Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư

Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu của thời đại.

Chuyển đổi số đang ngày một thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo, những người có khả năng quyết định hướng đi và khả năng chuyển đổi thành công của tổ chức. Bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia sau khi nhận ra tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động và bảo đảm an ninh quốc gia, đã lập tức bước vào một “cuộc đua” mới trong việc áp dụng chuyển đổi số.
content:

Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như điện toán đám mây, big data, blockchain,... và được nhắc rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng thời gian qua, được coi như một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0.

1. Chuyển đổi số là gì?

Định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh.

Chuyển đổi số được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),... vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu.

Chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống (ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp,...) sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu sức người. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,...

Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.

Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học...

Chuyển đổi số

Chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ vào đời sống, thay đổi tư duy về quản lý và phát triển tổ chức.

Tại Việt Nam, khái niệm Chuyển đổi số được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (cloud computing)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn; lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Tận dụng các nền tảng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều lĩnh vực và hướng đến 5 mục đích cuối cùng của chuyển đổi số:

- Tăng tốc độ ra thị trường;

- Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường;

- Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu;

 - Tăng năng suất của nhân viên;

- Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng

Hóa đơn điện tử giúp cho các hoạt động giao dịch diễn ra nhanh chóng

Hóa đơn điện tử giúp cho các hoạt động giao dịch diễn ra nhanh chóng, đơn giản mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao

2. Ví dụ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã và đang đi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là 2 ví dụ giúp bạn dễ dàng hình dung được chuyển đổi số trong đời sống hiện nay như thế nào.

Ví dụ: Bệnh án điện tử là một ví dụ thực tế về chuyển đổi số khi mà các kết quả thăm khám của người bệnh, tiền sử bệnh lý của người bệnh được đưa lên hệ thống. Bác sĩ sẽ chỉ cần vài click chuột là có thể biết được toàn bộ vấn đề sức khỏe của bệnh nhân mà không cần nhìn vào nhiều loại phiếu khám hay các hồ sơ bệnh án nhiều trang.

Bệnh án điện tử

Bệnh án điện tử giúp người bệnh đến khám mà không cần mang nhiều hồ sơ, giấy tờ

Ví dụ: Nền tảng học trực tuyến VNPT E-learning, cho phép người dạy và người học có thể tổ chức các buổi học trực tuyến dễ dàng. Giáo viên có thể tải các video bài giảng và tài liệu lên hệ thống, học sinh có thể truy cập vào học bất cứ lúc nào mà không cần phải tới lớp học vật lý.

3. Những lĩnh vực áp dụng chuyển đổi số hiện nay

Hiện nay, chuyển đổi số được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đó có 2 lĩnh vực chính là các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. 

* Chuyển đổi số cơ quan Nhà nước

Một số ví dụ về chuyển đổi số trong Nhà nước như: phát triển Chính phủ điện tử, chính phủ số,... giúp các nhà chức trách dễ dàng quản lý công việc. Đồng thời, giảm thiểu thời gian chờ đợi các thủ tục hành chính cho người dân,...

Chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử ra đời đã giảm được nhiều thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời gian và công sức cho người dân

* Chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào hoạt động kinh doanh và quản lý của mình. Ví dụ: lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây, sử dụng các ứng dụng như Google Planner vào quản lý các dự án và nhân sự mà không cần tận mắt theo dõi nhân sự làm việc.

Xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt Nam và trên toàn thế giới nhằm phát triển kinh doanh và mang tới chất lượng dịch vụ, sản phẩm tốt cho người dùng. Đối với người dân, chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, việc hình thành chính quyền số sẽ giúp nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy Chính phủ, giúp cải thiện sự ổn định và minh bạch chính sách, nâng cao chất lượng các dịch vụ công cung cấp cho xã hội, hình thành các hạ tầng công nghệ và nền tảng dữ liệu quốc gia phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Đây chính là những nền tảng hết sức quan trọng để phát triển kinh tế số và xã hội số.

Xem Chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước: 

https://special.nhandan.vn/chuyendoiso-hoatdongcoquannhanuoc/index.html

MINH HIỀN