơ sở nguyên trạng 6,72 km2 diện tích tự nhiên, dân số 26.218 người của xã Hưng Lộc.

- Thành lập phường Nghi Phú trên cơ sở nguyên trạng 6,47 km2 diện tích tự nhiên, dân số 24.990 người của xã Nghi Phú.

- Thành lập phường Nghi Đức trên cơ sở nguyên trạng 5,68 km2 diện tích tự nhiên, dân số 9.295 người của xã Nghi Đức hiện có.

III. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP CỦA THÀNH PHỐ VINH

1. Thành lập phường Vinh Tân trên cơ sở nhập toàn bộ phường Hồng Sơn có diện tích tự nhiên là 0,50 km2, quy mô dân số là 8.401 người và phường Vinh Tân có diện tích tự nhiên là 5,04 km2, quy mô dân số là 19.570 người.

2. Thành lập phường Quang Trung trên cơ sở nhập toàn bộ phường Quang Trung có diện tích tự nhiên là 0,58 km2, quy mô dân số là 10.016 người; toàn bộ phường Đội Cung có diện tích tự nhiên là 0,67 km2, quy mô dân số là 10.198 người và phường Lê Mao có diện tích tự nhiên là 0,87 km2, quy mô dân số là 13.658 người.

IV. LÝ DO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ THUỘC DIỆN SẮP XẾP TRONG GIAI ĐOẠN 2023 – 2025 NHƯNG ĐỀ NGHỊ KHÔNG SẮP XẾP

1. Tên đơn vị hành chính: Xã Nghi Đức.

- Diện tích tự nhiên: 5,69 km2 (đạt tỷ lệ 18,97%).

- Quy mô dân số: 7.697 người (đạt tỷ lệ 96,21%).

- Lý do không thực hiện sắp xếp: Xã Nghi Đức, thành phố Vinh đang được xây dựng thành phường (thuộc thành phố thuộc tỉnh) theo Đề án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh, Nghệ An và thành lập các phường thuộc thành phố Vinh; áp dụng tiêu chí phường thì xã Nghi Đức đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.

2. Tên đơn vị hành chính: Xã Hưng Chính.

- Diện tích tự nhiên: 4,52 km2 (đạt tỷ lệ 15,07%).

- Quy mô dân số: 9.187 người (đạt tỷ lệ 114,84%).

- Lý do không thực hiện sắp xếp:

+ Hiện nay tỉnh Nghệ An đã lập Đề án rà soát công nhận thành phố Vinh (mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại I và Báo cáo đánh giá các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thành phố Vinh kèm theo các Tờ trình số 3527/TTr-UBND, Tờ trình số 3539/TTr-UBND ngày 06/11/2023 của UBND tỉnh Nghệ An gửi Bộ Xây dựng, trong nội dung này chưa có phương án sắp xếp xã Hưng Chính với phường Cửa Nam. Vì vậy UBND tỉnh Nghệ An đề nghị Bộ Nội vụ đồng ý chưa thực hiện sắp xếp ĐVHC xã Hưng Chính vào phương Cửa Nam giai đoạn 2023 - 2025 để thực hiện Đề án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh (sắp xếp thị xã Cửa Lò và 04 xã thuộc huyện Nghi Lộc vào thành phố Vinh) bảo đảm tiến độ và thống nhất với nội dung đã được triển khai thực hiện

+ Xã Hưng Chính là xã trọng điểm quốc phòng nếu thực hiện sắp xếp sẽ ảnh hưởng  đến tình hình quốc phòng, an ninh của địa phương.

V. KẾT QUẢ SAU KHI MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VINH VÀ SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An không thay đổi về diện tích tự nhiên, dân số nhưng thay đổi về số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc và đơn vị hành chính cấp xã, cụ thể: có 20 đơn vị hành chính cấp huyện (giảm 01 đơn vị hành chính cấp huyện - thị xã Cửa Lò); có 457đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 407 xã, 33 phường và 17 thị trấn.

2. Thành phố Vinh

Thành phố Vinh có 166,25 km2 diện tích tự nhiên, dân số 568.722 người; có 33 đơn vị hành chính cấp xã gồm 24 phường (Bến Thủy, Cửa Nam, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân, Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Đức, Nghi Phú, Nghi Hải, Nghi Hòa, Nghi Hương, Nghi Thu, Thu Thủy, Nghi Thủy, Nghi Tân) và 09 xã (Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong, Hưng Chính, Hưng Hòa, Nghi Ân, Nghi Kim, Nghi Liên).

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông; Tây giáp huyện Hưng Nguyên; Nam giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Bắc giáp huyện Nghi Lộc.

3. Huyện Nghi Lộc

Huyện Nghi Lộc có 313,18 km2 diện tích tự nhiên, dân số 209.326 người; có 25 đơn vị hành chính cấp xã gồm 24 xã và 01 thị trấn.

Địa giới hành chính: Đông giáp biển Đông và thành phố Vinh; Tây giáp huyện Đô Lương, huyện Nam Đàn; Nam giáp huyện Hưng Nguyên, thành phố Vinh; Bắc giáp huyện Diễn Châu, huyện Yên Thành.

4. Phường Hưng Đông

Phường Hưng Đông có 6,41 km2 diện tích tự nhiên, dân số 17.697 người.

Địa giới hành chính: Đông giáp phường Quán Bàu; Tây giáp xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên; Nam giáp phường Đông Vĩnh; Bắc giáp xã Nghi Kim.

5. Phường Hưng Lộc

Phường Hưng Lộc có 6,72 km2 diện tích tự nhiên, dân số 26.218 người.

Địa giới hành chính: Đông giáp xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc; Tây giáp phường Nghi Phú và phường Hà Huy Tập; Nam giáp xã Hưng Hòa và phường Hưng Dũng; Bắc giáp phường Nghi Đức.

6. Phường Nghi Phú

Phường Nghi Phú có 6,47 km2 diện tích tự nhiên, dân số 24.990 người.

Địa giới hành chính: Đông giáp phường Nghi Đức; Tây giáp các phường Quán Bàu và Hà Huy Tập; Nam giáp phường Hà Huy Tập và phường Hưng Lộc; Bắc giáp các Nghi Ân và Nghi Kim.

7. Phường Nghi Đức

Phường Nghi Đức có 5,68 km2 diện tích tự nhiên, dân số 9.295 người.

Địa giới hành chính: Đông giáp xã Nghi Phong; Tây giáp phường Nghi Phú; Nam giáp phường Hưng Lộc; Bắc giáp xã Nghi Ân.

8. Phường Vinh Tân

Phường Vinh Tân có diện tích tự nhiên 5,54 km2 ,dân số 27.971 người.

Địa giới hành chính: Bắc giáp phường Cửa Nam, phường Quang Trung (mới); Nam giáp xã Hưng Lợi, xã Hưng Thịnh, (huyện Hưng Nguyên); Đông giáp phường Trung Đô; Tây giáp xã Hưng Chính;

9. Phường Quang Trung

 Phường Quang Trung có diện tích tự nhiên 2,12 km2, dân số 33.872 người.

Địa giới hành chính: Bắc giáp phường Lê Lợi, phường Hưng Bình; Nam giáp phường Cửa Nam, phường Vinh Tân (mới); Đông giáp phường Trường Thi; Tây giáp phường Đông Vĩnh.

Phần thứ tư
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SAU KHI MỞ RỘNG ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

A. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

I. ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ VINH SAU KHI MỞ RỘNG

1. Tác động đến quản lý Nhà nước

a) Tác động tích cực

Việc mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinhhoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn liền với thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện chế độ tiền lương mới (giảm được đầu mối cơ quan hành chính Nhà nước, cụ thể là cấp huyện). Sau khi sắp xếp, với lượng công chức phù hợp sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần phục vụ Nhân dân tốt hơn. Bộ máy hành chính Nhà nước mới có thể đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho người dân cũng như thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

Vùng ven thành phố Vinh những năm gần đây có tốc độ đô thị hóa nhanh, do đó bộ máy chính quyền nông thôn như hiện nay không còn phù hợp, bộc lộ nhiều hạn chế khi chưa được tổ chức quản lý thống nhất và chuyên sâu theo mô hình của đô thị, chính vì vậy thực tiễn đòi hỏi phải quản lý bằng chính quyền đô thị. Các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập về thành phố Vinh quản lý sẽ tăng cường một số chức danh phụ trách lĩnh vực quản lý đô thị; lực lượng công an, quân sự và cán bộ, công chức sẽ theo tiêu chuẩn cao hơn của thành phố, từ đó góp phần nâng cao trình độ của cán bộ, công chức và cả bộ máy hành chính cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Giúp công tác quản lý xã hội, quản lý an ninh, trật tự trên địa bàn ngày càng tốt hơn.

Chính quyền các đơn vị hành chính cấp xã sau khi chuyển về thành phố sẽ có điều kiện đáp ứng tốt những nhiệm vụ quan trọng như quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai theo quy hoạch, quản lý cơ sở hạ tầng, quản lý dân cư, quản lý địa bàn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bộ máy hành chính Nhà nước ở cơ sở sẽ phù hợp với sự phát triển của khu vực, làm nền tảng cho công tác quản lý Nhà nước và là cơ sở để phát triển đô thị nhanh, bền vững, đảm bảo theo định hướng.

Việc mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức làm việc hiệu quả hơn. Các thủ tục hành chính được cải cách, đơn giản hóa, cơ chế một cửa, một cửa điện tử, giúp giải quyết công việc nhanh, hiệu quả hơn, giảm áp lực cho các dịch vụ hành chính công và giảm chi phí cho người dân.

Thành phố Vinh được mở rộng, ngoài bộ mặt nông thôn mới thay đổi, chất lượng cuộc sống của người dân cũng sẽ được nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân sẽ tăng cao hơn so với trước.

b) Tác động tiêu cực

Việc mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh bước đầu sẽ gây xáo trộn và ảnh hưởng đến quyền lợi của một bộ phận người dân và các địa phương. Một số diện tích và dân cư của thị xã, huyện được nhập về thành phố Vinh sẽ ảnh hưởng đến một số tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính, ảnh hưởng đến ngân sách xây dựng hạ tầng, kinh tế - xã hội của địa phương đó. Sẽ có một số địa danh bị thay đổi gây xáo trộn đời sống và tâm tư của người dân vì người Nghệ An rất coi trọng văn hóa làng quê, họ tộc,... Công tác giải quyết các thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân; các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn phải kê khai thay đổi lại địa chỉ mới cho phù hợp; các giấy tờ sở hữu liên quan cũng phải thay đổi.

Việc giải quyết số cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau sắp xếp gặp khó khăn do đa số đã được chuẩn hóa theo quy định. Thực hiện việc nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh phần nào ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng, quyền lợi của một bộ phận cán bộ, công chức nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của cán bộ, công chức và các cơ quan quản lý trong thời gian đầu.

Việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là trụ sở, nhà, đất của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã Cửa Lò sau khi sáp nhập vào thành phố Vinh dự kiến cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số trụ sở có thể điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị có nhu cầu hoặc tổ chức bán đấu giá nhưng do đất xây dựng các cơ sở nhà, đất là đất hành chính nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải điều chỉnh quy hoạch, đòi hỏi nhiều thời gian; trường hợp chuyển đổi mục đích sang đất ở, đất kinh doanh dịch vụ để bán đấu giá thì phải xử lý tài sản là nhà, trụ sở, công trình trên đất dân nên gặp nhiều khó khăn trong thu hút nhà đầu tư hoặc người dân tham gia đấu giá.

c) Giải pháp

Tiếp tục bổ sung, cải tiến và hoàn thiện quy trình làm việc tại trung tâm nghiệp vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân thành phố, đổi mới phương thức tổ chức công việc và lề lối làm việc của Ủy ban nhân dân phường, xã mới theo hướng công khai, rõ ràng, đơn giản hoá thủ tục, lập quy trình một cửa. Xây dựng và ban hành đầy đủ, kịp thời các quy chế, cơ chế, chính sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, sáng tạo và làm cho hệ thống cơ quan quản lý hành chính các cấp của thành phố hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ hiện có phù hợp về trình độ, năng lực, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và phẩm chất đạo đức công chức hành chính các cấp từ thành phố đến phường, xã.

Sau khi kiện toàn bộ máy tổ chức, các phường, xã cần tiến hành sắp xếp, bố trí việc làm cho cán bộ, công chức theo năng lực, trình độ chuyên môn, đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu nghiệp vụ; tăng cường tuyên truyền cho người dân biết những giấy tờ có tên phường, xã, khu dân cư cũ vẫn có giá trị pháp lý bình thường, khi hết hạn thì mới chuyển đổi giấy tờ mới. Đồng thời, phân công cán bộ phụ trách địa bàn nắm bắt tình hình tư tưởng trong Nhân dân để kịp thời tháo gỡ, giải quyết. Phối hợp với Công an thành phố tiếp nhận, sửa đổi thông tin giấy tờ của người dân như đính chính thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp lại căn cước công dân và một số giấy tờ liên quan đến thông tin cá nhân,…

Công an thành phố cũng cần phối hợp chặt chẽ với Công an các phường, xã tăng cường các hoạt động tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện tốt. Chủ động chỉ đạo và triển khai điều chỉnh căn cước công dân đảm bảo quy định của pháp luật, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo quyền lợi của người dân. Việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân liên quan đến thay đổi thông tin sau sáp nhập đơn vị hành chính phải được triển khai đúng quy định, đúng sự chỉ đạo của cấp trên và của Ủy ban nhân dân tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ổn định cuộc sống tiếp tục phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội

a) Tác động tích cực

Với xu thế phát triển như hiện nay, thành phố Vinh đã và đang tạo được đà hướng đến một thành phố có môi trường xanh, xây dựng đô thị thông minh, chỉnh trang lại đô thị. Khi không gian thành phố được mở rộng thì Vinh sẽ có một điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm, đầu tàu phát triển của vùng Bắc Trung Bộ. Với một đô thị rộng mở và năng động, Vinh có điều kiện để phát triển xứng tầm là một trong những đô thị lớn của Việt Nam theo quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của quốc gia. Đó chính là điều kiện để Vinh phát triển kinh tế - xã hội, thoát khỏi tình trạng vị thế lớn mà quy mô nhỏ, vẫn xếp sau nhiều đô thị về kinh tế, từ đó giúp người dân được thụ hưởng điều kiện sống và làm việc tốt hơn.

Thành phố Vinh được mở rộng là tiền đề để phát triển với vai trò là đô thị trung tâm của tỉnh, cũng là một trong những đô thị lớn của quốc gia, sẽ thu hút nguồn lực tốt hơn, có sức hút nhiều hơn với các nhà đầu tư... nguồn vốn đầu tư hạ tầng cũng sẽ không còn là gánh nặng khi đô thị được mở rộng, tăng diện tích đất xây dựng đô thị. Thu hút được các nhà đầu tư chính là nguồn lực quan trọng để đầu tư hạ tầng, thành phố sẽ xây dựng những cơ chế chính sách hợp lý để tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn nữa.

Mở rộng thành phố nhằm mục đích tăng diện tích, tạo ra các khu đô thị vệ tinh lõi cho thành phố hiện tại, hướng chính để thúc đẩy cho thành phố phát triển mạnh hơn đó chính là kéo biển và sân bay lại gần nhau hơn bằng quy hoạch, xây dựng hệ thống giao thông đô thị thuận tiện. Sân bay và biển là hai chân kiềng hết sức quan trọng trong việc tạo động lực để thành phố Vinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo.  

Trước đây, thành phố Vinh không có biển, nhưng sau khi mở rộng thành phố sẽ có biển từ đó mở ra cơ hội phát triển mô hình du lịch đa dạng, theo định hướng thành phố sẽ tập trung phát triển không gian đô thị và phát triển hạ tầng dọc bờ biển, đồng thời tập trung chỉnh trang đô thị ở các khu vực trung tâm thành phố, các cửa ngõ Bắc, Nam. Như vậy, Vinh sẽ trở thành một đô thị có biển, sân bay, khu công nghiệp,… tạo thế một đô thị liên hoàn.

Mở rộng thành phố Vinh để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút nhiều lao động và sinh viên đến sinh sống học tập, tìm kiếm việc làm. Tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao vị thế của Vinh trong khu vực, thu hút nhiều du khách đến với Vinh khi đó sân bay sẽ có nhiều chuyến bay quốc tế, hướng đến mục tiêu đưa thành phố Vinh trở thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.

Nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh giúp làm giảm gánh nặng chi thường xuyên ngân sách được hạn chế chi cho lương. Góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống Nhân dân. Sau khi sắp xếp, công tác lập kế hoạch, quy mô dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội được quy hoạch tổng thể, không gian phát triển sẽ không còn bị chia cắt, manh mún, phân tán nguồn lực. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển trong tương lai của thành phố.

b) Tác động tiêu cực

Một bộ phận nông dân trở thành thị dân mà mỗi ngày vẫn ra đồng cấy lúa, trồng khoai, rất dễ tạo nên một kiểu đô thị “nửa làng, nửa phố”. Phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa sẽ dẫn đến một số vấn đề bất cập mới nảy sinh cần phải quan tâm giải quyết như: tình trạng di dân từ nông thôn đến đô thị, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu, thành phần dân cư; quản lý kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị; trật tự, an toàn, tệ nạn xã hội, quốc phòng, an ninh.

c) Giải pháp  

Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố Vinh cần tổ chức thực hiện và vận dụng đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm phát huy cao nhất tiềm năng và nguồn lực của thành phố, của tỉnh và Trung ương cho đầu tư phát triển. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch. Tổ chức đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2022 - 2026; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2026; kế hoạch đầu tư công trung hạn theo từng giai đoạn. Thực hiện theo dõi, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm; vận hành trang thông tin kinh tế - xã hội, giám sát đầu tư ngoài ngân sách và xây dựng mới phần mềm quản lý đầu tư công.

Tập trung phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường. Tập trung hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đã được cấp phép đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng để đưa vào hoạt động. Nâng cao năng lực bộ phận xúc tiến đầu tư, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, có địa chỉ. Chủ động chuẩn bị hồ sơ các dự án kêu gọi đầu tư để thông báo công khai trên các hệ thống thông tin.

Thực hiện thường xuyên và có hiệu quả việc dự báo thị trường, nhất là đối với các loại sản phẩm dịch vụ và hàng hóa chủ lực của thành phố. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động tìm kiếm thị trường, giới thiệu các sản phẩm mới, quảng cáo, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư, bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh. Khai thông, mở rộng, phát triển và quản lý tốt các thị trường: vốn, bất động sản, lao động, dịch vụ để huy động, tăng thêm các nguồn vốn và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết đồng bộ các thủ tục từ đăng ký đầu tư đến triển khai dự án xây dựng, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,...

Thành phố Vinh cần tiếp tục đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ hợp tác về hợp tác phát triển du lịch, hợp tác về phát triển văn hoá, hợp tác về phát triển thương mại, dịch vụ, hợp tác về phát triển đào tạo nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ, hợp tác về hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Phát huy lợi thế của thành phố là trung tâm đào tạo, với truyền thống hiếu học và trí thông minh của người dân xứ Nghệ, ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ đầu đàn và nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết là các ngành, lĩnh vực trực tiếp liên quan đến công nghệ thông tin, y học, cán bộ quản lý, doanh nhân và công nhân kỹ thuật trình độ cao. Đổi mới cơ chế, chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Khuyến khích nhân tài xứ Nghệ, những người gốc Nghệ An ở khắp nơi trong nước và ở nước ngoài trở về đầu tư các dự án, làm việc tại quê hương để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thu hút nhân tài và trí tuệ của người dân trên khắp các vùng của đất nước và Việt kiều đóng góp vào việc xây dựng Vinh trở thành thành phố đặc trưng của Việt Nam.

3. Tác động đến đời sống Nhân dân

a) Tác động tích cực

Sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng quỹ đất xây dựng, tăng nguồn đóng góp cho ngân sách của thành phố để đầu tư vào xây dựng các cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, các công trình công cộng, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa,... nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phục vụ đời sống Nhân dân trên địa bàn được tốt hơn.

Việc trở thành công dân của thành phố sẽ đặt ra yêu cầu cho Nhân dân trên địa bàn điều chỉnh nếp sống và cách sinh hoạt hiện nay theo hướng văn minh, tiến bộ hơn, phù hợp với mô hình đô thị, văn minh của thành phố. Ngoài ra, sau khi mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh sẽ là cơ sở để mở rộng tạo điều kiện để rà soát, tổ chức hợp lý các khu chức năng công nghiệp, dịch vụ, khu dân cư, khuôn viên, cây xanh, sinh thái,… đồng thời, việc đầu tư và phát triển đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, làm giảm áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng của đô thị trung tâm là thành phố Vinh hiện hữu, tạo ra sự cân đối giữa các khu vực nội thành và ngoại thành.

b) Tác động tiêu cực

Thành phố Vinh sau khi được mở rộng, người dân thuộc các xã, phường, chuyển về thành phố quản lý sẽ mất khoảng thời gian để thay đổi lại giấy tờ tùy thân, địa chỉ liên lạc cho phù hợp. Quá trình đô thị hóa sẽ làm nảy sinh các vấn đề về môi trường như tăng lượng khí thải, nước thải… gây nên những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, sự cân bằng sinh thái; chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và nước mặt, gây ra ngập úng.

c) Giải pháp

Thành phố sẽ xây dng phương án t chc li sn xut nông nghip và đẩy mnh các chương trình h tr to vic làm ti ch cho người lao động; đẩy mnh công nghip hóa, hin đại hóa khu vc nông thôn; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề; khuyến khích phát trin mnh các ngh th công truyn thng, các ngh phi nông nghip để gii quyết trit để và hiu qu vic làm cho khu vc nông thôn và người dân trên địa bàn.

Trong thời gian tiếp theo, thành phố cần áp dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, tập trung chống ô nhiễm nguồn nước, vệ sinh môi trường ở các khu du lịch, các điểm du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong Nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường. Nâng cao tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh các chất thải rắn, đảm bảo toàn bộ các chất thải rắn trên địa bàn thành phố được thu gom, xử lý đúng yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường. Cải tạo, nâng cấp các nhà vệ sinh công cộng hiện có và xây dựng thêm tại các khu vực bến xe, bến thuyền, chợ, công viên, điểm di tích, điểm du lịch và một số tuyến phố chính đảm bảo những khu vực này đều có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Chuẩn bị sẵn sàng các trạm nhà vệ sinh lưu động để phục vụ nhu cầu tăng nhanh trong thời gian tổ chức lễ hội du lịch và những hoạt động cộng đồng quy mô lớn. Phát triển hệ thống công viên, cây xanh như lựa chọn các loại giống cây, giống hoa mới để chỉnh trang làm sắc nét các công viên, đường phố hiện có và các đường phố tại các khu đô thị mới. Phát triển các khu vực xanh, thảm cỏ đặc trưng của thành phố.

Tổ chức lập và điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phù hợp với đồ án phát triển thành phố Vinh. Triển khai thực hiện quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đến các xã, phường mới điều chỉnh về thành phố Vinh. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chung. Xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến tài chính, đất đai để thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, nước thải tại các đô thị mới và khu vực trong thành phố. Đảm bảo hệ thống thoát nước mưa và nước thải của thành phố đạt được mục tiêu xóa bỏ các điểm ngập lụt và không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước sông Lam. Phấn đấu toàn bộ nước thải sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp của thành phố được xử lý, làm sạch đạt chất lượng tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trước khi hoà vào mạng lưới sông, hồ của thành phố.

Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ chỉ đạo các Sở, Ngành xây dựng Kế hoạch cụ thể cả về nội dung và thời gian thực hiện để hướng dẫn Ủy ban nhân dân thành phố Vinh, các huyện, thị xã có liên quan và các xã trong việc giải quyết các vấn đề cần thiết nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân, công tác quản lý, hoạt động kinh doanh,… cụ thể như:

- Thay đổi con dấu trong khối cơ quan nhà nước.

- Công an thành phố Vinh triển khai kế hoạch tổ chức cấp đổi hoặc điều chỉnh các loại giấy tờ cấp cho người dân, tổ chức theo đúng quy định. Tạo điều kiện về các giấy tờ về cư trú, chứng minh nhân dân, căn cước công dân,... vẫn có giá trị pháp lý của đơn vị hành chính cũ, chỉ thay đổi khi người dân có nguyện vọng.

- Khẩn trương chuyển đổi, giải quyết những vấn đề liên quan đến đơn vị hành chính cũ theo quy định.

Các chi phí thực hiện để chuyển đổi giấy tờ, địa chỉ,… tỉnh sẽ hỗ trợ cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn 100%. Đảm bảo sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Vinh, thành lập các phường thuộc thành phố Vinh sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.

.4. Tác động đến quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội

a) Tác động tích cực  

Khi được mở rộng, thành phố sẽ chú trọng đầu tư các cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật, ý thức và đời sống Nhân dân được cải thiện góp phần nâng cao nhận thức của người dân về quốc phòng, an ninh được tốt hơn, chính quyền đô thị sẽ làm tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Đề phòng các thế lực thù địch, các phần tử phản động, kích động, tuyên truyền, lôi kéo, lợi dụng.

Mở rộng thành phố Vinh sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút được các nhà đầu tư, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu hút lực lượng lao động từ các nơi đến sinh sống, làm việc góp phần tăng cường khả năng huy động nguồn nhân lực dự bị động viên, dân quân tự vệ trên cơ sở tăng số lượng dân cư.

b) Tác động tiêu cực

Sau khi thành phố được mở rộng sẽ có những khó khăn nhất định như lượng khách du lịch trong và ngoài nước tăng lên, người từ các địa phương khác đến hợp tác, làm việc, sinh sống tăng cao; số lượng các dự án đầu tư vào địa bàn tăng, liên quan đến các công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; hệ thống mạng lưới giao thông được mở rộng, lưu lượng phương tiện giao thông tham gia nhiều với tải trọng lớn; các dịch vụ kinh doanh có điều kiện gây mất an ninh trật tự như: cầm đồ, nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn,... do đó, đòi hỏi lực lượng công an phải tăng cường công tác quản lý để đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

c) Giải pháp

Tăng cường quốc phòng, an ninh, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập ở các cấp. Thực hiện tốt công tác tuyển quân đạt chỉ tiêu được giao; thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

Tiếp tục thực hiện công tác bảo đảm an ninh; tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn tuyệt đối vào các ngày lễ, sự kiện lớn trong năm. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng cảnh sát khu vực Công an tỉnh Nghệ An. Giữ vững an ninh trên các địa bàn, lĩnh vực. Mở các đợt cao điểm vận động quần chúng tố giác tội phạm tạo điều kiện cho lực lượng công an tấn công, trấn áp nhằm kiềm chế và đẩy lùi các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, trộm cắp, lừa đảo, cố ý gây thương tích... Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; thực hiện tốt các giải pháp kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác hướng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, hướng dẫn cơ sở khắc phục kịp thời những thiếu sót tồn tại về an toàn phòng cháy, chữa cháy; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.

II. ĐỐI VỚI HUYỆN NGHI LỘC SAU KHI ĐIỀU CHỈNH

1. Tác động đến quản lý Nhà nước

a) Tác động tích cực

Sau khi điều chỉnh 04 xã về thành phố Vinh quản lý, hoạt động quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện Nghi Lộc không bị ảnh hưởng, xáo trộn mà vẫn hoạt động bình thường. Khối lượng công việc, phạm vi quản lý của huyện Nghi Lộc sẽ giảm hơn so với trước đây

b) Tác động tiêu cực

Qua phân tích đánh giá, sau khi chuyển 04 về thành phố Vinh quản lý sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý hành chính của huyện Nghi Lộc.

2. Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội

a) Tác động tích cực

Các xã sau khi được nhập về thành phố Vinh quản lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ được đầu tư xây dựng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Khi đó với hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông được quan tâm đầu tư phát triển tạo thuận lợi trong việc kết nối, vận tải, giao thương giữa huyện và thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thuận tiện cho việc đi lại của Nhân dân.

b) Tác động tiêu cực

Khi chuyển 04 xã về thành phố Vinh quản lý thì huyện Nghi Lộc ngoài việc nguồn thu ngân sách trên địa bàn giảm, huyện cần phải điều chỉnh một số mục tiêu, tốc độ tăng trưởng của địa phương trong những năm tiếp theo.

c) Giải pháp

Để khắc phục các khó khăn phát sinh khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính 04 xã về thành phố Vinh. Huyện Nghi Lộc cần rà soát điều chỉnh lại các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo tốc độ tăng trưởng của địa phương trong giai đoạn tiếp theo, kết hợp thực hiện các giải pháp cụ thể như:

- Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững; bảo tồn các di tích văn hoá - lịch sử và phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc tốt đẹp. Chú trọng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.

- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với giải quyết các vấn đề xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, công tác y tế, văn hóa - thể thao, đảm bảo an sinh xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

- Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại; ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, mạng lưới cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường,... kết nối thành phố Vinh. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao.

- Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, công nhân lành nghề có trình độ; nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động phi nông nghiệp.

3. Tác động đến đời sống Nhân dân

a) Tác động tích cực

Sau khi điều chỉnh 04 xã của huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh quản lý, các xã sẽ được đầu tư xây dựng để phát triển các khu chức năng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Với sự đầu tư mạnh mẽ, kinh tế phát triển sẽ có hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các khu vực xung quanh, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho Nhân dân khu vực các xã lân cận.

b) Tác động tiêu cực

Qua phân tích đánh giá thì việc điều chỉnh các xã về thành phố Vinh quản lý chưa thấy có tác động tiêu cực đến đời sống của Nhân dân ở lại.

c) Giải pháp

Sau khi điều chỉnh địa giới, các đơn vị hành chính có sự xáo trộn cần khẩn trương rà soát, ổn định tổ chức để hỗ trợ người dân giải quyết tốt nhất các vấn đề phát sinh. Đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân trên địa bàn.

4. Tác động đến diện tích tự nhiên và quy mô dân số

a) Tác động tích cực

Diện tích tự nhiên của thành phố Vinh đều đạt trên 100% mức quy định, cụ thể: thành phố Vinh đạt 110,83%.

Dân số huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh đạt trên 100% so với quy định, cụ thể: huyện Nghi Lộc đạt 171,70%; thành phố Vinh đạt 383,81%.

b) Tác động tiêu cực

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Vinh, huyện Nghi Lộc còn một số tiêu chuẩn chưa đảm bảo theo quy định, cụ thể như sau:

Về diện tích tự nhiên có huyện Nghi Lộc đạt 69,60% so với quy định.

c) Giải pháp

Về các tiêu chuẩn diện tích tự nhiên của huyện chưa đạt 100% so với tiêu chuẩn theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Ủy ban nhân dân tỉnh cần rà soát, nghiên cứu quy hoạch, định hướng phát triển để kiến nghị điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo đảm bảo đúng quy trình thủ tục pháp luật, tiêu chuẩn liên quan.

III. ĐỐI VỚI CÁC PHƯỜNG SAU KHI THÀNH LẬP

1. Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội

a) Tác động tích cực

Việc thành lập các phường: Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Phú, Nghi Đức ngoài yếu tố tất yếu khách quan đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa hiện nay thì mặt tích cực khác chính là tạo ra động lực, môi trường và điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyển dịch kinh tế nông nghiệp thành kinh tế đô thị với dịch vụ, thương mại là các ngành sản xuất chính; tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, phát huy hiệu quả và sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, thúc đẩy cơ sở kỹ thuật hạ tầng hiện đại, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài. Thu hút lực lượng lao động có trình độ, linh hoạt và tích cực hơn trong việc tìm kiếm việc làm như: lao động trong các doanh nghiệp, lao động hoạt động vận tải, người buôn bán lưu động, góp phần giải quyết vấn đề thiếu việc làm tại địa phương, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của các phường và thành phố.

Thành lập các phường sẽ có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng phường cũng như toàn thành phố. Bởi quá trình hình thành và phát triển đô thị không chỉ gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội mà còn gắn với phát triển hạ tầng giao thông, thương mại, dịch vụ; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trong vùng nội thành kết nối với ngoại thành, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, nâng cao mức sống cho người dân.

Ngoài ra, việc thành lập các phường tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hưởng đầy đủ, kịp thời các cơ chế ưu đãi theo pháp luật; chuyển dịch được một số lượng lớn lao động sang làm việc ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ; tiếp tục duy trì và nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm; huy động được các nguồn vốn đầu tư vào các công trình hạ tầng đô thị thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân.

b) Tác động tiêu cực

Bên cạnh những điểm tích cực của việc thành lập phường còn có một số những khó khăn cần được xử lý, khắc phục như sự phát triển, chuyển dần nền cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa sẽ dẫn đến một số vấn đề như thiếu lao động trong các ngành kinh tế, lao động có trình độ; thiếu các cơ sở đào tạo nghề; phát triển kinh tế còn có tác động đến cả môi trường và các lối sống, văn hóa tiêu cực từ đô thị du nhập vào.

Trước tình hình các phường mới thành lập, công tác quản lý đô thị của các cơ quan cũng gặp không ít khó khăn trong việc cấp giấy phép kinh doanh, quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên đất; việc thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội.

c) Giải pháp

Ủy ban nhân dân thành phố cần chỉ đạo chính quyền các phường chủ động triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan đến nhân thân hoặc liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi. Bố trí cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý của chính quyền đô thị. Thông qua tập huấn nâng cao kiến thức quản lý thị trường, quản lý tài nguyên - môi trường, quản lý trật tự xây dựng đô thị, giúp đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác quản lý nắm vững về các quy trình, thủ tục hành chính, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn trong xử lý công việc được giao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về hoạt động hành nghề xây dựng, sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động và sinh sống trên địa bàn. Có biện pháp chế tài mang tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động; nâng cao chất lượng công tác dự báo và thông tin thị trường lao động, gắn với kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động địa phương với hệ thống thông tin thị trường lao động của toàn tỉnh. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình, giải pháp hỗ trợ tạo việc làm. Tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các cơ sở dạy nghề, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại các địa phương để thu hút lao động tham gia sàn giao dịch việc làm. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp lâu bền từ các chế độ đãi ngộ, tiền lương, thưởng để thu hút lao động.\

2. Tác động đến quản lý hành chính

a) Tác động tích cực

Việc thành lập 04 phường trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích, dân số của của các hiện hữu nên về tổ chức bộ máy của các phường sau khi thành lập sẽ hoạt động ổn định không gây xáo trộn đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hành chính của chính quyền đô thị, góp phần giải quyết khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước, củng cố và tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền địa phương. Đội ngũ cán bộ, công chức sẽ tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng; tư duy của đội ngũ cán bộ, công chức cũng sẽ thay đổi tích cực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước được thực hiện tốt hơn, các thủ tục hành chính được cải cách, đơn giản hóa gắn với xây dựng bộ phận tiếp nhận trả kết quả ở các phường đảm bảo minh bạch, đơn giản, hiệu quả và thân thiện; giải quyết công việc nhanh, hiệu quả hơn, giảm áp lực cho các dịch vụ hành chính công.

Về mặt quản lý Nhà nước, mô hình chính quyền đô thị ngoài các nhiệm vụ như chính quyền cấp xã hiện nay, sẽ đáp ứng tốt hơn những nhiệm vụ quan trọng khác như quản lý, thực hiện các quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, đất đai môi trường theo quy hoạch, quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, quản lý dân cư, quản lý địa bàn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,

b) Tác động tiêu cực

Việc thay đổi đơn vị hành chính từ xã lên phường sẽ ảnh hưởng đến công tác giải quyết các thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân; các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn khi phải kê khai thay đổi lại địa chỉ đơn vị, gia đình cho phù hợp; các giấy tờ sở hữu liên quan cũng phải thay đổi… Công tác quản lý Nhà nước từ mô hình chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị, bước đầu cần phải có thời gian để ổn định; đội ngũ cán bộ công chức ban đầu sẽ lúng túng do sự khác biệt về chức năng, nhiệm vụ giữa hai mô hình quản lý.

c) Giải pháp

Cần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hành chính Nhà nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, tinh thần trách nhiệm; phát huy tư duy chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả công tác cán bộ; đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo quá trình, đảm bảo tính liên tục, đa chiều, theo nhiều tiêu chí và mức độ hoàn thành công việc được giao.

Nghiên cứu cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo; thực hiện nghiêm các quy định trong công tác cán bộ về quản lý công chức, viên chức; công tác luân phiên, luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; về trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ, về trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cấp ủy trong công tác cán bộ, về tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định.

Nâng cao chất lượng, hình thức cung cấp các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và trách nhiệm giải trình của đội ngũ cán bộ, công chức và cơ quan hành chính, góp phần tạo sự tin tưởng, đồng thuận giữa chính quyền và người dân.

3. Tác động đến đời sống Nhân dân và môi trường

a) Tác động tích cực

Sau khi thành lập 04 phường, người dân trên địa bàn sẽ được hưởng thụ những điều kiện về hạ tầng, cơ cấu kinh tế, giáo dục, thiết chế văn hóa, môi trường,… tốt hơn. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người cũng cao hơn so với khi còn là xã.

Hiện nay, thành phố đã định hướng phát triển đô thị các xã theo hướng phát triển bền vững, giải quyết đồng bộ các vấn đề môi trường, tự nhiên, kinh tế - xã hội. Do đó, thành lập các phường sẽ là điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề phát triển đô thị và vệ sinh môi trường, do sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành thương mại, dịch vụ cũng làm tăng lượng khí thải, rác thải từ các ngành xây dựng, thương mại, từ các bệnh viện, hộ gia đình. Đồng thời, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên và các không gian đô thị, văn hóa, du lịch, nông nghiệp sinh thái theo hướng phát triển bền vững, xanh, sạch, đẹp.

b) Tác động tiêu cực

Sau khi địa giới hành chính thành phố Vinh được mở rộng thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng thu gom nước thải toàn thành phố để xử lý tập trung sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tại địa bàn các xã được sáp nhập từ huyện Nghi Lộc.

Khi các xã lên phường, một số thủ tục hành chính liên quan đến những giấy tờ quan trọng của người dân cũng cần phải được điều chỉnh như: giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... bước đầu sẽ gây xáo trộn đời sống Nhân dân. Ngoài ra, khi lên phường, một số loại phí khác cũng tăng như phí thu gom rác thải sinh hoạt, học phí… các vấn đề về ô nhiễm môi trường, đầu cơ đất đai cũng sẽ phát sinh gây nhiều hệ lụy cho đời sống Nhân dân nên đòi hỏi thành phố cần phải có những giải pháp cụ thể để kiểm soát và ổn định đời sống của người dân.

c) Giải pháp

Để tránh xáo trộn trong việc điều chỉnh một số giấy tờ cần thiết Ủy ban nhân dân thành phố cần chỉ đạo các địa phương phối hợp cùng các ngành thực hiện từng bước. Đối với giấy tờ cũ, giao dịch cũ vẫn giữ nguyên, nhưng nếu người dân có nhu cầu điều chỉnh thì sẽ được chính quyền địa phương cũng như công an cho điều chỉnh ngay. Công an cần xuống Ủy ban nhân dân các phường để hỗ trợ người dân điều chỉnh, tránh cho bà con Nhân dân phải đi lại nhiều gây phiền hà. Còn các giấy tờ làm mới, giao dịch mới sẽ được thực hiện ngay.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về xây dựng, môi trường trên địa bàn; nhất là công tác quản lý vệ sinh môi trường và trật tự xây dựng đô thị; kịp thời phát hiện vi phạm, kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước đồng bộ cho các đơn vị hành chính cấp xã nhập về thành phố.

4. Tác động đến quốc phòng, an ninh

a) Tác động tích cực

Việc sắp xếp, điều chỉnh bộ máy Nhà nước từ xã thành phường sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước nói chung, trong đó có công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh. Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần cũng như nhận thức của người dân không ngừng được nâng cao sẽ góp phần củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân vững chắc; hạn chế điều kiện phát sinh tội phạm; không để các thế lực thù địch, các phần tử phản động tuyên truyền, lôi kéo, lợi dụng. Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực cho công tác đảm bảo hậu cần, dự bị động viên, đặc biệt là xây dựng lực lượng dân quân ngày càng vững mạnh, làm tốt công tác tuần tra, nắm bắt mọi diễn biến và xử lý linh hoạt mọi tình huống bất ngờ. Ngoài ra, hạ tầng giao thông được đầu tư, nâng cấp giúp cho việc đi lại được thuận lợi, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn.

b) Tác động tiêu cực

Sau khi các phường được thành lập, lưu lượng người từ các địa phương khác đến du lịch, hợp tác, làm ăn, sinh sống, làm việc tại địa bàn tăng cao, đòi hỏi lực lượng Công an phải tăng cường công tác quản lý trên địa bàn đối với các đối tượng cư trú, lưu trú, đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an toàn cho các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư mạnh mẽ giúp hệ thống mạng lưới giao thông được mở rộng, số lượng các dự án đầu tư vào địa bàn tăng; các cơ sở kinh doanh có điều kiện phát triển. Từ đó, đòi hỏi lực lượng Công an phải tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông, trật tự công cộng, quản lý hành chính đối với các dịch vụ kinh doanh.

c) Giải pháp

Để đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới, các lực lượng chức năng, nhất là Công an cần triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Đồng thời, giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp nảy sinh, không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 46/CT-TW ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới”, Chỉ thị số 48/CT-TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”.

Các cơ quan thông tin cần đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị đạo đức truyền thống gia đình, xóm, làng, truyền thống dân tộc để định hướng giới trẻ, xây dựng hình thành nhân cách đúng đắn; phát động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm do nguyên nhân xã hội; tiến hành công tác điều tra cơ bản để chủ động phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân; tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát; làm tốt công tác quản lý vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tập trung điều tra khám phá và xử lý nghiêm minh các vụ việc nổi cộm để tăng cường sức răn đe.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật; tập trung vào các đối tượng đã và đang có biểu hiện vi phạm; các địa bàn, khu vực trọng điểm, phức tạp về tình hình an ninh trật tự. Thông tin thường xuyên về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác của người dân; kịp thời phát hiện, tham gia tố giác tội phạm, góp phần cùng lực lượng chức năng đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

5. Tác động đến nguồn vốn đầu tư

a) Tác động tích cực

Với vị trí, kinh tế quan trọng của mình, các xã Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Phú, Nghi Đức sau khi thành lập phường sẽ có nhiều điều kiện để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm cả nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đồng thời củng cố cơ hội để chủ động tham gia vào quá trình hợp tác, giao lưu phát triển. Sau khi thành lập các phường cần đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông, cải tạo chỉnh trang khu dân cư theo quy hoạch. Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tiếp tục kêu gọi, thu hút, huy động vốn đầu tư và các nguồn lực sẵn có của địa phương.

Sau khi thành lập phường, địa phương cần xây dựng một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển không cần thiết; xây dựng các hệ thống thông tin liên lạc vững mạnh tạo sự thuận lợi cho các nhà đầu tư, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn từ các doanh nghiệp, nguồn vốn từ cấp trên.

b) Tác động tiêu cực

Do các phường mới thành lập còn chưa ổn định về mặt quản lý, cơ sở hạ tầng còn chưa kịp thời đầu tư, Nhân dân mới bắt đầu chuyển sang đô thị hóa về nguồn nhân lực còn hạn chế, lượng lao động có đào tạo còn chưa cao; các thủ tục hành chính chưa hoàn thiện gây nên trở ngại và một số khó khăn ban đầu về các công tác đầu tư thu hút nguồn vốn, thu hút nhà đầu tư.

c) Giải pháp

Tăng cường xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp, tạo mặt bằng “sạch” và đặc biệt là phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông,… là những giải pháp cơ bản để thu hút nguồn vốn, thu hút nhà đầu tư. Do đó trong giai đoạn tiếp theo Ủy ban nhân dân các cấp cần tập trung rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn; nhất là việc hỗ trợ hoàn thành các thủ tục, xác định giá đất, giải phóng mặt bằng,… triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, phát triển hợp tác xã, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp.

6. Tác động đến cảnh quan đô thị

a) Tác động tích cực

Thành lập các phường Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Phú, Nghi Lộc là cơ sở để mở rộng phạm vi khu vực nội thành, tạo điều kiện để rà soát, tổ chức hợp lý các khu chức năng dịch vụ, quảng trường, khu dân cư, khuôn viên, cây xanh,...; là tiền đề để đầu tư xây dựng mới khu chức năng đô thị. Từ đó, tác động đến việc thu hút, phân bố lại dân cư, lao động, cơ sở kinh doanh, dịch vụ cũng như được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, làm giảm áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị trong khu vực nội thành cũ, tạo ra sự cân đối giữa các khu vực nội thành, giữa khu vực nội thành và ngoại thành.

b) Tác động tiêu cực

Quá trình xây dựng và phát triển các phường mới thành lập sẽ làm tăng quy mô, mật độ dân số, tăng trưởng kinh tế. Môi trường sẽ ảnh hưởng dưới áp lực cuộc sống đô thị. Mặt khác, nếu công tác hoạch định, quy hoạch, quản lý đô thị không theo kịp tốc độ phát triển có thể dẫn đến thiếu đồng bộ, không thống nhất.

c) Giải pháp

Sau khi thành lập phường, cần phải định hướng phát triển đô thị theo hướng phát triển bền vững, cần giải quyết đồng bộ các vấn đề về môi trường, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

7. Chuyển đổi cơ cấu các loại đất

a) Tác động tích cực

Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia.

Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án thì bồi thường cho người dân. Cùng với bồi thường, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cũng được Nhà nước quan tâm như đào tạo nghề và giới thiệu việc làm sau khi được đào tạo.

Khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế sẽ làm tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội, điều kiện phát triển con người cho Nhân dân. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp được xây dựng tạo cơ hội việc cho nhiều lao động.

b) Tác động tiêu cực

Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, thu nhập của người dân đặc biệt là những người cao tuổi.

Những người sản xuất nông nghiệp thường có trình độ thấp, chưa qua đào tạo nên khi chuyển đổi nghề nghiệp họ cần phải mất một thời gian để học hỏi tiếp thu cái mới từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.

c) Giải pháp

Chính quyền các cấp cần thực hiện các giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, trong đó trọng tâm là hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm theo nhu cầu thực tế, để bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất nói riêng và lao động nông thôn nói chung góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập. Đồng thời, góp phần thay đổi vị thế của người lao động ở nông thôn. Trang bị kiến thức về sản xuất các ngành nghề, kiến thức về khoa học - công nghệ, thị trường, hội nhập... giúp người nông dân bị thu hồi đất có một nghề nghiệp ổn định, có việc làm mới tại các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tại địa phương, có thu nhập đảm bảo nuôi sống được gia đình. Góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới vững mạnh.

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Tác động về hoạt động quản lý nhà nước.

a) Tác động tích cực:

- Sắp xếp lại các ĐVHC cấp xã nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn, gắn liền với thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện chế độ tiền lương mới (giảm được đầu mối cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể là cấp xã).

- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển đô thị thông qua việc nhập xã vào thị trấn; nhập xã vào phường sẽ tạo tiền đề tổ chức, mở rộng phạm vi quản lý của chính quyền đô thị thay chính quyền nông thôn, đáp ứng yêu cầu quản lý đối với quá trình đô thị hóa diễn ra trên địa bàn.

- Đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau khi sắp xếp có quy mô diện tích tự nhiên, dân số phù hợp với khả năng quản lý của chính quyền cơ sở; tạo thuận lợi cho liên lạc và giao dịch hành chính của công dân .

- Sau khi sáp nhập, với số lượng cán bộ, công chức phù hợp sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, góp phần phục vụ nhân dân tốt hơn.

- Bộ máy mới có thể đảm bảo gánh vác được nhiệm vụ phục vụ nhân dân, cung cấp dịch vụ công cho người dân cũng như thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

b) Tác động tiêu cực:

- Việc quản lý địa giới hành chính cấp xã rộng hơn so với trước đây, có nhiều vấn đề bất cập, phức tạp trong quản lý ĐVHC mới.

- Các vấn đề quản lý mới phát sinh như công tác quy hoạch, tệ nạn xã hội, tình trạng mất an ninh trật tự, an toàn xã hội... là những thách thức thường nhật.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã thôi đảm nhiệm chức vụ, chức danh dôi dư nên ảnh hưởng đến tâm tư, nguyện vọng của một bộ phận cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân; cần phải có phương án, lộ trình bố trí, sắp xếp hợp lý và chế độ chính sách hỗ trợ phù hợp, đảm bảo quyền lợi để động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

2. Tác động về kinh tế

a) Tác động tích cực:

- Giảm chi phí ngân sách chi trả cho cán bộ, công chức và người lao động của một đơn vị hành chính.

- Tập trung được nguồn lực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.

- Mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của địa phương, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư, thu hút được sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư phát triển.

- Địa giới hành chính mở rộng làm thay đổi về các mô hình phát triển kinh tế, tăng giá trị sử dụng của đất đai, tạo ra những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ.

- Kinh tế sẽ đa dạng và phát triển, đời sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

b) Tác động tiêu cực:

- Mất cân đối về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các xã ở nông thôn (cần phải có quy hoạch tổng thể lại).

- Phải cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp kèm theo đa dạng hóa cơ cấu sản xuất, kinh doanh; phân công lại lao động trên địa bàn ĐVHC mới, tạo điều kiện cho việc định cư ổn định.

- Sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, công sở và các công trình công cộng phải được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả theo công năng của công trình, tránh lãng phí.

3. Tác động về xã hội

a) Tác động tích cực:

- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo nguyên trạng diện tích tự nhiên, dân số, cơ bản hình thành đơn vị mới như những giai đoạn trước đây nên ít xáo trộn đến đời sống dân cư; đến lịch sử, truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã góp phần tăng nguồn lực, tiềm năng, hiệu quả đầu tư kinh tế của các địa phương, từ đó tạo điều kiện để đầu tư phát triển giáo dục, y tế, văn hóa... phục vụ người dân; đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Phát triển kinh tế làm cho đời sống vật chất được nâng cao cùng với sự phong phú, đa đạng các hoạt động văn hóa, tinh thần.

b) Tác động tiêu cực:

- Tác động đến tâm tư, tình cảm của công chức và người lao động (do xáo trộn và tác động tâm lý đến một số cán bộ, công chức và người lao động thuộc diện dôi dư do sắp xếp, sáp nhập).

- Tác động đến đời sống của một số bộ phận nhân dân do lối sống, tập quán và truyền thống văn hóa làng xã (do sau khi sáp nhập, một số phong tục truyền thống của các xã chưa có sự tương đồng và thống nhất).

- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã làm thay đổi địa chỉ, định danh trong giấy tờ nhân thân của công dân, tổ chức, doanh nghiệp nên từng bước phải được cấp, đổi giấy tờ, địa chỉ cho phù hợp; quy mô của đơn vị hành chính cấp xã tăng một phần sẽ tạo áp lực lên hoạt động giáo dục, y tế, giải quyết việc làm...

4. Tác động về quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội

a) Tác động tích cực:

- Tăng cường khả năng hiện có và tiềm tàng nguồn nhân lực cho khu vực phòng thủ, cũng như công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng trên cơ sở tăng số lượng dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho huy động và sử dụng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ.

- Tăng cường khả năng bảo đảm kinh tế tại chỗ cho các lực lượng trong khu vực phòng thủ và nâng cao hiệu quả công tác giữ vững an ninh - quốc phòng của địa phương.

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tạo ra nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và giữ vững an ninh - quốc phòng trong thời đại mới.

b) Tác động tiêu cực:

- Tiềm ẩn những nguy cơ phức tạp, khó lường đối với tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn.

5. Tác động về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công

a) Tác động tích cực:

- Giảm đầu mối thủ tục hành chính, thuận lợi hơn cho người dân.

- Sắp xếp các ĐVHC cấp xã nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, góp phần tinh giản biên chế và giảm chi ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, công dân, nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin trong việc quản lý, điều hành đã và đang chuyển dần từ cơ học, thủ công sang chính quyền điện tử tạo điều kiện để các cơ quan sau khi sáp nhập tập trung các nguồn lực, đầu tư, quan tâm đến chất lượng cung ứng dịch vụ công cho người dân theo hướng hiện đại, tại chỗ.

b) Tác động tiêu cực:

- Tăng số lượt giao dịch thủ tục hành chính đối với tổ chức đơn vị giải quyết thủ tục hành chính mới.

- Nhiều thủ tục giấy tờ cần phải chuyển đổi giữa ĐVHC cũ và ĐVHC mới sau khi sáp nhập, mất nhiều thời gian điều tra, xác minh.

6. Tác động khi nhập các ĐVHC cấp xã đang hưởng các chính sách đặc thù khác nhau liên quan đến ĐVHC

a) Tác động tích cực:

- Một số ĐVHC trước khi sắp xếp chưa có chế độ liên quan đến khu vực Quốc phòng an ninh, nhưng sau khi sắp xếp các xã liên quan sẽ được hưởng chế độ theo quốc phòng an ninh.  

- Khi một ĐVHC cấp xã đang được đầu tư về cơ sở hạ tầng theo chương trình mục tiêu quốc gia nhập với một ĐVHC khác chưa có chương trình đầu tư thì ĐVHC chưa có chương trình đầu tư sẽ được hưởng lợi từ các hạng mục đã được đầu tư của xã đang triển khai xây dựng.

b) Tác động tiêu cực:

- Khi một ĐVHC cấp xã thuộc diện nghèo đang có chương trình đầu tư cho vùng khó khăn, khi sắp xếp với một xã khác không thuộc diện nghèo thì phải xác định lại một số tiêu chí liên quan đến các chỉ số để xác định xã mới thành lập có thuộc diện nghèo hay không.  

- Sau khi sắp xếp có thể trụ sở của UBND cấp xã sẽ không nằm trong địa điểm khu vực được hưởng trợ cấp khó khăn từ đó sẽ ảnh hưởng tới chế độ, chính sách đặc thù của đội ngũ, cán bộ công chức cấp xã. 

B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỦA THÀNH PHỐ VINH SAU KHI MỞ RỘNG

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Theo Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 827/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị và mới đây là Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định tập trung đầu tư phát triển thành phố Vinh mở rộng trở thành trung tâm của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ, động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Vùng quy hoạch đô thị Vinh phát triển theo mô hình “Đô thị đa cực sinh thái phi tập trung, nhất thể hóa giữa đô thị với nông thôn và tự nhiên”.

- Phát triển độc lập nhưng kết nối đồng bộ 03 khu vực đô thị: Vinh - Hưng Nguyên; Cửa Lò; Quán Hành - Khu kinh tế Đông Nam bằng các trục giao thông chính gồm:

+ Kết nối Bắc - Nam, theo các trục: quốc lộ 1 và tuyến giao thông quy hoạch mới song song với quốc lộ 1 từ khu công nghiệp Nam Cấm đến đường Dũng Quyết (ven sông Lam) nối với quốc lộ ven biển.

+ Kết nối Tây Nam - Đông Bắc, theo các trục: quốc lộ 46 (Vinh đi Cảng Cửa Lò); đường Trung tâm nối Hưng Nguyên - Vinh - Cửa Lò; đường tỉnh 535 Vinh - Cửa Hội.

+ Kết nối Đông - Tây, theo các trục: đường N5 thuộc Khu kinh tế Đông Nam nối từ quốc lộ 1 đoạn tránh Vinh; đường nối tỉnh lộ 534 với đường Nguyễn Sinh Cung (Cửa Lò); đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài; đường Nguyễn Viết Xuân; đoạn quốc lộ 46 nối quốc lộ 1 (trong nội đô).

+ Mạng đường vành đai bao quanh khu vực quy hoạch: quốc lộ 1 đoạn tránh Vinh; đường Nam Cấm - Cửa Lò; đường Bình Minh (Cửa Lò) và đường ven sông Lam.

- Kết nối mềm giữa các khu vực đô thị là không gian nông nghiệp - nông thôn mới và không gian thiên nhiên ven sông Lam, nhằm bảo tồn cảnh quan sinh thái tự nhiên, phát triển du lịch, gắn kết các khu danh thắng, di tích lịch sử văn hóa của vùng phụ cận.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã xác định, việc xây dựng đô thị Vinh trở thành đô thị xứng tầm là trung tâm văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của tỉnh và khu vực là hết sức cần thiết. Đây cũng là sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh. Phát triển đô thị Vinh sẽ là bước đột phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội, phát huy các tiềm năng, các giá trị lịch sử, văn hóa, đặc sắc của địa phương là động lực phát triển kinh tế của thành phố, của tỉnh và của cả nước. Phát triển các ngành kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, trong đó xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp sẽ tạo bước đột phá phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ cao, thân thiện môi trường, phát triển nông nghiệp sạch, bền vững, ứng dụng công nghệ cao.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ - du lịch, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Tổ chức tái cơ cấu các ngành kinh tế phù hợp, nhất là trong tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra như hiện nay.

Hoàn thiện quy hoạch phù hợp với chiến lược mới; bố trí, sắp xếp lại dân cư, tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sử dụng hạ tầng hiệu quả, cung cấp dịch vụ công. Mạnh dạn nghiên cứu, đề xuất các mô hình, cơ chế, cách làm mới, tạo không gian mới cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tiếp tục phát huy, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, cung cấp nhiều dịch vụ đô thị thông minh, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là tính chuyên nghiệp, kỹ năng và kỷ luật lao động, gương mẫu đi đầu của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức.

Quyết liệt phấn đấu, đặt mục tiêu phát triển nhanh trên nền tảng tri thức, công nghệ và môi trường kinh doanh thuận lợi; phát triển bền vững trên nền tảng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa; bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm cuộc sống an bình cho người dân. Các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục tập trung nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra, nhất là về thu ngân sách và phát triển du lịch.

Thành phố Vinh được mở rộng không những là điều kiện thuận lợi mà còn là định hướng quan trọng để Nghệ An xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, nhằm phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh hiện có như: di sản hữu hình và vô hình, nguồn lực trí tuệ, vùng đất có nhiều bậc vĩ nhân, nhà tư tưởng, danh nhân lỗi lạc, tài hoa của Việt Nam.

1. Phát triển kinh tế - xã hội

a) Nhiệm vụ

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường. Chuyển đổi mô hình kinh tế hiệu quả, tận dụng và phát huy hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy kinh tế phát triển. Duy trì và đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp và xây dựng, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của mình.

Phát triển kinh tế - xã hội trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị và bản sắc văn hoá xứ Nghệ, với đặc trưng văn hoá, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh là định hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước nói chung và thành phố Vinh nói riêng. Để đạt được các mục tiêu và định hướng đúng đắn đề ra, thành phố cần hướng vào phát triển mạnh các loại hình dịch vụ chất lượng và trình độ cao, tạo giá trị gia tăng lớn, trong đó chú trọng đến những loại hình dịch vụ gắn liền với hoạt động du lịch, khách sạn, tài chính - ngân hàng, thông tin - viễn thông, thiết kế phần mềm tin học, đào tạo và dịch vụ y tế với trình độ, chất lượng cao.

b) Giải pháp

Đẩy mạnh liên kết, phát huy các tiềm năng, lợi thế riêng của thành phố Vinh, đặc biệt trong liên kết phát triển du lịch, công nghệ sinh học, khoa học, khám chữa bệnh và giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.

Tập trung đầu tư phát triển du lịch thành một ngành công nghiệp, tạo động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố theo hướng bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy được giá trị lịch sử, phát triển văn hóa truyền thống. Khai thác và phát huy hợp lý tiềm năng, lợi thế để tạo ra các loại hình du lịch văn hóa, di sản, sinh thái hấp dẫn, phong phú, mang thương hiệu xứ Nghệ.

Phát triển thương mại, dịch vụ gắn với thị trường của toàn tỉnh Nghệ An, thị trường trong nước và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, mạng lưới kinh doanh được đầu tư, mặt hàng đa dạng, chủng loại phong phú, chất lượng và giá cả phù hợp, phong cách phục vụ văn minh, hiện đại hướng mạnh vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp và thủ công truyền thống, tạo thêm nhiều việc làm, đảm bảo môi trường, trật tự đô thị và an toàn xã hội.

Phát triển đa dạng các ngành nghề dịch vụ, trong đó, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn thông qua việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; ưu tiên phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp mang đẳng cấp quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiệu quả liên kết, hợp tác giữa thành phố Vinh và các địa phương trong vùng.

Ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong bối cảnh mới, nhất là yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ.

2. Phát triển văn hóa - xã hội

a) Nhiệm vụ

Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, phương pháp dạy và học; giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Tăng cường giáo dục kỹ năng, kiến thức cơ bản và tư duy sáng tạo; phổ biến giáo dục về kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích cho học sinh cả ở trường học và ngoài xã hội. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng đạt chuẩn và hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Tập trung duy trì, nâng cao các tiêu chuẩn và xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Thực hiện tốt việc sáp nhập các đơn vị trường học theo kế hoạch.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động văn hóa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, phát triển các loại hình văn hóa dân lập. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, trong cộng đồng dân cư”. Thực hiện các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao có chất lượng, chiều sâu. Cùng với đó, quan tâm đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa - thể dục thể thao; nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc, phương tiện hoạt động của hệ thống truyền thanh để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân.

Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia; nâng cao hiệu quả hoạt động, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân; tăng cường quản lý, phát triển loại hình khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, xã hội hóa một số dịch vụ y tế, liên kết các dịch vụ kỹ thuật cao về y tế. Tăng cường công tác giáo dục truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình; công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; chăm sóc người già, người tàn tật… Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh.

Tiếp tục thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, dự án giải quyết việc làm, giới thiệu việc làm; vận động xây dựng, phát triển quỹ vì người nghèo. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Thực hiện các biện pháp nâng cao tỷ lệ và chất lượng lao động qua đào tạo, tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động. Đồng thời, ưu tiên nguồn lực phát triển, thực hiện hiệu quả chương trình Quốc gia giảm nghèo bền vững. Tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông... Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,1%.

b) Giải pháp

Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh trong đời sống sinh hoạt của nhân dân, nâng cao chất lượng sống, thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng các thiết chế văn hóa, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao,...

Cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt quan tâm tới các trung tâm dạy nghề, trung cấp nghề, trên cơ sở hiện có và nhu cầu mở rộng trong tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị.

Nâng cao chất lượng toàn bộ mạng lưới y tế, cải tạo nâng cấp, mở rộng và bổ sung trang thiết bị cho bệnh viện đa khoa, nâng cấp các trạm y tế, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Tốc độ tăng dân số tự nhiên hàng năm giữ ở mức dưới 1%; 100% trạm y tế phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tăng tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi.

Quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, các công trình dịch vụ công cộng, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng.

Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định, trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 80% vào năm 2030 và 90% vào năm 2040; tạo đủ việc làm cho người lao động.

Tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học như Đề án Quy hoạch đã được phê duyệt, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu để đến năm 2025 có 100% số trường học ở các cấp học đạt trường chuẩn Quốc gia.

Tỷ lệ nghèo đạt 0,2% vào năm 2025. Đến năm 2030 chỉ còn khoảng 0,1%; tỷ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch từ nhà máy duy trì 100%.

Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, an ninh; giảm tối đa các tệ nạn xã hội. Giữ bền vững và làm giàu môi trường ở các phường làm cơ sở cho việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Không có điểm, khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng.

3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

a) Nhiệm vụ

Phát triển hạ tầng xã hội của đô thị:

- Xóa nhà tạm, kiên cố hóa nhà ở trong khu dân cư; thu hút đầu tư, xây dựng thêm các khu đô thị mới, khu dân cư.

- Xây dựng mới, cải tạo, mở rộng quy mô các công trình công cộng.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các công trình y tế, mở rộng quy mô số lượng giường bệnh.

- Tăng số lượng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp.

- Xây dựng thêm công trình văn hóa - thể dục thể thao.

- Xây dựng thêm trung tâm thương mại, chợ và siêu thị.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:

- Triển khai xây dựng các dự án ưu tiên về giao thông.

- Tăng công suất nhà máy nước, mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước đô thị.

- Xây dựng trạm xử lý và mạng lưới thoát nước thải; tách riêng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa.

- Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới hệ thống điện chiếu sáng; nâng công suất cấp điện; mở rộng mạng lưới chiếu sáng.

- Xây dựng mới, mở rộng các công viên cây xanh công cộng.

b) Giải pháp

Đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố kết nối giữa các đô thị; ưu tiên các tuyến đường trục chính từ trung tâm thành phố - sân bay - biển, xây dựng hạ tầng một số bãi biển du lịch. Nâng cấp một số tuyến đường nội thành quan trọng.

Xây dựng ga đường sắt mới theo định hướng chuyển hệ thống đường sắt ra ngoài trung tâm thành phố, xây dựng các nhà ga đường sắt (phía Bắc, phía Nam và nhà ga trung tâm) để liên kết các khu vực chính của đô thị với giao thông đường sắt theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam. Đầu tư xây dựng, nâng cấp cảng biển nước sâu Cửa Lò phù hợp với Quy hoạch phát triển cảng biển đã được duyệt. Các nhà máy cấp điện, cấp nước, các khu xử lý rác thải, trạm xử lý nước thải, các khu nghĩa trang,… bố trí đồng bộ, hiện đại với bán kính phục vụ phù hợp.

Bố trí các nút giao và cầu vượt tại các điểm giao cắt chính phù hợp với Quy hoạch giao thông đường bộ đã được duyệt. Tiếp tục xây dựng mạng lưới đường vành đai trong kết nối tuần hoàn khu vực xây dựng cũ và khu vực xây dựng mới; mạng lưới vành đai ngoài kết nối thành phố và các huyện lân cận.

Tiếp tục xây dựng mạng lưới đường vành đai trong kết nối tuần hoàn khu vực xây dựng cũ và khu vực xây dựng mới; xây dựng mới tuyến đường chính đô thị ở phía Đông và phía Tây làm tăng khả năng tiếp cận cho khu vực nội thị và giảm tải cho khu vực trung tâm phù hợp với Quy hoạch giao thông đường bộ đã được phê duyệt; đồng thời tiếp tục chỉnh trang hoàn thiện hệ thống đường khu vực của đô thị.

Xây dựng các tuyến giao thông công cộng Bắc - Nam, tuyến Đông Tây. Kết nối các khu vực du lịch chính của thành phố Vinh với các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Liên kết khu trung tâm hiện nay với các điểm du lịch. Khai thác, kết nối các tuyến xe buýt để nâng cao tính tiếp cận và thuận tiện cho hoạt động du lịch.

Xây mới, mở rộng các nhà máy nước hiện có; cải tạo nâng cấp, xây mới mạng lưới đường ống, các trạm tăng áp, công trình phụ trợ. Đường ống truyền tải đường kính từ DN150 đến DN1.200, đường ống phân phối có đường kính từ DN50 đến DN100.

Xây dựng mới và cải tạo lưới điện trong phạm vi đô thị trung tâm, các đô thị phụ trợ, khu đô thị mới,... quy hoạch đi ngầm. Khu vực chưa ổn định về quy hoạch có thể đi nổi bằng cáp vặn xoắn. Từng bước cải tạo, hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng đô thị. Ứng dụng điều khiển tự động và bán tự động hệ thống đèn đường; sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng vào chiếu sáng đô thị.

4. Quy hoạch xây dựng, kiến trúc cảnh quan đô thị

a) Nhiệm vụ

- Lập và phê duyệt các đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu chức năng, Quy hoạch chi tiết; lập, thực hiện tốt Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.

- Kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu đô thị mới.

- Đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến phố chính theo tiêu chí tuyến phố văn minh đô thị.

- Bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích hiện có.

b) Giải pháp

- Xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị: Giai đoạn ngắn hạn (đến 2025): lập và phê duyệt các đồ án Quy hoạch phân khu chức năng, khu vực trung tâm thành phố, Quy hoạch chi tiết; lập, ban hành và thực hiện tốt Quy chế quản lý Quy hoạch kiến trúc đô thị.

Giai đoạn dài hạn (đến 2030): Thực hiện tốt theo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.

- Khu đô thị mới: Giai đoạn ngắn hạn (đến 2025): Đầu tư xây dựng phát triển đồng bộ các khu đô thị mới theo quy hoạch đã duyệt; thực hiện các dự án cải tạo, chỉnh trang khu đô thị hiện hữu.

- Giai đoạn dài hạn (đến 2030): Hoàn chỉnh ít nhất 01 khu đô thị mới xây dựng đồng bộ; lập thêm các dự án cải tạo chỉnh trang đô thị; tiếp tục thu hút đầu tư, triển khai xây dựng phát triển đồng bộ các khu đô thị mới.

- Tuyến phố văn minh đô thị - không gian công cộng: xây dựng tiêu chí công nhận các tuyến phố văn minh đô thị trên địa bàn nội thành; đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường chính, đảm bảo tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị trên tổng số đường chính khu vực nội thành đạt trên 30% (đến 2025) và 50% (đến 2030). Đầu tư xây dựng thêm 03 không gian công cộng, duy tu nâng cấp các không gian công cộng hiện có.

- Bảo tồn di sản: Duy trì, thu hút các nguồn vốn nâng cấp, bảo tồn trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa hiện có, đảm bảo tỷ lệ các di sản văn hóa thường xuyên được trùng tu tôn tạo đạt trên 70 - 80%.

5. Tài nguyên - môi trường

a) Nhiệm vụ

Hoàn thành việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ dân trên địa bàn; tăng cường quản lý tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước và khoáng sản; nâng cao năng lực trong công tác lập và quản lý quy hoạch trên địa bàn, phân bổ hợp lý quỹ đất theo chỉ tiêu, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về bảo vệ môi trường. Tổ chức tốt việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải y tế và chất thải nguy hại theo mục tiêu đề ra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành của pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm; ngăn chặn kịp thời các nguồn gây ô nhiễm môi trường và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền quy định. Quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, việc hành nghề khoan, khai thác nước dưới đất.

b) Giải pháp

Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, khoáng sản để mọi hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ và Nhân dân nắm bắt, từ đó nghiêm túc thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị, khu vực dân cư; tập trung hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp theo lộ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời xử lý những vi phạm nhằm hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, không để hình thành mới các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao tại các khu vực đông dân cư nông thôn. Tổ chức triển khai tốt các mô hình bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố như “Phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn tại nguồn”, chương trình “Thu gom chất thải nguy hại trong cộng đồng dân cư”.

Tập trung thực hiện công tác kê khai đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp phát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Xử lý dứt điểm các tranh chấp về đất đai.

6. Quốc phòng, an ninh

a) Nhiệm vụ

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tiến hành xây dựng các công trình phòng thủ cho các thành phần cơ bản của thế trận phòng thủ khu vực trên phạm vi toàn thành phố, tiến hành xây dựng theo từng giai đoạn, ưu tiên các công trình phòng thủ trên các hướng phòng thủ và các khu vực quan trọng. Xây dựng quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh Nhân dân vững chắc.

Thường xuyên củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, đủ về số lượng và chất lượng, được trang bị kỹ thuật hiện đại, đảm bảo vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, sẵn sàng chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Xây dựng và nâng cao chất lượng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên. Tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, hạn chế và giảm thiểu các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông. Đẩy mạnh cải cách tư pháp, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của nhân dân và các vấn đề phức tạp khác nảy sinh.

Chủ động triển khai thực hiện các biện pháp công tác công an, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, góp phần ổn định an ninh chính trị, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ động đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác. Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội. Chú trọng công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

b) Giải pháp

Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có chất lượng Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.

Ban chỉ huy Quân sự thành phố tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai tốt các quy định của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ và hoạt động của các lực lượng trong phòng thủ khu vực. Tổ chức tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập khu vực phòng thủ và phối hợp diễn tập với các đơn vị chủ lực theo chỉ đạo của cấp trên.

Công an, Quân sự thành phố tiếp tục thực hiện các chương trình hành động giữa Công an, Quân sự với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, khu phố, thôn xóm, địa bàn dân cư an toàn về an ninh trật tự, gắn với xây dựng khu phố, làng văn hóa.

7. Nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị

a) Nhiệm vụ

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, đối với công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng và toàn xã hội để xây dựng và phát triển thành phố nhanh, bền vững.

Đẩy mạnh việc phát huy dân chủ trong quá trình phát triển đô thị. Xây dựng hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở vững mạnh và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ và năng lực, nhất là năng lực thực tiễn; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu nhằm đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị của thành phố.

Thực hiện đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân gắn với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp Nhân dân, tăng cường công tác phản biện xã hội, nhằm tạo sự đồng thuận toàn xã hội, góp phần xây dựng và phát triển thành phố.

b) Giải pháp

Ủy ban nhân dân thành phố tập trung đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp; đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước về đô thị, thực hiện cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chú trọng nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tầng lớp Nhân dân; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nền tảng chính trị vững chắc cho sự phát triển thành phố.

Ban Tổ chức Thành ủy chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên rà soát quy hoạch đội ngũ cán bộ các cấp; đặc biệt là quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý trẻ có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và trưởng thành từ thực tiễn công tác.

8. Đảm bảo nguồn thu cho các xã khi thành lập phường

Tại điểm b, khoản 1, Điều 39 của Luật Ngân sách Nhà nước có quy định “Ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất”. Tại khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn có quy định “riêng đối với các loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 39 của Luật Ngân sách Nhà nước, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định”. Theo quy định tại Nghị quyết số 20/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2025, thì tỷ lệ điều tiết các khoản thu cho ngân sách xã khi thành lập phường chỉ thay đổi với sắc thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cụ thế: Đối với các xã thuộc thành phố Vinh thì ngân sách xã hưởng 100%, sau khi thành lập phường ngân sách phường hưởng 70%. Các sắc thuế còn lại không thay đổi khi các xã thành lập phường.

Do vậy, khi các xã thành phường thì cơ bản không ảnh hưởng lớn tới nguồn thu của các phường.

Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp để đảm bảo nguồn thu cho các phường như:

- Sử dụng vốn ngân sách cho các dự án hạ tầng thiết yếu;

- Đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP);

- Xã hội hóa các dự án phát triển giáo dục, y tế, thể dục thể thao, du lịch, thương mại dịch vụ, các khu đô thị mới, khu nhà ở mới thông qua nhiều giải pháp hấp dẫn, ưu đãi đầu tư, quỹ đất sạch;

- Tăng cường quản lý của chính quyền đô thị: xây dựng Đề án mô hình “Chính quyền đô thị”; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị; triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị, thực hiện tốt quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị; quy định về tuyến phố văn minh đô thị; phát huy vai trò cộng đồng dân cư trong thực hiện quy hoạch và chương trình phát triển đô thị.

C. VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 6 KHÓA XII

I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Về biên chế

Trước mắt được xác định biên chế của thành phố Vinh (mới) trên cơ sở của thành phố Vinh được giao và thực hiện tinh giản theo lộ trình chung.

2. Về trụ sở

Trước mắt, bố trí trụ sở tại các trụ sở hiện có của thành phố Vinh; bố trí sử dụng các trụ sở tại thị xã Cửa Lò đảm bảo hợp lý; có hướng để một số cơ quan có thể bố trí chi nhánh, văn phòng, đồn trạm tại địa điểm phù hợp, tạo thuận lợi nhất cho người dân.

3. Về cơ sở giáo dục

Trước mắt, giữ ổn định các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn hiện có và thực hiện lộ trình sắp xếp đảm bảo mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân, nâng cao chất lượng dạy và học.

4. Về cơ sở y tế

Chỉ thực hiện việc sắp xếp lại đối với các đơn vị y tế tuyến thành phố, tuyến xã, phường cho phù hợp với việc điều chỉnh, sắp xếp lại địa giới hành chính nhằm đảm bảo đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Những nơi đang được hưởng chế độ, chính sách đặc thù theo chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh cần được rà soát cụ thể để có giải pháp phù hợp đảm bảo quyền lợi tối đa theo quy định trong quá trình sắp xếp.

5. Về chuyển đổi giấy tờ liên quan

Đối với việc chuyển đổi các giấy tờ có liên quan đến nhân thân hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới hành chính, nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp đảm bảo các quy định của pháp luật.

6. Về cán bộ, công chức

- Đánh giá cán bộ, công chức để thực hiện sắp xếp, bố trí phải đảm bảo đúng quy định, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại địa phương nơi công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay theo hướng: xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí.

- Trong giai đoạn thực hiện sắp xếp, việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức phải đảm bảo tính ổn định, trước mắt có thể vượt quá số lượng quy định nhưng thực hiện lộ trình sau sắp xếp bảo đảm đúng theo quy định.

- Đối với cán bộ là cấp trưởng sắp xếp, bố trí làm cấp phó; cán bộ cấp phó sắp xếp, bố trí làm công việc khác thì cho phép bảo lưu phụ cấp chức vụ và chế độ chính sách hiện hưởng từ khi sắp xếp đến hết nhiệm kỳ của tổ chức đó. Trong thời gian này, nếu bố trí sang chức vụ, chức danh mới thì thực hiện theo quy định của chức vụ, chức danh mới.

- Những cán bộ, công chức nếu có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định được điều động sang các đơn vị hành chính cấp huyện khác (nếu còn thiếu) hoặc tiếp nhận lên cấp trên (nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn). Trong trường hợp không được điều động hoặc tiếp nhận lên cấp trên thì vận động; thuyết phục nghỉ hưởng chế độ, chính sách theo quy định.

7. Về tổ chức bộ máy

Cơ cấu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra cấp ủy, tổ chức chính trị xã hội thực hiện theo hướng dẫn của Trung ương, trước mắt toàn bộ cơ cấu hiện có của hai địa phương hợp thành cơ cấu của đơn vị hành chính mới.

Thực hiện theo quy định chung thông qua công tác cán bộ và đại hội các tổ chức chính trị - xã hội theo điều lệ.

Tiến hành hợp nhất tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò trước khi sắp xếp thành thành phố Vinh (mới) bảo đảm theo hướng tinh gọn, hợp lý, không làm tăng thêm đầu mối các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Khi nhập thị xã Cửa Lò về thành phố Vinh tiến hành nhập nguyên trạng các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân có cùng tên gọi, chức năng, nhiệm vụ.

II. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị thành phố Vinh sau khi mở rộng

1.1. Đảng bộ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập Đảng bộ thành phố Vinh (mới) trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ thị xã Cửa Lò vào Đảng bộ thành phố Vinh. Nhiệm kỳ của Đảng bộ thành phố (mới) là nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định nguyên trạng số lượng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giới thiệu nguyên trạng Ủy ban Kiểm tra của 02 Đảng bộ để Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (mới) bầu Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra theo Điều 31 Điều lệ Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Bí thư Thành ủy; Phó Bí thư Thành ủy thành phố (mới) trên cơ sở các Bí thư, Phó Bí thư của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định hiện hành; quyết định chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên của đảng bộ sáp nhập về đảng bộ mới.

Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban thường vụ, Phó Bí thư, Ủy viên Ủy ban kiểm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra thực hiện theo Hướng dẫn số 28-HD/BTCTW ngày 28/2/2020 của Ban Tổ chức Trung ương, cụ thể:

- Nhiệm kỳ 2020 - 2025:

+ Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra cấp ủy của đảng bộ mới tối đa không vượt quá tổng số hiện có của các tổ chức đảng cùng cấp trước khi sắp xếp trừ đi số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác khác.

+ Số lượng Phó Bí thư, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra tối đa không vượt quá tổng số cấp trưởng, cấp phó hiện có của các tổ chức đảng cùng cấp trước khi sắp xếp trừ đi số lượng các đồng chí nghỉ hưu, nghỉ công tác, chuyển công tác.

- Nhiệm kỳ 2025 - 2030:

+ Số lượng cấp Ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ, PBí thư cấp ủy; số lượng ủy viên, PChủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy của đảng bộ mới thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và các hướng dẫn của Trung ương về công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.

1.2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị - xã hội

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thống nhất với Thành ủy thành phố Vinh (mới) quyết định thành lập Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Vinh (mới); công nhận danh sách Ủy viên Ủy ban, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.

Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của thành phố Vinh (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập tương ứng với nhập đơn vị hành chính. Ban Thường vụ của của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội sẽ chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Vinh (mới) phối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Đảng đoàn các Đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn thực hiện sắp xếp, chuyển giao tổ chức và kiện toàn cán bộ; xác định số lượng Ủy viên ủy ban, Ban thường trực, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và số lượng Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch (Phó bí thư) đoàn thể chính trị - xã hội ở đơn vị hành chính sau sắp xếp phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

1.3. Chính quyền địa phương thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2026

1.3.1. Hội đồng nhân dân thành phố

Đại biểu Hội đồng nhân dân của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và 04 xã thuộc huyện Nghi Lộc (02 đại biểu) hợp thành đại biểu Hội đồng nhân dân của thành phố Vinh mới và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định tại Điều 134, 137 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Hội đồng nhân dân thành phố Vinh (mới) bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân trong số đại biểu Hội đồng nhân dân theo Khoản 1, 2 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

1.3.2. Ủy ban nhân dân thành phố

Hội đồng nhân dân thành phố Vinh (mới) bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân theo khoản 3 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Hội đồng nhân dân thành phố Vinh (mới) bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu hội đồng nhân dân theo khoản 4 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vinh mới sẽ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại… và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng theo quy định của Đảng và của pháp luật theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 hoặc đề xuất với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ có thể xây dựng phương án thi tuyển để lựa chọn cấp trưởng đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Ủy ban nhân dân thành phố Vinh mới gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 14 Ủy viên Ủy ban nhân dân là Thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chỉ huy trưởng BCH quân sự thành phố, Công an thành phố (mới).

1.4. Cơ quan thuộc Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố

1.4.1. Cơ quan thuộc Thành ủy

Gồm 03 Ban xây dựng Đảng (Tổ chức, Dân vận, Tuyên giáo), Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Thành ủy và Trung tâm chính trị.

1.4.2. Các cơ thuộc Ủy ban nhân dân

Các cơ quan chuyên môn của thành phố Vinh (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập tương ứng với nhập đơn vị hành chính và có 12 cơ quan chuyên môn trực thuộc theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020, gồm: Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân, các Phòng: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính - Kế hoạch, Tài Nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã Hội, Văn hóa và Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Quản lý đô thị, Kinh tế và Thanh tra.

 Sau khi nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh, nghiên cứu, tiếp tục bố trí Tổ hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố (mới) tại đường Nguyễn Sinh Cung, phường Nghi Hương để tạo thuận lợi cho người dân giao dịch hành chính.

1.4.3 Đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc của thành phố Vinh (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập tương ứng với nhập đơn vị hành chính có cùng chức năng, nhiệm vụ, như: Đội quản lý trật tự đô thị, Trung tâm văn hóa, thể thao và truyền thông, Ban quản lý nghĩa trang, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp.

Đối với các đơn vị: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, Ban quản lý chợ, Trường trung cấp kinh tế kỹ thuật, Nhà văn hóa thiếu nhi, Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Trung tâm cứu hộ phòng chống thiên tai được giữ ổn định, từng bước nghiên cứu, sắp xếp phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đảm bảo quy định của pháp luật.

1.5. Các tổ chức hội đặc thù

Sáp nhập, đổi tên hội tương ứng với nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh; trình tự, hồ sơ sáp nhập, đổi tên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.

1.6. Cơ quan thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố sau sáp nhập

1.6.1. Cơ quan ngành dọc của Trung ương: (1) Công an thành phố; (2) Ban Chỉ huy quân sự thành phố; (3) Viện Kiểm sát nhân dân thành phố; (4) Tòa án nhân dân thành phố; (5) Chi cục Thi hành án dân sự thành phố; (6) Chi cục Thống kê thành phố; (7) Chi cục thuế thành phố; (8) Kho Bạc nhà nước sẽ thực hiện sáp nhập, thành lập tương ứng với nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh. Thẩm quyền, trình tự, hồ sơ sáp nhập, thành lập cơ quan đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của ngành dọc cấp trên.

1.6.2. Cơ quan ngành dọc của tỉnh: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sáp nhập, thành lập tương ứng với nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh.

Giữ ổn định các đơn vị y tế tuyến tỉnh, các đơn vị y tế trực thuộc, bộ, ngành, hệ thống y tế tư nhân đóng trên địa bàn.

Đối với Trung tâm Y tế thị xã Cửa Lò sẽ được rà soát, sắp xếp lại cho phù hợp (công tác khám chữa bệnh sáp nhập về Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, công tác y tế dự phòng sáp nhập về Trung tâm Y tế thành phố Vinh), đảm bảo đầy đủ các điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Đối với hệ thống các trạm y tế sẽ được điều chỉnh, sắp xếp theo việc điều chỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án, thực hiện trình tự, thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị phường mới thành lập

2.1. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức phường

Đại biểu Hội đồng nhân dân xã thành đại biểu Hội đồng nhân dân phường và hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức của phường cơ bản giữ nguyên bộ máy và cán bộ, công chức của xã hiện nay.

2.2. Viên chức đơn vị sự nghiệp

Tổ chức các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế ở phường thực hiện trên cơ sở nguyên trạng tổ chức hiện nay của đơn vị. Đổi tên các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn theo tên của phường.

Số lượng viên chức các trường học, trạm y tế trên địa bàn phường thực hiện trên cơ sở nguyên trạng số lượng viên chức hiện nay của đơn vị.

2.3. Số lượng người hoạt động không chuyên trách và chủ tịch hội

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở phường bố trí theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Các tổ chức hội bố trí theo quy định điều lệ tổ chức; thực hiện việc kiêm nhiệm giữa người hoạt động không chuyên trách cấp xã và chủ tịch hội để giảm số lượng người hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước.

3. Biên chế, số lượng và phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư

3.1. Biên chế và số lượng cán bộ, công chức, viên chức

Nhập, điều chuyển nguyên trạng số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp thị xã Cửa Lò về thành phố Vinh. Ban Thường vụ Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố mới quản lý, bố trí, sử dụng biên chế theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện tinh giản, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, công chức theo quy định.

Tổng hợp biên chế và số lượng cán bộ, công chức, viên chức trước và sau
khi nhập thị xã Cửa Lò vào thành phố Vinh

TT

Đơn vị

Trước khi nhập

Sau khi nhập

Biên chế

Cán bộ, công chức, viên chức hiện có

Biên chế

(theo TP. Vinh hiện có)

Cán bộ, công chức, viên chức

1

Cơ quan Đảng, Mặt trận, Đoàn thể

-

Thành phố Vinh

91

85

91

115

-

Thị xã Cửa Lò

26

30

2

quan Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

-

Thành phố Vinh

138

128

138

185

-

Thị xã Cửa Lò

63

57

3

Đơn vị sự nghiệp trực thuộc

-

Thành phố Vinh

187

171

187

323

-

Thị xã Cửa Lò

40

152

3.2. Phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư

Sau khi nhập thị xã Cửa Lò về thành phố Vinh, số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư của cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp là 207 người.

Theo quy định, số cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sáp nhập thực hiện giảm dần trong thời gian 60 tháng. Do đó, phương án bố trí, giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư như sau:

- Năm 2025 ( 44 người)

+ Nghỉ hưu theo Luật bảo hiểm xã hội: 22 người

+ Nghỉ theo Nghị định 29/2023: 10 người

+ Chuyển việc khác hoặc vận động nghỉ hưu trước tuổi: 12 người.

- Năm 2026: ( 39 người)

+ Nghỉ hưu theo Luật bảo hiểm xã hội: 3 người

+ Nghỉ theo Nghị định 29/2023: 22 người

+ Chuyển việc khác hoặc vận động nghỉ hưu trước tuổi: 14 người.

- Năm 2027: ( 42 người)

+ Nghỉ hưu theo Luật bảo hiểm xã hội: 7 người

+ Nghỉ theo Nghị định 29/2023: 14 người

+ Chuyển việc khác hoặc vận động nghỉ hưu trước tuổi: 11 người.

- Năm 2028: ( 41 người)

+ Nghỉ hưu theo Luật bảo hiểm xã hội: 9 người

+ Nghỉ theo Nghị định 29/2023: 14 người

+ Chuyển việc khác hoặc vận động nghỉ hưu trước tuổi: 18 người.

- Năm 2029: 41 người

+ Nghỉ hưu theo Luật bảo hiểm xã hội: 12 người

+ Nghỉ theo Nghị định 29/2023: 18 người

+ Chuyển việc khác hoặc vận động nghỉ hưu trước tuổi: 11 người.

Thực hiện quy định số lượng cấp phó, số lượng biên chế công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị liên quan do sáp nhập, hợp nhất trong khoảng thời gian đầu có thể cao hơn quy định; giảm dần đến năm 2029 đảm bảo số lượng biên chế và bố trí đúng quy định.

Trường hợp dôi dư không bố trí, sắp xếp được sang các đơn vị khác thì động viên thôi việc và được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định chính sách của tỉnh.

4. Biên chế, số lượng và phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư của các cơ quan thuộc ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố

4.1. Biên chế và số lượng cán bộ, công chức, viên chức

Số lượng biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động của cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định, hướng dẫn của cơ quan ngành dọc, cụ thể:

TT

Đơn vị

Thành phố Vinh

Thị xã Cửa Lò

Biên chế

Cán bộ, công chức, viên chức hiện có

Biên chế

Cán bộ, công chức, viên chức hiện có

1

Công an

650

661

132

138

2

Ban Chỉ huy Quân sự

34

67

31

61

3

Viện Kiểm sát nhân dân

42

34

14

11

4

Tòa án nhân dân

35

35

13

9

5

Chi cục Thi hành án dân sự

25

25

9

6

6

Chi cục Thống kê

8

8

5

5

7

Chi cục thuế

240

227

79

91

8

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai

12

12

23

9

Kho bạc nhà nước

đã nhập vào kho bạc nhà nước tỉnh

12

11

4.2. Phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư

Phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức dôi dư của các cơ quan đơn vị ngành dọc được thực hiện theo hướng dẫn của ngành dọc cấp trên và theo quy định của Trung ương và của ngành.

5. Phương án bố trí, giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức dôi dư của các phường thuộc thành phố Vinh thực hiện sắp xếp

5.1. Phường Vinh Tân:

- Sau khi sáp nhập ĐVHC mới có tổng số cán bộ, công chức: 39 người. Trong đó: 20 cán bộ, 19 công chức.

- Phương án dự kiến bố trí cán bộ, công chức tại đơn vị hành chính mới như sau:

- Bố trí tiếp tục làm việc: 12 cán bộ, 12 công chức.

- Giải quyết dôi dư như sau: 15 người (08 cán bộ, 07 công chức).

Năm 2025 (02 người)

+ Chuyển phường khác: 02 người (Chủ tịch UBND: 01 người; Phó Chủ tịch HĐND: 01 người).

- Năm 2026 (02 người)

+ Chuyển phường khác: 02 người (Phó Chủ tịch UBND: 02 người).

- Năm 2027 (03 người)

+ Chuyển phường khác: 03 người (Chủ tịch HCCB: 01 người Chủ tịch HPN: 01 người; Văn phòng – TK: 01 người).

- Năm 2028 (05 người)

+ Nghỉ hưu theo BHXH: 01 người (Chủ tịch UBMTTQ: 01 người).

+ Nghỉ theo Nghị định số 29/2023: 01 người (Tài chính – Kế toán: 01 người).

+ Chuyển phường khác: 03 người (Văn phòng – Thống kê: 01 người Văn hóa – xã hội: 02 người).

- Năm 2029 (03 người)

+ Nghỉ hưu theo BHXH: 01 người (Phó Bí thư Đảng ủy 01 người).

+ Chuyển phường khác: 02 người, (Tư pháp – Hộ tịch: 02 người).

5.2. Phường Quang Trung.

- Sau khi sáp nhập ĐVHC mới có tổng số cán bộ, công chức: 59 người. Trong đó: 30 cán bộ, 29 công chức.

            - Phương án dự kiến bố trí cán bộ, công chức tại đơn vị hành chính mới như sau:

          - Bố trí tiếp tục làm việc: 12 cán bộ, 12 công chức.

          - Giải quyết dôi dư như sau: 35 người (18 cán bộ, 17 công chức).

          - Năm 2025 (06 người)

+ Nghỉ theo Nghị định số 29/2023: 03 người (Phó Chủ tịch UBND: 01 người; Chủ tịch HPN: 01 người; Văn hóa – xã hội: 01 người);

+ Chuyển phường khác: 03 người (Bí thư Đảng ủy: 01 người; Phó Bí thư: 01 người; Chủ tịch UBND: 01 người).

- Năm 2026 (08 người)

+ Chuyển phường khác: 08 người (Chủ tịch UBND: 01 người; Phó Chủ tịch HĐND: 02 người; Phó Chủ tịch UBND: 02 người; Chủ tịch UBMTTQ: 02 người; Chủ tịch CCB: 01 người).

- Năm 2027 (04 người)

+ Chuyển phường khác: 04 người (Chủ tịch CCB: 01; Chủ tịch HPN: 01 người; Bí thư ĐTN: 02 người).

- Năm 2028 (08 người)

+ Nghỉ hưu theo BHXH: 01 người (Phó Chủ tịch UBND: 01 người);

+ Chuyển phường khác: 07 người (CHT. Quân sự: 02 người; Văn phòng – Thống kê: 03 người; Tài chính – Kế toán: 02 người).

- Năm 2029 (09 người)

+ Nghỉ hưu theo BHXH: 01 người (Bí thư Đảng ủy 01 người);

+ Chuyển phường khác: 08 người, (Tư pháp – hộ tịch: 03 người; Văn hóa – Xã hội: 03 người; Địa chính – Xây dựng: 02 người).

5.3 Đối với người hoạt động không chuyên trách

Đối với những người hoạt động không chuyên trách: cho nghỉ và giải quyết chế độ theo quy định (khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết hỗ trợ kinh phí đối với người hoạt động không chuyên trách dôi dư).

III. PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ, SỬ DỤNG TRỤ SỞ, CÔNG SỞ, TÀI SẢN CỦA CƠ QUAN; CHUYỂN ĐỔI GIẤY TỜ TỔ CHỨC, CÔNG DÂN

1. Phương án bố trí, sử dụng trụ sở, công sở, tài sản công

1.1. Quản lý, sử dụng tài sản công

Ủy ban nhân dân thành phố Vinh và các cơ quan ngành dọc cấp tỉnh rà soát, xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất là trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân, phòng, ban, cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền quản lý; đảm bảo việc sắp xếp trụ sở được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo hiệu quả, không đế lãng phí, làm thất thoát tài sản công; khai thác tối đa nguồn lực tài chính từ việc sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy chỉnh trang phát triển đô thị theo hưởng văn minh, hiện đại, bền vững.

Đối với tài sản là đất, nhà, công trình trụ sở trên đất không còn nhu cầu sử dụng cần nghiên cứu chuyển đổi công năng, bố trí điều chuyển cho các đơn vị có nhu cầu hoặc phục vụ cộng đồng dân cư. Đối với các trụ sở xây dựng phương án bán đấu giá, cần nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh mục đích sử dụng đất phù hợp theo công năng sử dụng để triển khai thủ tục bán đấu giá đảm bảo khai thác tối đa nguồn lực tài chính của các cơ sở nhà, đất, tránh thất thoát, lãng phí tài sản công. Đối với các trụ sở chưa hoàn thành phương án sắp xếp, cần bố trí người quản lý, trông coi trụ sở, tránh nguy cơ hư hỏng, xuống cấp”.

- Đối với tài sản là ô tô, máy móc, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ:

Tiếp tục sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức đã được ban hành tại Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 của Chính phủ, Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định pháp luật hiện hành; những tài sản dôi dư, không có nhu cầu sử dụng, sử dụng không hiệu quả hoặc hư hỏng, xuống cấp được xem xét điều chuyển cho các cơ quan, đơn vị còn thiếu có nhu cầu hoặc thanh lý thu hồi nộp ngân sách nhà nước.

1.2. Phương án bố trí, sử dụng trụ sở, công sở của thành phố Vinh

1.2.1. Trụ sở Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể chính trị - xã hội thành phố Vinh (mới):

- Sử dụng trụ sở của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể thành phố Vinh hiện nay.

- Địa chỉ: Số 27 đường Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Bố trí "Tổ hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính" ở đường Nguyễn Sinh Cung, phường Nghi Hương để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao dịch hành chính.

1.2.2. Nơi làm việc của các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân thành phố

- Sử dụng trụ sở của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể thành phố Vinh hiện nay.

1.2.3. Nơi làm của cơ quan, tổ chức ngành dọc đóng trên địa bàn

Thực hiện theo hướng dẫn, bố trí của cơ quan ngành dọc có thẩm quyền. Đối với nơi làm việc không sử dụng, đề nghị bàn giao cho địa phương quản lý, trông, tránh nguy cơ hư hỏng, xuống cấp. Dự kiến sử dụng như sau:

TT

Tên trụ sở

Sử dụng làm trụ sở sau của đơn vị khi sáp nhập

Sử dụng mục đích khác

1

Công an thành phố (hiện nay)

X

Công an thị xã (hiện nay)

Công an tỉnh quyết định

2

Ban chỉ huy Quân sự thành phố (hiện nay)

X

Ban chỉ huy Quân sự thị xã (hiện nay)

Bộ Quốc phòng quyết định

3

Viện kiểm sát nhân dân thành phố (hiện nay)

X

Viện kiểm sát nhân dân thị xã (hiện nay)

Tiếp tục bố trí nơi làm việc cho đến khi có quyết định của Viện Viện kiểm sát nhân dân tối cao

4

Tòa án nhân dân thành phố (hiện nay)

X

Tòa án nhân dân thị xã (hiện nay)

Theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên

5

Chi cục Thi hành án thành phố (hiện nay)

X

Chi cục Thi hành án thị xã (hiện nay)

Tiếp tục bố trí nơi làm việc

6

Chi cục Thống kê thành phố (hiện nay)

X

Chi cục Thống kê thị xã (hiện nay)

Hiện đang sử dụng trong Ủy ban nhân dân thị xã

7

Bệnh viện đa khoa thành phố (hiện nay)

X

8

Trung tâm Y tế thành phố (hiện nay)

X

Trung tâm Y tế thị xã (hiện nay)

Bàn giao Bệnh viện đa khoa mở rộng khuôn viên

1.3. Phương án bố trí, sử dụng trụ sở, công sở của các phường thực hiện sắp xếp

1.3.1. Phường Vinh Tân

+ Trụ sở phường Vinh Tân (cũ) tiếp tục làm trụ sở UBND phường Vinh Tân (mới).

+ Trụ sở phường Hồng Sơn (cũ) dùng để bố trí bộ phận khác của phường Vinh Tân (mới) như: Bộ phận Tiếp nhận & trả kết quả; tru sở làm việc khối Đảng – Đoàn thể phường Vinh Tân (mới), kho lưu trữ, hội trường, trụ sở của đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố.

+ Đối với phường Vinh Tân (mới): Sử dụng tất cả cơ sở trường học hiện tại, gồm: mầm non Hồng Sơn; tiểu học Hồng Sơn; trung học cơ sở Hồng Sơn; mầm non Vinh Tân; tiểu học Vinh Tân; trung học cơ sở Vinh Tân.

          + Đối với phường Vinh Tân (mới): sử dụng trạm Y tế phường Vinh Tân (cũ) làm trụ sở chính;

+ Trạm y tế phường Hồng Sơn hiện tại bố trí làm điểm tiêm chủng đình kỳ hàng tháng và phục vụ hoạt động truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

+ Đối với phường Vinh Tân (mới): sử dụng trụ sở Công an phường Vinh Tân (cũ) làm trụ sở chính, trụ sở công an phường Hồng Sơn (cũ) bố trí làm trụ sở của các tổ, đội nghiệp vụ của Công an phường Vinh Tân (mới).

1.3.2 Phường Quang Trung

+ Trụ sở phường Quang Trung (cũ) tiếp tục làm trụ sở UBND phường Quang Trung (mới)

+ Trụ sở phường Lê Mao (cũ), phường Đội Cung (cũ) dùng để bố trí bộ phận khác của phường Quang Trung (mới) như: bộ phận Tiếp nhận & trả kết quả, nhà làm việc khối Đảng – Đoàn thể phường Quang Trung (mới), kho lưu trữ, Hội trường hoặc bố trí làm trụ sở của đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố.

+ Đối với phường Quang Trung (mới): Sử dụng tất cả cơ sở trường học hiện tại, gồm: mầm non Đội Cung; mầm non Lê Mao; mầm non Quang Trung 1; mầm non Quang Trung 2; mầm non Bình Minh; mầm non Hoa Hồng; tiểu học Đội Cung; tiểu học Lê Mao; tiểu học Quang Trung; trung học cơ sở Đội Cung; trung học cơ sở Lê Mao; trung học cơ sở Quang Trung.

+ Đối với phường Quang trung (mới): sử dụng trạm y tế phường Quang Trung (cũ) làm trụ sở chính;

+ Trạm y tế phường Lê Mao, Đội Cung hiện tại bố trí làm điểm tiêm chủng đình kỳ hàng tháng và phục vụ hoạt động truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

+ Đối với phường Quang Trung (mới): sử dụng trụ sở Công an phường Quang Trung (cũ) làm trụ sở chính, trụ sở công an phường Lê Mao (cũ), phường Đội Cung (cũ) bố trí làm trụ sở của các tổ, đội nghiệp vụ của Công an phường Quang Trung (mới).

2. Chuyển đổi giấy tờ cho tổ chức, công dân

Ủy ban nhân dân các xã, phường phối hợp với cơ quan công an, tư pháp và các đơn vị có liên quan lập kế hoạch tiến hành thực hiện chuyển đổi giấy tờ cho người dân, tổ chức (có thể phục vụ tại xã và phường) hoặc thông báo, hướng dẫn để người dân chuyển đổi theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền. Các cá nhân, tổ chức sẽ được tạo mọi điều kiện, không phải chi trả các loại phí, lệ phí khi thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ, hồ sơ, địa chỉ pháp lý cho phù hợp với tên đơn vị hành chính mới. Ngoài ra, trường hợp các cá nhân, tổ chức chưa thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đây theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn tiếp tục được sử dụng tại đơn vị hành chính mới.

D. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN

1. Tổng hợp nhu cầu nguồn vốn

Tổng vốn đầu tư phát triển đô thị giai đoạn đến năm 2025 là: 9.551,515 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước (tỉnh, thành phố): 9.404,819 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh là 4.815,3015 tỷ đồng.

- Nguồn vốn ngân sách thành phố là 4.589,5175 tỷ đồng.

- Nguồn xã hội hóa, thu hút nhà đầu tư: 146,696 tỷ đồng.

2. Giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả

2.1. Giải pháp huy động vốn

- Về huy động vốn ngân sách Nhà nước:

- Về huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước:

2.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển

a) Nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Giai đoạn đến năm 2025, trong khuôn khổ của pháp luật về đất đai, huy động tối đa nguồn vốn từ khai thác quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn sau 2026 - 2030 và định hướng đến năm 2040, tập trung tái cơ cấu nguồn thu theo hướng sẽ giảm dần huy động nguồn vốn từ khai thác quỹ đất, tăng các nguồn thu từ doanh nghiệp, thu địa phương cho đầu tư phát triển.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư các công trình lớn, quan trọng của tỉnh; không đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ. Hạn chế tối đa xây dựng mới trụ sở cơ quan; đồng thời, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất như: cơ sở hạ tầng giao thông, các công trình cấp, thoát nước, xử lý môi trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh theo cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư.

b) Nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước

Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước có vai trò quyết định đến việc thực hiện thành công các mục tiêu quy hoạch. Trong thời gian tới, cần tập trung thu hút nguồn vốn này vào các ngành, các lĩnh vực, như:

- Các ngành công nghiệp, trong đó ưu tiên thu hút: điện tử viễn thông; các thiết bị điện, điện lạnh; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sản xuất thực phẩm, đồ uống.

- Đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học;

- Đầu tư sản xuất thiết bị y tế; thuốc đông dược, tây dược;

- Xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí;

- Sản xuất và chế biến nông sản;

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, phát triển các làng nghề.

c) Giải pháp huy động nguồn lực:

- Đón nhận các nhà đầu tư vào thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tuy nhiên, chú trọng và khuyến khích các dự án phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, các dự án có tính đột phá, tạo động lực cho sự phát triển của đô thị.

- Tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn vay từ ngân hàng chính sách. Nguồn vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, trong đó xác định rõ các ngành, lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên. Huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án.

- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban ngành triển khai các công trình, dự án của Sở ngành đang thực hiện trên địa bàn đúng kế hoạch.

- Đề ra các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tư nhân về thuế, cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, mở rộng các hình thức đầu tư như BOT, BT và các hình thức khác để thu hút vốn của doanh nghiệp...

- Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình thu hút vốn đầu tư không hoàn lại của các nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ vào phát triển kết cấu hạ tầng và hỗ trợ sản xuất.

- Đổi mới cơ chế, chính sách để huy động mạnh nguồn lực đất đai vào phát triển hạ tầng. Bổ sung và ban hành mới các cơ chế chính sách phát triển đô thị phù hợp trong từng giai đoạn.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để tạo nguồn lực cho Ủy ban nhân dân thành phố Vinh triển khai, thực hiện chương trình.

- Đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện phần kinh phí còn lại.

Phần thứ năm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thành phố Vinh được xác định là trung tâm của tỉnh, trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ; đồng thời cũng là đô thị có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội đối với tỉnh, vùng tỉnh. Việc mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần nâng cao đời sống vt chất và tinh thần của người dân. Đồng thời, tạo điều kiện khai thác tốt hơn tiềm năng của các xã, phường; sắp xếp hợp lý nguồn lao động, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý hành chính, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để thành phố Vinh thực hiện có hiệu quả các phương hướng, nhiệm vụ, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các Quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thành phố Vinh.

Thực hiện quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quy định có liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xây dựng Đề án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, kính trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH

  

 

[1] Theo quy định tại tại Bảng 2A Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15: “Khu vực dự kiến thành lập phường đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khi có tối thiểu 10/13 tiêu chuẩn đạt theo quy định”.

 

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Bản đồ hành chính Phường

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Hiện có: 1426
Tổng: 206114