Thông báo

Tăng cường phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật đối với trẻ em

content:

Trong thời gian qua nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của cấp ủy Đảng và sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, các ngành và đoàn thể ở địa phương nên công tác phát hiện, đấu tranh đối với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Vinh đã đạt được những kết quả tích cực.

Theo số liệu thống kê cho thấy, từ ngày 01/6/2024 đến ngày 24/4/2025, Viện KSND thành phố Vinh đã thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết 01 tố giác về tội phạm và 03 vụ/03 bị can về nhóm tội xâm hại tình dục trẻ em; trong đó có 02 vụ/02 bị can về tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; 01 vụ/01 bị can về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi; 01 tố giác tội phạm về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã truy tố, xét xử 03 vụ/03 bị cáo đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; 01 tố giác về tội phạm đang trong quá trình kiểm tra, xác minh.

Trong các vụ việc nói trên, người bị hại đều còn trong độ tuổi học sinh (từ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi), bị các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết để thực hiện hành vi quan hệ tình dục nhiều lần, địa điểm quan hệ là các điểm kinh doanh dịch vụ lưu trú hoặc chính tại người nhà của người phạm tội, bị hại có cháu học đang đi học, có cháu đã bỏ học trước khi hành vi xâm hại bị phát hiện. Hậu quả, có 01 cháu có thai, sinh con ngoài ý muốn, gây tổn hại sức khỏe, tâm sinh lý, sự phát triển bình thường và tương lai của các cháu về sau, ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Nguyên nhân dẫn đến phát sinh tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, một phần do ý thức thức chấp hành pháp luật của các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội; sự hiểu biết các quy định của pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế; sự ảnh hưởng của các nguồn văn hóa phẩm độc hại trong thời đại phát triển công nghệ thông tin đến tầng lớp thanh thiếu niên. Một phần, do hoàn cảnh gia đình của bị hại, cha mẹ đi làm ăn xa nhà, gửi con cho người thân nuôi dưỡng hoặc thiếu sự chăm sóc về mặt tình cảm và quản lý, giám sát, giáo dục dẫn đến các cháu dễ bị dụ dỗ, lợi dụng. Nạn nhân trong các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em thường chưa nhận thức đầy đủ về những nguy hiểm tiềm ẩn từ các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là những mối quan hệ quen biết qua mạng xã hội, từ đó những đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu. biết của các cháu để thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc quản lý, giáo dục các cháu có lúc, có nơi chưa được chặt chẽ, thiếu đồng bộ, các cháu chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phòng tránh bị xâm hại tình dục dẫn đến bị các đối tượng lợi dụng dụ dỗ yêu đương và quan hệ tình dục hoặc bị dâm ô.

Bên cạnh đó, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Vinh trong công tác phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em chưa cao, quá trình kinh doanh dịch vụ lưu trú, không thu thập thông tin cá nhân của khách nữ lưu trú vào sổ đăng ký sử dụng dịch vụ, không yêu cầu khách xuất trình căn cước công dân hoặc ứng dụng VNeID, các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý Nhà nước cấp để kịp thời nhắc nhở, tuyên truyền hoặc không cho phép sử dụng dịch vụ lưu trú đối với những đôi nam nữ khi phát hiện nghi vấn xâm hại tình dục trẻ em.

Để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật đối với trẻ em trên địa bàn phường; Ngày  22 tháng 5  năm 2025 UBND phường Vinh Tân có văn bản số 373/UBND-TP chỉ đạo tăng cường phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật đối với trẻ em, trong đó yêu cầu:

1. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ phường đến khối phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi người dân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Kịp thời tuyên truyền các điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt, việc tốt; quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; phê phán, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền của trẻ em.

-  Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Luật Trẻ em và Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

2. Trưởng các ban ngành, đoàn thể phường

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em; huy động các nguồn lực xã hội tiếp tục chung tay giúp đỡ về vật chất và tinh thần, cải thiện môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện; tạo môi trường sống tốt cho trẻ em.

- Tổ chức tốt các hoạt động “Tháng hành động vì trẻ em”, tuyên truyền nâng cao kiến thức kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ bạo lực, xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em. Truyền thông đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội chính thống và đến từng gia đình, bản thân trẻ em, học sinh và cộng đồng dân cư.

- Đăng tải các thông điệp và truyền thông về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), các địa chỉ tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em và các địa chỉ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, an sinh xã hội tại địa phương. Sử dụng các sản phẩm, tài liệu truyền thông mẫu được đăng tải trên website của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (http://tongdai111.vn ) và fanpage Truyền hình Vì Trẻ em VTV1.

- Phối hợp Công an phường và các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lưu trú.

3. Ban giám hiệu các trường học

- Nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý, giáo dục giữa gia đình và nhà trường, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; giáo dục kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa xâm hại cho các em học sinh, nhất là lứa tuổi vị thành niên. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình “Trường học an toàn cho trẻ em”.

- Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật cho cha mẹ học sinh, giáo viên và học sinh về bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, xử trí các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, tránh các tệ nạn xã hội, phòng ngừa xâm hại, tai nạn thương tích, đặc biệt về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể và Đoàn TN phường tổ chức các hoạt động “Tháng hành động vì trẻ em”, công tác bàn giao học sinh về gia đình, địa phương quản lý trong dịp nghỉ hè, chuẩn bị cho trẻ em có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.

4. Công an phường

- Tăng cường công tác phối hợp với các nhà trường trong việc quản lý, giám sát, giáo dục tuyên truyền pháp luật đối với học sinh, lứa tuổi thanh thiếu niên; phát hiện và ngăn chặn sớm những mâu thuẫn xung đột phát sinh trong môi trường học đường... nhằm xây dựng môi trường học tập, vui chơi lành mạnh cho lứa tuổi thanh thiếu niên.

- Chủ động công tác kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn; phổ biến, tuyên truyền các phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đến các cơ sở này; hướng dẫn cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú vừa thực hiện đúng quy định của pháp luật vừa kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tội phạm; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các vi phạm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.

- Thực hiện các giải pháp, hoạt động phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em; Chỉ đạo lực lượng cán bộ, chiến sỹ Công an phường triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại, bạo lực với trẻ em và trẻ em vi phạm pháp luật;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong xử lý các hành vi vi phạm quyền và lợi ích của trẻ em theo quy định của pháp luật, góp phần ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn phường.

5. Cấp ủy, BCS các khối phố; BQL các chung cư trên địa bàn

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa hiệu quả tình hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng. Thường xuyên truyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng của trẻ em, gia đình, cộng đồng về phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em, chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.

- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền Luật Trẻ em, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị; công tác phòng chống xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích, đuối nước.

- Thông tin tuyên truyền cho mọi người dân biết về Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), Kênh Youtube Truyền hình Vì trẻ em (https://www.youtube.com/@truyenhinhvitreem ), Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em (http://tongdai111.vn ), fanpage Truyền hình Vì Trẻ em (https://www.facebook.com/truyenhinhvitreem )số điện thoại 1900565605 đặt tại Trung tâm công tác Xã hội tỉnh Nghệ An.

- Phối hợp các ban ngành đoàn thể phường tổ chức đa dạng hóa các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên trong việc chung tay chăm lo cho trẻ em với phương châm “Mỗi người một hành động vì trẻ em”; Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng tránh các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, đặc biệt là trong thế giới công nghệ số. Tích cực phát huy vai trò cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục và bảo vệ trẻ em.

- Chủ động thực hiện các giải pháp, hoạt động phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em; Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, giữa các ban, ngành, đoàn thể của khối, phường trong hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, phát hiện, ngăn chặn, lên án các hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em, trong đó, gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em, cùng với nhà trường giáo dục hình thành nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em phát triển toàn diện.

- Phản ảnh và thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ phường đến khối phố hãy quan tâm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước.

MINH HIỀN

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Bản đồ hành chính thành phố vinh - tỉnh nghệ an

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Hiện có: 23878
Tổng: 2482441