Thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Admin Phường Vinh Tân
Xuất bản: 24/10/2024 - đã hiệu chỉnh 5 Ngày trước đây.
Xem với cỡ chữ
Đọc
Kế hoạch 806/KH-UBND không chỉ nhằm bảo đảm an toàn giao thông mà còn thể
hiện cam kết của chính quyền địa phương trong việc giáo dục và bảo vệ thế
hệ trẻ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cộng đồng là yếu
tố then chốt để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao
ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong toàn xã hội.
content:
Ngày 21/10/2024, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 806/KH-UBND về việc thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn tỉnh Nghệ An Tải về
Với mục tiêu ngăn chặn tình trạng giao xe cho những người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người tham gia giao thông, từ đó hình thành thói quen tự giác chấp hành quy định không giao hoặc để xe cho những người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông; giảm thiểu tai nạn giao thông, đặc biệt là những vụ tai nạn do học sinh gây ra, thông qua sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và đào tạo sẽ được triển khai nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi của cộng đồng.
Bên cạnh đó, kế hoạch sẽ tập trung vào việc truyền đạt thông điệp rõ ràng về quy định pháp luật, hậu quả của các hành vi vi phạm, trách nhiệm pháp lý và các giải pháp khắc phục. Nội dung này sẽ được phổ biến qua nhiều kênh khác nhau, như sử dụng phát thanh, truyền hình, báo chí và mạng xã hội để cung cấp thông tin rộng rãi đến cộng đồng; tổ chức các cuộc họp, hội nghị và buổi nói chuyện tại nhà trường và cộng đồng để tương tác trực tiếp với người dân. Nhà trường sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh và phụ huynh thông qua các buổi học an toàn giao thông, hoạt động ngoại khóa và các cuộc họp phụ huynh. Các trường học sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để quản lý phương tiện của học sinh. Đồng thời, các hộ dân xung quanh khu vực trường học cần cam kết không giữ xe cho học sinh chưa đủ tuổi theo quy định.
Điều kiện của người lái xe máy khi tham gia giao thông
“Điều 58:Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo đó, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Giao xe cho người không đủ điều kiện là gì?
Giao xe cho người không đủ điều kiện là việc chủ sở hữu của xe gắn máy, xe ô tô, xe cơ giới giao xe cho một người khác điều khiển mà họ đang không đủ điều kiện tham giao giao thông theo pháp luật quy định như sau: Không có bằng lái xe, chưa đủ tuổi, không đủ năng lực hành vi, đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh.
Hậu quả của việc giao xe cho người không đủ điều kiện?
Giao xe cho người không đủ điều kiện là một việc làm vô cùng nguy hiểm.
Người giao xe cho người không đủ điều kiện sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Giao xe cho người không đủ điều kiện thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
“Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
…
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
e) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
g) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
h) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
k) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.”
Giao xe cho người không đủ điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý như nào?
Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
Làm chết người;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Nếu hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm và chỉ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Ghi chú: Luật Giao thông đường bộ 2008 sẽ được thay thế Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Tải về